Trang chủ / Thư viện / Học tiếng Nhật theo chủ đề / 6 thành ngữ tiếng Nhật với Hán tự「一」hay được dùng
Học tiếng Nhật theo chủ đề

6 thành ngữ tiếng Nhật với Hán tự「一」hay được dùng

Thứ Tư, 03 Tháng Năm 2023
0/5 - (0 bình chọn)

Hán tự「一」hay được dùng chắc hẳn là một trong những hán tự dễ nhớ và quen thuộc nhất trong tiếng Nhật nhỉ! Nhưng cũng chính bởi thế nên có rất rất nhiều thành ngữ được gắn với hán tự này đấy! Cùng Kosei tìm hiểu một số thành ngữ tiếng Nhật siêu hay có chứ chữ NHẤT「一」này nhé!

「一」のことわざ

Thành ngữ với hán tự「一」

 

hán tự 「一」hay được dùng

 

  • [1] 一期一会 / Cả đời chỉ có một いちごいちえ

 

6 thành ngữ Nhật Bản với Hán tự「一」hay được dùng

 

Ý nghĩa

Câu thành ngữ chỉ một cơ hội hay một sự hạnh ngộ mà cả đời có thể chỉ có lần.

Nguồn gốc

Bắt nguồn từ một câu nói của Yamanoue Soji (山上宗二), một đệ tử của nghệ nhân trà đạo Sen no Rikyu (千利休) vào thời kì Aizuchi-Momoyama ( 1568 – 1600), ông này đã nói 「一期に一度の会」, ý rằng cả một đời người chỉ có thể thấy một lần duy nhất.

一期 là một thuật ngữ trong Phật giáo, chỉ toàn bộ khoản thời gian cuộc đời của một con người từ lúc sinh ra đến khi chết đi.

一会 ý nói đến một sự kiện quan trọng, rất khó có được mà có khả năng chỉ có thể được nhìn thấy một lần trong đời. Đây cũng là một khái niệm có mối liên hệ sâu sắc đến Phật giáo.

Ví dụ

「これも一期一会ですね。今日こうして知り合えたことを幸せに思います」

Đây đúng là cơ duyên cả đời có một! Hôm nay có thể cùng anh gặp gỡ thế này tôi rất lấy làm vinh hạnh!

  • [2] 一朝一夕 / Một sớm một chiều いっちょういっせき

 

6 thành ngữ Nhật Bản với Hán tự「一」hay được dùng

 

Ý nghĩa

Câu thành ngữ diễn tả một khoảng thời gian, thời hạn rất ngắn ngủi.

Nguồn gốc

Có nguồn gốc từ ‘’Kinh Dịch”, đa phần được dùng với hàm ý phủ nhận việc có thể thực hiện được việc gì đó trong một khoảng thời gian như thể bằng một buổi sáng và một buổi chiều.

Ví dụ

「この技術は一朝一夕に真似できるものではない」

Kĩ thuật này không phải một sớm một chiều mà học được đâu.

  • [3] 一日三秋 / Một ngày mà ngỡ ba thu

いちじつさんしゅう・いちにちさんしゅう

 

6 thành ngữ Nhật Bản với Hán tự「一」hay được dùng

 

Ý nghĩa

Câu thành ngữ diễn tả tâm trạng đặc biệt sốt ruột, mòn mỏi của một người đang chờ đợi một điều gì đó và khát khao, mong mỏi điều đó tới.

Nguồn gốc

Bắt nguồn từ một câu trong Kinh Thi, 「一日見ざれば三秋の如し (bản dịch tiếng Nhật), khoảng thời gian hai người không gặp nhau mới chỉ có 1 ngày, mà cảm giác như ba mùa thu đã trôi qua.

三秋 (さんしゅう/TAM-THU) ở đây là ý chỉ khoảng thời gian ba mùa thu đã trôi qua, tương ứng với 3 năm, ý nói phòng đại về thời gian, diễn tả cảm giác như là “một ngày không gặp nhau mà ngỡ như đã ba năm không gặp”.

Ví dụ

「彼が帰ってくるのを一日三秋の思いで待っている。」

Chờ đợi anh ấy quay về mà tôi thấy một ngày cứ ngỡ ba thu.

