Trang chủ / Chia sẻ / Hướng dẫn chi tiết cách điền hồ sơ JLPT
Chia sẻ

Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Điền Hồ Sơ JLPT

Thứ Tư, 03 Tháng Năm 2023
0/5 - (0 bình chọn)

Hướng dẫn không thể chi tiết hơn về cách điền hồ sơ JLPT cho các sĩ tử đây!! Cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei đọc thật kĩ cách viết hồ sơ JLPT và điền thật nắn nót nhé!

Hướng dẫn cách điền hồ sơ JLPT

hướng dẫn chi tiết cách điền hồ sơ JLPT, điền hồ sơ thi JLPT, hồ sơ JLPT, cách viết hồ sơ jlpt

Lưu ý 1: trước khi điền hồ sơ:

- Chỉ có 1 form hồ sơ duy nhất cho tất cả các cấp độ JLPT.

- Mỗi đợt thi có mẫu hồ sơ riêng, không thể dùng lại hồ sơ từ các đợt thi trước. Mỗi bộ hồ sơ sẽ gồm 3 tờ phiếu điền thông tin (A, B và C). Bạn cần điền phiếu A bằng bút bi, viết đậm nét vì các từ B và C sẽ được in trực tiếp từ phiếu A xuống khi bạn viết.

- Trên form hồ sơ này có các chỗ trống có đánh số thứ tự từ 1-32 là các vị trí các bạn cần điền thông tin vào. Không điền thông tin vào các vị trí khác.

- Hướng dẫn chi tiết về các quy trình đăng kí, dự thi và nhận kết quả kì thi JLPT (bằng tiếng Anh và tiếng Nhật) được ghi trong sổ tay bán kèm với mỗi bộ hồ sơ đăng kí thi, ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo các thông tin đó trên trang website: https://www.jlpt.jp/e/index.html

* Lưu ý trong khi điền hồ sơ:

- Dùng bút bi để viết hồ sơ, khi viết ấn mạnh tay để thông tin in xuống các tờ bên dưới (hồ sơ gồm 5 tờ liền nhau, thí sinh chỉ cần điền thông tin vào tờ trên cùng, thông tin sẽ tự in xuống các tờ sau).

- Khi viết hồ sơ các bạn lưu ý cách viết số theo mẫu của Nhật (trên tờ hướng dẫn điền đã ghi rõ. đặc biệt chú ý số 1, 2, 7).

- Khi viết tên các bạn chú ý các chữ cái phải rõ ràng (đã có ảnh đính kèm những mẫu chữ hợp lệ và ko hợp lệ).

- Trên hồ sơ có đánh số thứ tự các mục cần điền, ở tờ hướng dẫn bằng tiếng việt mình cũng đã đánh số rõ ràng theo các mục ở hồ sơ, các bạn điền theo các mục để tránh thiếu xót.

- Ở mục 8 của hồ sơ phần địa chỉ, các bạn có thể ghi nguyên quán theo chứng minh thư hoặc địa chỉ thường trú đều được.

- Để xem được kết quả ol khi có điểm các bạn bắt buộc phải điền vào mục 6 ở hồ sơ. Mục này gồm 8 số do các bạn tự đặt để làm pass của mình, lưu ý ko dùng chữ cái. Theo mình các bạn nên để ngày tháng năm sinh cho dễ nhớ, vì từ khi nộp hồ sơ tới khi có kết quả khá lâu, nhiều trường hợp các bạn quên mất.

- Khi dán ảnh các bạn dùng hồ nước để tránh tình trạng dán hồ khô hoặc băng dính 2 mặt để lâu ảnh sẽ bong ra…

hướng dẫn chi tiết cách điền hồ sơ JLPT, điền hổ sơ thi JLPT, hồ sơ JLPT
hướng dẫn chi tiết cách điền hồ sơ JLPT, điền hồ sơ thi JLPT, hồ sơ JLPT, cách viết hồ sơ jlpt

* Đây là toàn cảnh tờ phiếu A mà các bạn sẽ phải điền đây ạ ^^ Phiếu B và phiếu C cũng sẽ tương tự như thế này nha!

Tham khảo thêm một số bài viết:

>>> THÔNG BÁO VỀ KỲ THI JLPT THÁNG 7/2024!!!!

>>> ĐỀ THI JLPT CHÍNH THỨC N5 - N1 THÁNG 07/2023 (THAM KHẢO)

Cuối cùng là hãy hít thở sâu, bình tĩnh điền từng thông tin theo hướng dẫn dưới đây nhé!

