Trang chủ / Chia sẻ / LƯU NGAY chia các thể tiếng Nhật CHI TIẾT NHẤT
Chia sẻ

LƯU NGAY chia các thể tiếng Nhật CHI TIẾT NHẤT

Thứ Tư, 03 Tháng Năm 2023
0/5 - (0 bình chọn)

Các thể tiếng Nhật chi tiết và cách chia các thể tiếng Nhật là một trong những kiến thức đầu tiên mà dân học tiếng Nhật nào cũng phải ghi nhớ! Dù đã học lâu năm hay mới bắt đầu làm quen với tiếng Nhật, thì bạn đã hiểu rõ các thể tiếng Nhật và các dạng của nó chưa? Hãy cùng Kosei thống kê lại toàn bộ nhé!

TỔNG HỢP CÁCH CHIA CÁC THỂ TIẾNG NHẬT ĐẦY ĐỦ NHẤT

 

1. Thế nào là “thể”

Nếu trong tiếng Anh ta có “thì” là tên chỉ sự chia động từ theo thời gian như thì quá khứ, thì hiện tại, thì tương lai… Thì trong tiếng Nhật “Thể” là tên gọi chỉ nhóm động từ được chia theo quy tắc nhất định và có mang ý nghĩa và cách dùng khác nhau.

Các động từ một dựa vào quy tắc của thể mà có sự biến đổi nhất định và kèm theo đó là sự khác biệt về ý nghĩa của động từ 

Tuy nhiên, cũng có “thể” mang tính chất dùng để nối từ với từ làm cho câu văn thêm ý nghĩa và mạch lạc hơn.

Ngoài ra, có một “thể” không chỉ áp dụng cho động từ mà còn biến đổi Tính từ và danh từ nữa. Ví dụ như thể điều kiện chẳng hạn.

Còn một điểm đặc biệt nữa là động từ trong tiếng nhật về cơ bản được chia làm 3 nhóm và với mỗi nhóm sẽ có quy tắc chia theo thể cũng khác nhau. Tất nhiên, cũng có một số trường hợp các động từ nhìn giống động từ nhóm này nhưng thực ra lại xếp vào nhóm động từ khác (sẽ thấy rõ được điều đó trong phần chia món động từ sẽ nhắc ở dưới đây)

Nói tóm lại thì “thể” là cách gọi của việc chia động từ (hoặc tính từ, danh từ) theo quy tắc làm phong phú ý nghĩa câu văn. Vì vậy, mỗi người học tiếng Nhật cần nhớ kỹ các thể và quy tắc thì mới có thể nói, viết những câu văn tiếng Nhật hoàn chỉnh được.

 

2. Tại sao phải chia động từ theo thể?

Không chỉ nói đến tiếng Nhật mà bất kỳ ngoại ngữ nào thì ngôn ngữ là để nói lên những suy nghĩ, mong muốn của con người. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi cho rằng ngôn ngữ là một thứ cực kỳ phức tạp. Nhất là ngôn ngữ không đơn thuần là được diễn đạt những ý nghĩa đơn điệu, mà trong đó còn kèm cả tình cảm, suy nghĩ của người nói được ẩn sâu trong đó. 

Mỗi một ngôn ngữ đều sống trong văn hóa, xã hội của riêng mình vì thế ngôn ngữ mang nặng đặc điểm của văn hóa đó. Riêng tiếng Nhật là ngôn ngữ thuộc nền văn hóa “khép kín” (trước thời Minh trị) theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng (Bởi lãnh thổ quần đảo ít có điều kiện giao tiếp với bên ngoài). Cũng chính vì thế mà giao tiếp giữa mọi người với nhau có thể dễ dàng hiểu nhau hơn chăng. Chẳng hạn có những đoạn hội thoại, bạn chỉ cần nói nửa câu thôi người nghe đã hiểu rồi. Hay chỉ với một từ, nếu nói theo từ thể sẽ mang sắc thái hoàn toàn khác nhau và qua đó phần nào cũng hiểu được cảm xúc của người nói.

Vì những suy nghĩ phức tạp mà con người muốn truyền tải một cách ngắn gọn nhất, mà “thể” được tạo ra để đáp ứng điều đó. Có các động từ chia theo thể, câu văn trở lên ngắn gọn hơn, mang nhiều hàm nghĩa hơn và người sử dụng có thể biểu đạt cảm xúc, suy nghĩ của mình qua từng câu chữ nói ra.