  • [4] 一を聞いて十を知る/ Học một biết mười いちをきいてじゅうをしる

 

6 thành ngữ Nhật Bản với Hán tự「一」hay được dùng

 

Ý nghĩa

Câu thành ngữ có hàm ý dùng để khen sự thông minh, nhanh trí của một người nào đó có khả năng chỉ từ một kiến thức cơ bản nào đó mà có thể tự lý giải ra nhiều điều nữa.

Nguốc gốc

Trong chương thứ 5 - "Công Dã Tràng" của sách [Luận ngữ], một môn sinh của Khổng Tử là Tử Cống, khi được thầy hỏi về một môn sinh khác là Nhan Hồi, đã khen ngợi: 「回や、一を聞いて以て十を知る。賜や、一を聞いて以て二を知る (bản dịch tiếng Nhật), ý nói Nhan Hồi nghe thầy giảng một điều thì có thể dùng trí tuệ của bản thân lí giải ra như thể đã nghe cả mười điều, còn Tử Cống tỏ ý khiêm nhường, tự nói bản thân nghe thầy giảng một cùng lắm chỉ tự suy luận ra được hai điều là cùng.

Ví dụ

「彼は幼い頃からとても聡明で、一を聞いて十を知るような子供だった」

Anh ấy từ nhỏ đã rất thông minh, là một đứa bé học một biết mười đó.

  • [5] 一所懸命・一生懸命 / Nỗ lực hết mình いっしょけんめい・いっしょうけんめい

 

6 thành ngữ Nhật Bản với Hán tự「一」hay được dùng

 

Ý nghĩa

Dốc hết tất cả sự nỗ lực để thực hiện một việc gì đó, như thể có thể đánh đổi cả tính mạng vào đó.

Nguồn gốc

Câu thành ngữ bắt nguồn từ quyết tâm bảo vệ vùng đất được quân vương ban cho làm lãnh địa của các chủ đất thời phong kiến.

Ví dụ

「このプロジェクトを成功させるため、一所懸命努力いたします」

Để dự án này có thể thành công, tôi nhất định sẽ cố gắng hết mình!

  • [6] 百聞は一見に如かず/ Trăm nghe không bằng một thấy ひゃくぶんはいっけんにしかず

 

6 thành ngữ Nhật Bản với Hán tự「一」hay được dùng

 

Ý nghĩa

Câu thành ngữ diễn tả một kinh nghiệm cuộc sống, ý nói dù có được nghe cả trăm điều về một đối tượng nào đó cũng không thực tế và khó tin hơn so việc tự chính mắt mình nhìn thấy vật, người đó.

Nguốc gốc

Có nguồn gốc từ tác phẩm [Hán Thư] của Trần Sung Quốc. Ở Trung Quốc, thời Hán Tuyên Đế muốn trấn áp cuộc nổi dậy phản loạn của tộc người du mục ở Tây Tạng, Trần Sung Quốc được vua hỏi về sách lược quan trọng cũng như việc dùng binh.

Trần Sung Quốc đã nói: 「遠く離れた場所で戦略は立てにくいので、自分が現地に行って実際に見たものを地図に描き、策略を申し上げたいのですが (bản dịch tiếng Nhật), ý rằng “Đối với những vùng đất xa xôi như thế thì việc lập ra một sách lược là hết sức khó khăn, cần phải tới tận nơi, nhìn tận mắt, tự tay vẽ bản đồ địa hình rồi mới có thể xây dựng sách lược hợp lý”.

Dù đã nghe tới bao nhiêu lần đi chăng nữa thì cũng không bằng một lần trực tiếp giáp mặt. Ý nói chuyện gì cũng đừng chỉ nghe qua người khác nói đã tin ngay, mà tự mặt nhìn thấy bằng mắt hẵng xác nhận đúng sai, phải trái.

Ví dụ

「婚約者は、才色兼備で本当に素晴らしい女性なんだ。百聞は一見にしかずだから、一度彼女に会ってみないか」

Vị hôn thê của tôi có vẻ như là một cô gái thực sự xuất chúng, tài sắc vẹn toàn. Trăm nghe không bằng một thấy, tôi cũng muốn được gặp một lần!

Cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei học thêm:

>>> 5 thành ngữ tiếng Nhật liên quan đến 首 (chiếc cổ) hay bạn nên biết

>>> Đề thi chính thức JLPT N2 tháng 12/2018

>>> Ngữ pháp tiếng Nhật N4 bài 49: Tôn kính ngữ

Để lại Đánh giá
Đánh giá*
Họ tên *
Email *
Bài viết mới
Chọn bài viết hiển thị