1. Test Level: Cấp độ bài thi, ở ô này đã in sẵn chữ N, bạn cần điền thêm chữ số từ 1-5 dựa vào cấp độ bạn tham gia thi.

2. Test site: Thành phố nơi bạn tham gia dự kì thi (vd: Hà Nội).

3. Name: Họ tên đầy đủ của thí sinh, bạn cần viết đầy đủ cả họ và tên mình bằng chữ in hoa, không dấu, mỗi ô trống chỉ ghi một chữ cái, giữa mỗi từ cần cách ra một ô trống.  

hướng dẫn chi tiết cách điền hồ sơ JLPT, điền hồ sơ thi JLPT, hồ sơ JLPT, cách viết hồ sơ jlpt

* Lưu ý cách viết các chữ cái in hoa, mỗi ô trống chỉ viết 1 chữ cái duy nhất

hướng dẫn chi tiết cách điền hồ sơ JLPT, điền hồ sơ thi JLPT, hồ sơ JLPT, cách viết hồ sơ jlpt

* Ví dụ về cách viết tên Đúng (dòng trên cùng) và các cách viết tên Sai (Dòng 2: sai vì giữa các từ không cách 1 ô trống; Dòng 3: sai vì để trống 1 ô dầu tiên)

4. Gender: Giới tính, bạn cần tích (✓) vào chỉ 1 trong 2 hai ô Male (Nam) hoặc Female (Nữ).

5. Date of Birth: Ngày, tháng, năm sinh, bạn cần điền các thông tin gồm Year (Năm sinh), Month (Tháng sinh) và Day (Ngày sinh) bằng các chữ số, mỗi ô trống chỉ ghi 1 chữ số. Chú ý, các thông tin đều cần được ghi đủ chữ số, ví dụ bạn sinh tháng 2, bạn cần điền 0-2.  

hướng dẫn chi tiết cách điền hồ sơ JLPT, điền hồ sơ thi JLPT, hồ sơ JLPT, cách viết hồ sơ jlpt

6. 8-digit passcode (numbers only) for Only Test Results Announcement: mật khẩu 8 chữ số để tra kết qua bài thi qua mạng, ở đây, bạn cần điền một dãy gồm 8 chữ số, do bạn tự nghĩ và cần ghi nhớ, hoặc lưu giữ lại để phục vụ cho việc tra kết quả bài thi JLPT sau này.

hướng dẫn chi tiết cách điền hồ sơ JLPT, điền hồ sơ thi JLPT, hồ sơ JLPT, cách viết hồ sơ jlpt

7. Native Language: quốc ngữ, ở đây bạn cần ghi mã số của ngôn ngữ của mình được quy định tại bảng Native Language Codes (Mã ngôn ngữ mẹ đẻ) ở trang 24 cuốn sổ tay hướng dẫn bán kèm theo hồ sơ. Mã số của tiếng Việt là: 142.  

8. Address: địa chỉ, bạn cần điền địa chỉ nơi bạn muốn nhận thư thẻ dự thi. Trong đó, Street/Suburd (Tên đường), City/State (Thành phố/Tỉnh), Country/Area (Quốc gia/Vùng lãnh thổ), Postal Code (Mã Bưu Điện), Telephone No. (Số điện thoại), E-mail (Địa chỉ hộp thư điện tử).

9. Institution where you are studying (or studied) Japanese-Language: cơ sở giáo dục nơi bạn đang hoặc đã từng học tiếng Nhật, thông tin này không bắt buộc, bạn có thể ghi hoặc không ghi.

Trong các câu hỏi từ 10-13, bạn cần đọc và chọn 1 nội dung thích hợp trong các lựa chọn từ 1-6 ở mỗi câu hỏi để điền vào chỗ trống.  

10. Place where you are learning Japanese, chọn số thích hợp từ 1-6 trong các lựa chọn dưới đây phù hợp với miêu tả về nơi bạn đang học tiếng Nhật, để điền vào ô trống:

(1) Hiện tại, bạn đang học tiếng Nhật ở trường Tiểu học (cấp 1).

(2) Hiện tại, bạn đang học tiếng Nhật ở trường Trung học cơ sở (cấp 2) hoặc Trung học phổ thông (cấp 3).

(3) Hiện tại, bạn đang học chuyên về tiếng Nhật ở trường Đại học hoặc sau Đại học.