Bạn đã thấy tầm quan trọng của việc chia động từ theo “thể” và cần phải sử dụng chính xác chưa? 

 

>>> Bạn muốn học N4, hãy tham gia khoá học tại đây: Khoá học tiếng Nhật N4

 

3. Các nhóm động từ trong tiếng Nhật

Không giống với tiếng Anh hay tiếng Việt không có xếp loại động từ theo nhóm chuẩn quy tắc. Chỉ có xếp loại động từ sau khi đã chia theo thì mà thôi. Tiếng Nhật thì còn khó hơn hơn nhiều nhé!

Trong tiếng Nhật động từ được chia làm 3 nhóm chính là Nhóm I, nhóm II và nhóm III

 

3.1: Nhóm động từ I trong tiếng Nhật

Bao gồm những động từ có vần ngay trước ます là い. Hoặc là động từ ở dạng ngắn có vần う

Ví dụ: いく・いきます、あそぶ・あそびまし、飲む・のみます、知る・知ります

 

3.2: Nhóm động từ II trong tiếng Nhật

Là những động có vần え ngay trước ます hoặc trước る 

Ví dụ: 食べる・食べます、上げる・あげます、寝る・寝ます...

Tuy nhiên, trong nhóm này cũng có những trường hợp đặc biệt. Những động từ không thuộc quy tắc của nhóm II. Để ghi nhớ được nhóm từ đặc biệt này, không còn gì khác việc học thuộc chúng và cố gắng sử dụng nhiều để nhớ lâu

1. おきます: thức

2. みます: nhìn

3. できます: có thể

4. 着ます: mặc

5. 足ります: đủ

6. 借ります: mượn

7. います: có

8. 浴びます: tắm

9. 降ります: xuống

 

3.3: Nhóm động từ III trong tiếng Nhật

Là nhóm đơn giản nhất. Chỉ có 2 động từ là 

する・します

くる・きます

Những động từ là sự kết hợp giữa danh từ và します cũng được xếp vào Nhóm III

Việc chia nhóm động từ này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng giúp bạn dễ dàng học tập và ghi nhớ các “thể” hơn. Nói không ngoa rằng, nếu bạn không nhớ được các nhóm động từ thì có học bao lâu cũng chẳng nhớ được được “thể” đâu.

 

4: Các thể trong tiếng Nhật 

Trong 50 bài của giáo trình Mina - bộ giáo trình cơ bản dành cho người mới bắt đầu, đều đã nhắc đến toàn bộ các thể trong tiếng Nhật. Điều này cũng là minh chứng cho thấy được rằng “thể” là một kiến thức nền tảng cơ bản mà bất kỳ ai muốn học tiếng Nhật cũng phải ghi nhớ chúng.

 

4.1: Thể ます

Bắt đầu với thể lịch sự hãy còn gọi là thể “ます” được sử dụng rất phổ biến trong giao tiếp hằng ngày. Có thể đảm bảo 90% các mẫu hội thoại giao tiếp hằng ngày đều dùng “thể” này.

Thể ます là tất cả các động từ đều có đuôi là ます.

Thể này không có quy tắc gì đặc biệt. Tuy nhiên, người học cần nhớ thật kỹ bởi đây là điểm gốc để làm dấu cho các thể tiếp theo. Từ động từ thể ますsẽ tuân theo quy tắc của từng thể mà ra được động từ cần thiết. 

Tuy nhiên, khi học thể ます cũng đừng quá lo lắng. Bởi người học sẽ thường xuyên nghe, nói, đọc và viết với thể này, nên sẽ hình thành phản xạ rất nhanh giúp bạn ghi nhớ chúng dễ dàng hơn rất nhiều.

 

các thể tiếng Nhật

 

4.2: Thể từ điển- thể る

Thể từ điển hay còn được cho là thể rút ngắn của ます. Đối với từng nhóm động từ sẽ có công thức rút ngắn theo quy tắc. 

Thể từ điển cũng thường hay được sử dụng trong giao tiếp hằng ngày, nhưng thường là với bạn bè hoặc là người thân trong gia đình. Nhưng nói sao thì thể る cũng là kiến thức căn bản cần phải ghi nhớ đầu tiên.

Với động từ nhóm I, các âm cuối là vần い sẽ được chuyển sang là thành vần う và bỏ ます.

