Trang chủ / Thư viện / Học tiếng Nhật theo chủ đề / BIẾT HẾT các Thành ngữ tiếng Nhật thông dụng về 逃げる」trong vài phút
Học tiếng Nhật theo chủ đề

BIẾT HẾT các Thành ngữ tiếng Nhật thông dụng về 逃げる」trong vài phút

Thứ Tư, 03 Tháng Năm 2023
0/5 - (0 bình chọn)

Thành ngữ tiếng Nhật thông dụng về「逃げる」- bỏ chạy, nghe chẳng ngầu chút nào nhỉ? Nhưng trong tiếng Nhật lại có nhiều câu thành ngữ "cổ vũ" hành động này đấy ^^ Cùng Kosei tìm hiểu ngay thôi!

逃げる」のことわざ

Thành ngữ với động từ「逃げる

 

thành ngữ tiếng nhật thông dụng về 逃げる」

 

 - ĐÀO

  • (が) 逃げる・にげる: chạy trốn, bỏ chạy
  • (を) 逃がす・にがす: để chạy thoát, để vuột mất/ thả, phóng thích
  • (が) 逃すのがす: bỏ lỡ

[1] 三十六計逃げるに如かず /  Ba mươi sáu kế, chuồn là thượng sách さんじゅうろっけいにげるにしかず

 

thành ngữ tiếng nhật thông dụng

 

 

  • 三十六計 (Tam-Thập-Lục-Kế) : 36 kế
  • 如く(Như): như, sánh bằng, ngang bằng

Ý nghĩa

Trong tình thế nguy cấp, bất lợi, dù có tới 36 kế sách khác nhau, hoặc thậm chí là nhiều hơn để lựa chọn thì chạy trốn để bảo toàn tính mạng trước mới là kế sách hàng đầu.

Nguồn gốc

 [Ba mươi sáu kế - Tam thập lục sách]  là một bộ sách tập hợp 36 sách lược quân sự của Trung Quốc cổ đại.

Sau đó, trong bộ sách sử [Nam Tề Thư] viết bởi Tiêu Tử Hiền, đã có câu “壇公の三十六策、走ぐるは是れ上計なり” (nguyên gốc tiếng Trung Quốc), cũng chính là nguyên gốc của 三十六計逃げるに如かず.

[2] 逃げるが勝ち /  Chạy trước mới là chiến thắng. にげるがかち

 

thành ngữ tiếng nhật thông dụng

 

  • 勝ち (Thắng) : thắng lợi, chiến thắng

Ý nghĩa

Thay vì bất chấp lao vào một trận chiến vô ích, mất nhiều hơn được, thì thà rằng chạy đi trước thì lợi ích và thắng lợi về sau sẽ còn lớn hơn.

Nguồn gốc

Không rõ nguồn gốc từ đâu, nhưng ngày nay 逃げるが勝ち được sử dụng khá phổ biến.

Về ý nghĩa thì khá tương đồng với 三十六計逃げるに如かず nên cũng có thể coi như một cách nói thay thế ngắn hơn cho thành ngữ trên.

[3逃した魚は大きい /  Con cá lọt lưới lúc nào trông cũng to

にがしたさかなはおおきい・にがしたうおうおおきい

 

thành ngữ tiếng nhật thông dụng

 

Ý nghĩa

Diễn tả trạng thái của một người khi để một con cá lọt khỏi chiếc lưới của mình, dù con cá chỉ nhỏ xíu nhưng vì từng có được mà lại để vuột mất, nên cảm giác “tiếc nuối và xót xa” của người này khiến cho anh ta cảm thấy con cá to hơn gấp nhiều lần.

Nhưng đương nhiên, thành ngữ này muốn nói đến không chỉ về việc câu cá và mất cá của một người, mà hàm ý muốn diễn tả tâm lý chung của mỗi người, khi bị mất đi một thứ gì đó thì thường quan trọng hóa, làm quá vấn đề lên và để những cảm xúc tiêu cực lấn át.

Cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei học thêm:

>>> 6 thành ngữ tiếng Nhật với Hán tự「一」hay được dùng

>>> Đề thi chính thức JLPT N2 tháng 12/2018

>>> Ngữ pháp tiếng Nhật N4 bài 49: Tôn kính ngữ

Để lại Đánh giá
Đánh giá*
Họ tên *
Email *
Bài viết mới
Chọn bài viết hiển thị