(4) Hiện tại, bạn đang học tiếng Nhật ở trường Đại học hoặc sau đại học, nhưng không chuyên.

(5) Hiện tại, bạn đang học tiếng Nhật tại các cơ sở giảng dạy tiếng Nhật khác (ví dụ: các trung tâm Tiếng Nhật).

(6) Hiện tại, bạn không theo học tại các cơ sở giảng dạy tiếng Nhật liệt kê ở trên. 

11. Reason for taking this exam, điền vào ô trống chữ số từ 1-8 tương ứng với các lựa chọn dưới đây miêu tả tốt nhất về lí do bạn tham dự kì thi này,

(1) Chứng chỉ JLPT cần thiết cho việc thi tuyển vào đại học ở nước bạn (Việt Nam).

(2) Chứng chỉ JLPT cần thiết cho việc thi tuyển vào đại học ở Nhật Bản.

(3) Chứng chỉ JLPT cần thiết cho việc thi tuyển hoặc để chứng minh năng lực của bạn với để đáp ứng các cơ sở giáo dục khác tại Việt Nam.

(4) Chứng chỉ JLPT cần thiết cho việc thi tuyển hoặc để chứng minh năng lực của bạn với để đáp ứng các cơ sở giáo dục khác tại Nhật Bản.

(5) Chứng chỉ JLPT cần thiết trong công việc, cần có khi đi xin việc hoặc để tối ưu chế độ lương hoặc chế độ thăng tiến tại doanh nghiệp ở Việt Nam.

(6) Chứng chỉ JLPT cần thiết trong công việc, cần có khi đi xin việc hoặc để tối ưu chế độ lương hoặc chế độ thăng tiến tại doanh nghiệp ở Nhật Bản.

(7) Để đánh giá năng lực tiếng Nhật của bản thân, nằm ngoài các lí do nói trên.

(8) Các lí do khác.

12. Occupation, nghề nghiệp, điền vào ô trống chữ số từ 1-6 tương ứng với các lựa chọn dưới đây miêu tả tốt nhất về nghề nghiệp của bạn:

(1) Học sinh Tiểu học (cấp 1).

(2) Học sinh Trung học cơ sở (cấp 2) hoặc Trung học phổ thông (cấp 3).

(3) Sinh viên đại học hoặc sau đại học (đã tốt nghiệp đại học).

(4) Học viên tại các cơ sở giáo dục khác (ví dụ như học viên tại trung tâm tiếng Nhật).

(5) Công nhân, viên chức, người đi làm (bắt buộc trả lời câu 13).

(6) Khác.

13. Chỉ trả lời khi bạn lựa chọn số (5) của câu 12, khi đó bạn cần điền vào ô trống chữ số từ 1-6 tương ứng với các lựa chọn phù hợp nhất:

(1) Sử dụng tiếng Nhật khi làm công việc giáo viên giảng dạy tại một cơ sở giáo dục.

(2) Sử dụng tiếng Nhật khi làm công việc công chức, nhân viên xã hội.

(3) Sử dụng tiếng Nhật khi làm công việc nhân viên doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực như sản xuất, xây dựng, truyền thông hoặc công nghệ thông tin.

(4) Sử dụng tiếng Nhật khi làm công việc nhân viên doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực như dịch vụ, du lịch, khách sạn.

(6) Sử dụng tiếng Nhật trong các công việc khác nằm ngoài 1~4.

(7) Không sử dụng tiếng Nhật trong công việc. 

14. Media via which you come into contact with Japanese language, có các lựa chọn từ 1-9 về phương tiện truyền thông mà thông qua đó bạn được nghe hoặc đọc về tiếng Nhật bên ngoài các lớp học. Khoanh tròn vào số tương ứng với lựa chọn của bạn, có thể có nhiều câu trả lời:

(1) Chương trình thời sự, phóng sự.

(2) Phim ảnh (không bao gồm phim hoạt hình).

(3) Phim hoạt hình (anime).

(4) Báo, tạp chí.

(5) Sách (không bao gồm sách giáo khoa, giáo trình).

(6) Truyện tranh (manga).

(7) Các Website, kí sự.

(8) Các nguồn khác.

(9) Không có sự tiếp xúc, tương tác với tiếng Nhật ngoài lớp học.

Trong các câu hỏi 15-19, bạn cần cung cấp thông tin về những người bạn thường tương tác bằng tiếng Nhật cùng, bạn có thể khoanh vào tất cả các lựa chọn phù hợp.  