Với động từ nhóm II, chỉ cần thay ます thành る là được

Nhóm III là trường hợp đặc biệt, tuy nhiên chỉ có 2 động từ nên cũng dễ nhớ là 

Đối với các trường hợp đặc biệt thì bạn cứ theo quy tắc chia của theo đúng nhóm động từ mà từ đó được xếp loại là đúng.

 

các thể tiếng Nhật

 

>>>Tham khảo khoá học tiếng Nhật N3 ngay tại đây

4.3: Thể phủ định - thể ない

Bất cứ một ngôn ngữ nào đều có sự xoay quanh các câu nói Khẳng định, phủ định. Và tiếng Nhật cũng không ngoại lệ. Trong những bài đầu tiên, chúng ta có được học:

- Thể khẳng định là Vます

- Thể phủ định là Vません

Còn thể ない chính là thể làm rút ngắn thể phủ định

Ví dụ: 飲みません - 飲まない  không uống

着ません - 着ない không mặc

Cách chia:

Nhóm I: Những động từ có âm い đứng trước ます sẽ chuyển thành âm わ, bỏ ます rồi thêm ない

Ví dụ: すいます - すわない không hút

買います - 買わない khống mua

Còn lại, những động từ có vần “い” trước ます sẽ đổi sang vần “あ”, bỏ ます rồi thêm ない

Ví dụ: 歩きます - 歩かない không đi bộ

泳ぎます - 泳がない không bơi

Nhóm II: Tất cả các động từ thuộc nhóm II, kể cả trường hợp đặc biệt thì chỉ cần bỏ ます rồi thêm ない là được

Ví dụ: おきます - おきない không thức

みます - みない không nhìn

Nhóm III: Với 2 động từ trong nhóm này không có quy tắc nhất định nên cần học thuộc

Động từ します và các động từ có thành phần します thì bỏ ます rồi thêm ない 

Với động từ きます sẽ thành こない

Từ những kiến thức trên ta có tổng hợp 2 bảng sau:

 

các thể tiếng Nhật

 

4.4:Thể て

Khác với thể ます có kết thúc câu là ます, hay thể từ điển có kết thúc câu là âm う. Thể て có  kết thúc câu bằng て luôn đó. Như vậy, thì người học rất dễ dàng nhận ra được động từ đang chia thể nào đó.

Tuy nhiên, khác với cách dùng của 2 thể trên. Cách thể hiện thể て rất đa dạng và phong phú tạo nên rất nhiều mẫu ngữ pháp khác nhau, thể hiện nhiều ngữ nghĩa và câu văn khác nhau. Đây cũng chính là đặc điểm thú vị của ngôn ngữ Nhật “giàu có”

Vてもらいます

Vてください

Vてさしあげます

。。。

Cách chia động từ thể て có thể tóm tắt lại thành công thức như sau nhé!

Nhóm I: Trong nhóm này lại có cách chia khác nhau tùy thuộc vào âm cuối của động từ

Với động từ thể ます có き ở cuối câu sẽ được đổi thành いて

Ví dụ: みがきます - みがいて

Với động từ thể ます có ぎ cuối câu sẽ được đổi thành いで

Ví dụ: いそぎます - いぞいで 

Với động từ thể ます có み, び, に ở cuối câu thì sẽ đổi thành んで

Ví dụ: 死にします - 死んで、とびます - とんで

Đối với động từ thể ます có い、ち、り ở cuối câu sẽ được đổi thành って

Ví dụ: たちます - たって、言います - 言って、取ります - 取って

Còn với động từ có し thì chỉ cần bỏ ます thêm て nữa là động từ đã được thay đổi cả về hình thức và ý nghĩa.

Ví dụ: 話します - 話して、出します - 出して

Đối với trường hợp đặc biệt trong Nhóm I cũng có cách chia được quy định là:

いきます bằng いって(đi)

Chỉ với động từ nhóm I thôi đã có đến 6 cách chia theo từng loại động từ rồi đấy!

Sang đến nhóm II, chỉ cần bỏ ます đối với động từ thể lịch sự rồi sau đó thêm て đối với các động từ đặc biệt cũng chỉ cần bỏ ます rồi thêm て là được

Ví dụ: 閉めます - 閉めて、起きます - 起きて

Nhóm III: Đối với các động từ có đuôi します  chỉ cần bỏ ます rồi thêm て

Ví dụ: 勉強します - 勉強して、参加します - 参加して

Còn với động từ きます sẽ thành きて

 

Tổng hợp các ý trên ta có bảng chia động từ thể て như sau:

 

 

các thể tiếng Nhật

 

 

>>> Tổng hợp 15 cách sử dụng thể て trong ngữ pháp tiếng nhật N4,N5

>>> Khoá học tiếng Nhật N4

4.5: Thể quá khứ- Thể た

Trong tiếng Nhật cũng có các dạng động từ thể hiện thời gian, quá khứ, hiện tại.

- Động từ ở hiện tại là Vます, Vる

- Động từ ở quá khứ là Vました

Còn thể た chính là tổng hợp các động từ ở được thực hiện trong quá khứ và còn được gọi là động từ quá khứ dạng ngắn.

Các động từ ở thể た ngoài ý nghĩa thể hiện hành động được thực hiện trong quá khứ, thì còn có thể liên kết để trở thành những mẫu ngữ pháp mang nhiều ý nghĩa và sắc thái câu văn

Ví dụ:Vたばかり

Vたほがいいい

Vたことがある

VたりVたりします

Cùng tìm hiểu cách chia động từ của thể た nhé!

Nhóm I: Cách chia của nhóm này cũng khá giống với thể て ở trên

Với động từ thể ます có き ở cuối câu sẽ được đổi thành いた

Ví dụ: 鳴きます - 鳴いて

Với động từ thể ます có ぎ cuối câu sẽ được đổi thành いだ

Ví dụ: さわぎます - さわいだ

Với động từ thể ます có み, び, に ở cuối câu thì sẽ đổi thành んだ

Ví dụ:  踏みます - 踏んだ

Đối với động từ thể ます có い, ち, り ở cuối câu sẽ được đổi thành った

Ví dụ: 言います - 言った

Còn với động từ có し thì chỉ cần bỏ ます thêm た 

Ví dụ: 話します - 話した

Đối với trường hợp đặc biệt trong Nhóm I cũng có cách chia được quy định là:

いきます bằng いった(đã đi)

Sang đến nhóm II, chỉ cần bỏ ます đối với động từ thể lịch sự rồi sau đó thêm た đối với các động từ đặc biệt cũng chỉ cần bỏ ます rồi thêm た là được

Ví dụ: ほめます - ほめた

Nhóm III: Đối với các động từ có đuôi します  chỉ cần bỏ ます rồi thêm た

Ví dụ: とうちゃくします - とうちゃくした

Còn với động từ きます sẽ thành きた

Tổng hợp các ý trên ta có bảng chia động thể た như sau

 

 

các thể tiếng Nhật

 

4.6: Thể bị động

Đúng như các tên, các động từ chia thể này dùng để chỉ những sự vật, sự việc bị tác động bởi điều gì đó. 

Cách chia của thể này như thế nào đây???

Nhóm I: Những động từ có âm い đứng trước ます sẽ chuyển thành âm わ, bỏ ます rồi thêm れます.

Ví dụ: 習います - 習われます

Còn lại, những động từ có vần “い” trước ます sẽ đổi sang vần “あ”,bỏ ます rồi thêm れます.

Ví dụ: 死にます - 死なれます

Nhóm II: Tất cả các động từ thuộc nhóm II, kể cả trường hợp đặc biệt thì chỉ cần bỏ ます rồi thêm られます

Ví dụ: います - いられます

Nhóm III: Chỉ có 2 động từ nên chia động từ không theo một quy tắc gì. Cần phải ghi nhớ kỹ

Động từ します và các động từ được tạo thành bởi danh từ cộng với します sẽ bỏ します  và thêm されます.

Ví dụ: 食事します - 食事されます

Động từ きます thành こられます

Từ những kiến thức trên ta có bảng tổng hợp sau:

 

các thể tiếng Nhật

 

4.7: Thể sai khiến

Thể sai khiến là tổng hợp cách động từ mang ý nghĩa yêu cầu, sai khiến người khác làm điều gì đó. Trong tiếng Nhật ngoài việc chia động từ theo thể Sai khiến để thể hiện, thì còn có nhiều mẫu câu, ngữ pháp. Tùy thuộc vào mức độ mà người dùng chọn để sử dụng cho phù hợp nhất.