15. With a teacher, với giáo viên:

(1) Nói chuyện với giáo viên bằng tiếng Nhật.

(2) Nghe giáo viên giảng bài bằng tiếng Nhật.

(3) Đọc những gì giáo viên viết bằng tiếng Nhật.

(4) Viết bằng tiếng Nhật cho giáo viên.

(5) Không cái nào trong các lựa chọn trên.

16. With friends, với bạn bè:

(1) Nói chuyện với bạn bề bằng tiếng Nhật.

(2) Nghe bạn bè nói bằng tiếng Nhật.

(3) Đọc những gì bạn bè viết bằng tiếng Nhật.

(4) Viết bằng tiếng Nhật cho bạn bè.

(5) Không cái nào trong các lựa chọn trên.  

17. With family, với gia đình:

(1) Nói chuyện với gia đình bằng tiếng Nhật.

(2) Nghe gia đình nói bằng tiếng Nhật.

(3) Đọc những gì gia đình viết bằng tiếng Nhật.

(4) Viết bằng tiếng Nhật cho gia đình.

(5) Không cái nào trong các lựa chọn trên. 

18. With a supervisor, với cấp trên:

(1) Nói chuyện với cấp trên bằng tiếng Nhật.

(2) Nghe cấp trên nói bằng tiếng Nhật.

(3) Đọc những gì cấp trên viết bằng tiếng Nhật.

(4) Viết bằng tiếng Nhật cho cấp trên.

(5) Không cái nào trong các lựa chọn trên.

19. With colleagues, với đồng nghiệp:

(1) Nói chuyện với đồng nghiệp bằng tiếng Nhật.

(2) Nghe đồng nghiệp nói bằng tiếng Nhật.

(3) Đọc nhừng gì đồng nghiệp viết bằng tiếng Nhật.

(4) Viết bằng tiếng Nhật cho đồng nghiệp.

(5) Không cái nào trong các lựa chọn trên.

20. With customers, với khách hàng:

(1) Nói chuyện với khách hàng bằng tiếng Nhật.

(2) Nghe khách hàng nói bằng tiếng Nhật.

(3) Đọc nhừng gì khách hàng viết bằng tiếng Nhật.

(4) Viết bằng tiếng Nhật cho khách hàng.

(5) Không cái nào trong các lựa chọn trên.

Trong các câu hỏi từ 21-25, bạn cần cung cấp thông tin về số lần tham gia dự thi JLPT. (Viết bằng số vào ô trống). Nếu bạn chưa từng tham dự kì thi JLPT hoặc không nhớ rõ, hãy bỏ trống câu hỏi này. Nếu số lần dự thi của bạn nhiều hơn hoặc bằng 9 lần (cho một cấp độ thi), bạn chỉ cần ghi số 9 vào ô thích hợp.

Còn trong các câu hỏi từ 26-30, bạn cần cho biết kết quả của lần thi gần nhất tại trong mỗi cấp độ. Trong đó bạn cần khoanh tròn, (1) Pass: Đỗ hoặc (2) Fail: Trượt.

Tin tham khảo:

>>> [LƯU Ý] NÊN VÀ KHÔNG NÊN LÀM GÌ KHI ĐI THI JLPT?

>>> BÍ QUYẾT LÀM BÀI ĐỤC LỖ (ĐIỀN TỪ VÀO CHỖ TRỐNG) LUYỆN THI JLPT N3 - N2

31. Photos, ảnh, số lượng yêu cầu : 2 ảnh (bạn nên chuẩn bị dư ra đề phòng viết sai hoặc ảnh bị gập, hỏng nha).

* Ảnh chụp cần đáp ứng yêu cầu sau:

  • Chiều dài: 3-4cm, chiều rộng: 3cm.

  • Ảnh được chụp trong vòng 6 tháng trở lại đây.

  • Ghi họ và tên, ngày tháng năm sinh phía sau ảnh.

  • Ảnh có thể đen trắng hoặc có màu.

  • Ảnh cần được chụp bằng máy ảnh kĩ thuật số, và cần đảm bảo được in bằng giấy in ảnh (photographic paper).

  • Ảnh không có viền.

* Ảnh chụp sẽ không được chấp nhận khi:

  • Ảnh có kích thước lớn hơn hoặc nhỏ hơn 3~4cm x 3 cm.

  • Chụp trên phông nền tối.

  • Chất lượng ảnh kém, mờ, nhòe.

  • Ảnh chụp khi thí sinh đang nhắm mắt.