Cách chia thể Sai khiến như sau:

Nhóm I: Những động từ có âm い đứng trước ます sẽ chuyển thành âm わ, bỏ ます rồi thêm せます

Ví dụ: 払います - 払わせます

Còn lại, những động từ có vần “い” trước ます sẽ đổi sang vần “あ”, bỏ ます rồi thêm せます

Ví dụ: 遊びます - 遊ばせます

Nhóm II: Tất cả các động từ thuộc nhóm II, kể cả trường hợp đặc biệt thì chỉ cần bỏ ます rồi thêm させます là được

Ví dụ:辞めます - 辞めさせます

Nhóm III: Với 2 động từ trong nhóm này không có quy tắc nhất định nên cần học thuộc

Động từ します và các động từ có thành phần します, thì bỏ ます rồi thêm させます

Với động từ きます sẽ thành こさせます

Từ những kiến thức trên ta có tổng hợp bảng sau:

 

các thể tiếng Nhật

 

4.8: Thể khả năng

Thể khả năng là cách chia động từ thành một động từ mới mang nghĩa thể hiện khả năng thực hiện được hành động nào đó của chủ thể.

Với thể này được được dịch nghĩa là “có thể…”

Cùng học cách chia của thể nào nhé!

Nhóm I: Những động từ có âm い đứng trước ます sẽ chuyển thành âm え, vẫn giữ nguyên ます

Ví dụ: 習います - 習えます

Còn lại, những động từ có vần “い” trước ます sẽ đổi sang vần “え”, vẫn giữ nguyên ます 

Ví dụ: 立ちます - 立てます

Nhóm II: Tất cả các động từ thuộc nhóm II, kể cả trường hợp đặc biệt thì chỉ cần bỏ ます rồi thêm られます là được. Nhóm động từ này sẽ rất giống với động từ nhóm II thể bị động. Trong trường đó, người học cần dựa và văn cảnh và ngữ điệu của câu đã xác định chắc chắn động từ thuộc thể nào.

Ví dụ: 見ます - 見られます

Nhóm III: Nhẹ nhàng hơn nhiều khi chỉ cần nhớ 2 động từ

します  thành できます

きます  thành   こられます

Từ những kiến thức trên ta có tổng hợp bảng sau:

 

các thể tiếng Nhật

 

4.9: Thể điều kiện

Thể điều kiện là cách chia động từ nhằm diễn đạt hành động hãy sự việc gì đó sẽ xảy ra khi có điều kiện cụ thể nào đó

Cách chia của thể này như thế nào thì cũng theo dõi nhé!

Nhóm I: Những động từ có âm い đứng trước ます sẽ chuyển thành âm え, bỏ ます rồi thêm ば

Ví dụ: 吸います - 吸えば

Còn lại, những động từ có vần “い” trước ます sẽ đổi sang vần “え”, bỏ ます rồi thêm ば

Ví dụ: 貸します - かせば

Nhóm II: Tất cả các động từ thuộc nhóm II, kể cả trường hợp đặc biệt thì chỉ cần bỏ ます rồi thêm れば. 

Ví dụ:閉めます - 閉めれば

Nhóm III: Cũng khá dễ, giống với quy tắc chia của nhóm II, như là:

します  thành すれば

きます  thành   くれば

Riêng với thể điều kiện còn có quy tắc chia với cả Tính từ và danh từ. Trong tiếng Nhật, tính từ được chia làm 2 loại là tính từ đuôi い và tính từ đuôi な. Vì vậy, mà cách chia theo thể điều kiện cũng có sự khác nhau.

Đối với tính từ đuôi い, ta bỏ い thêm ければ 高い - 高ければ、いい - よければ

Đối với tính từ đuôi な thì bỏ な thêm なら 静か - 静かなら

Đối với danh từ thì chỉ cần thêm なら là có ngay một nghĩa mới 雨 - 雨なら

Từ những kiến thức trên ta có tổng hợp bảng sau:

 

các thể tiếng Nhật

 

4.10: Thể ý hướng

Thể ý chí hay còn gọi là thể ý hướng nhằm diễn tả ý chí mong muốn mời mọc, rủ rê hoặc đề xuất mong muốn được thực hiện một hành động nào đó.

Cùng học cách chia với thể này nhé!