  • Ảnh chụp khi thí sinh đang đội mũ.

  • Ảnh chụp khi thí sinh đang đeo kính râm.

  • Bàn tay của thí sinh xuất hiện trong ảnh.

  • Ảnh chụp chung với người khác.

  • Tỉ lệ gương mặt thí sinh quá to hoặc quá nhỏ so với kích thước ảnh.

  • Bản sao in màu trên giấy thường của ảnh (chứ không phải ảnh thật).

  • Ảnh in trên giấy thường.

32. Signature, chữ kí, ở mục này, bạn cần viết chữ kí (Signature) cũng như ngày viết hồ sơ (Date) vào các chỗ trống tương ứng. Trong trường hợp một thí sinh dự thi gặp khó khăn trong việc kí tên (ví dụ như trẻ em, người khuyết tật) thì người đại diện có thể thay mặt thí sinh đó kí tên ở đây.  

33. Mailing Address, địa chỉ nhận thư (không tự ý xé theo đường cắt sẵn) ở đây bạn cần viết chính xác và rõ ràng các thông tin được viết bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt về địa chỉ mà bạn muốn nhận được giấy thông báo dự thi cũng như kết quả thi tại đó. Trong đó:

  • Trong mục Name (Họ và tên), khoang tròn vào ô Mr. nếu bạn là Nam, hoặc cạnh ô (Ms.) nếu bạn là Nữ và viết họ tên đầy đủ (bằng chữ in hoa) bên cạnh ô tương ứng.

  • Trong mục Address (Địa chỉ), ghi địa chỉ của bạn vào phần trống phía trên rồi điền các thông tin phía dưới gồm Postal Code (Mã bưu điện), Country/Area (Quốc gia/ Vùng lãnh thổ), Tel (Số điện thoại).

hướng dẫn chi tiết cách điền hồ sơ JLPT, điền hồ sơ thi JLPT, hồ sơ JLPT, cách viết hồ sơ jlpt

Lưu ý 2: Trong nhiều trường hợp, giấy báo dự thi hoặc kết quả thi sẽ không được chuyển đến địa chỉ của bạn, mà được chuyển thẳng tới địa điểm dự thi. Nhiều bạn sẽ lo lắng khi không nhận được giấy báo thi về nhà, khi đó bạn nhớ kiểm tra số báo danh, địa điểm, thời gian phòng thi của mình qua các danh sách trên mạng. Đến ngày thi, bạn cần mang theo chứng minh thư thay cho giấy thông báo dự thi là được.

Lưu ý 3: Ở phần đầu trang, cạnh chữ cái in hoa (A) hoặc (B) sẽ có một ô vuông với chú thích Request Special Testing Accomodations, bạn chỉ tích vào ô này trong trường hợp thí sinh có các khuyết tật hoặc chấn thương vật lý, cần yêu cầu các thiết bị đặc biệt khi tham gia làm bài thi.

Các gợi ý nho nhỏ cho bạn nè!

  • Nếu lỡ viết sai bằng bút mực rồi, trong trường hợp 1, 2 lỗi nhỏ thì bạn có thể sửa đi cho đẹp nếu có thể. Còn trong trường hợp viết sai nhiều quá, thì một hồ sơ mới chỉ có 30.000đ thôi nhé.

  • Gợi ý là các bạn nên điền form ngay tại nơi nộp hồ sơ vì ở đó thường có các mẫu điền sẵn, đồng thời bạn có thể hỏi ý kiến người phụ trách hồ sơ xem mình điền như vậy có hợp lệ không nhé!

Trên đây là hướng dẫn chi tiết cách điền hồ sơ JLPT mà Kosei biên soạn. Hi vọng, bài viết đã mang lại nhiều thông tin bổ ích đến cho các bạn đọc!

Tham khảo cách tra điểm JLPT tại đây cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei nhé:

>>> Hướng dẫn Cách tra điểm JLPT 2023

>>> BÍ KÍP LUYỆN THI JLPT TRONG GIAI ĐOẠN NƯỚC RÚT

>>> CẤU TRÚC ĐỀ THI JLPT N5 - N1 VÀ CÁCH TÍNH ĐIỂM

>>> LUYỆN THI JLPT: MẸO LÀM BÀI ĐỌC HIỂU TRONG BÀI THI JLPT

Để lại Đánh giá
Đánh giá*
Họ tên *
Email *
Bài viết mới
Chọn bài viết hiển thị