Nhóm I: Những động từ có âm い đứng trước ます sẽ chuyển thành âm お, bỏ ます rồi thêm う

Ví dụ: 買います - 買おう

Còn lại, những động từ có vần “い” trước ます sẽ đổi sang vần “お”, bỏ ます rồi thêm う

Ví dụ: 出します - 出そう

Nhóm II: Tất cả các động từ thuộc nhóm II, kể cả trường hợp đặc biệt thì chỉ cần bỏ ます rồi thêm よう

Ví dụ: 起きます - 起きよう

Nhóm III: Cũng khá dễ, giống với quy tắc chia của nhóm II, như là:

します  thành しよう

きます  thành   こよう

Từ những kiến thức trên ta có tổng hợp bảng sau:

 

các thể tiếng Nhật

 

4.11: Thể mệnh lệnh

Thể mệnh lệnh là thể chia động từ nhằm thể hiện những mệnh lệnh mà người nói muốn người nghe bắt buộc phải thực hiện. Vì thế mà chỉ thường dùng trong quân đội, những trường hợp khẩn cấp, nguy cơ… Trong giao tiếp hằng ngày thì thường ít hoặc không được sử dụng, nhất là đối với người không quen thân

Thể Mệnh lệnh có cách chia động từ theo 3 nhóm như sau:

Nhóm I: Những động từ có âm い đứng trước ます sẽ chuyển thành âm え, bỏ ます 

Ví dụ: 言います - 言え

Còn lại, những động từ có vần “い” trước ます sẽ đổi sang vần “え”, bỏ ます  

 Ví dụ: みがきます - みがけ

Nhóm II: Tất cả các động từ thuộc nhóm II, kể cả trường hợp đặc biệt thì chỉ cần bỏ ます rồi thêm ろ

Ví dụ: ねます - ねろ

Nhóm III: Cũng khá dễ, giống với quy tắc chia của nhóm II, như là:

します  thành しろ

きます  thành   こい

Từ những kiến thức trên ta có tổng hợp bảng sau:

 

các thể tiếng Nhật

 

4.12: Thể cấm chỉ

Cũng giống như thể mệnh lệnh, thể cấm chỉ dùng để ra lệnh, cấm đoán người nghe không được làm hành động gì. Khác với mệnh lệnh là đưa ra yêu cầu và người nghe phải thực hiện thì thể cấm chỉ là cấm không được làm gì.

Cách chia của thể này khá đơn giản, cùng học nhé!

Nhóm I: Những động từ có âm い đứng trước ます sẽ chuyển thành âm う, bỏ ます thêm な 

Ví dụ:吸います - 吸うな

Còn lại, những động từ có vần “い” trước ます sẽ đổi sang vần “う”, bỏ ます  

Ví dụ: 死にます - 死ぬ

Nhóm II: Tất cả các động từ thuộc nhóm II, kể cả trường hợp đặc biệt thì chỉ cần bỏ ます rồi thêm な

Ví dụ:  着ます - 着な、考えます - 考えな

Nhóm III: Cũng khá dễ, giống với quy tắc chia của nhóm II, như là:

します  thành するな

きます  thành  くるな

Từ những kiến thức trên ta có tổng hợp bảng sau:

 

các thể tiếng Nhật

 

 

Tiểu kết:

3 thể ます, thể る, thể ない là 3 thể căn bản nhất của tiếng Nhật bởi phạm vi sử dụng rất lớn và không có trường hợp dùng riêng biệt. Cũng chính vì thế mà 3 thể này có thể dễ dàng kết hợp với các thể khác làm câu văn, giao tiếp tiếng Nhật trở lên phong phú và đa dạng hơn rất nhiều.Tuy có những quy tắc sử dụng dựa trên văn hóa như thể ます nên được dùng khi nói chuyện với người lạ… nhưng với sự thiên biến, vạn hóa trong mối quan hệ, giao tiếp giữa mọi người với nhau vì những quy tắc kiểu như vậy không phải hoàn toàn đúng 100% đâu nhé!

5: Khi các thể ghép lại với nhau

Như đã nhắc đến ở trên thì những thể cơ bản có thể kết hợp với các thể khác, tạo nên sự phong phú về động từ cũng như cách sử dụng sao cho phù hợp nhất. Nếu kể từng cái một ra sẽ rất, rất nhiều nên trong mục này sẽ giới thiệu những phần kết hợp giữa cách thể mang tính phổ biến nhất

5.1: Thể bị động sai khiến

Đây là sự kết hợp giữa thể bị động và thể sai khiến tạo nên một thể mới. Cũng giống như cái tên, thể bị động sai khiến thể hiện người nói bị tác động với người khác sai khiến làm gì đó.

Cách chia của thể này cũng tuân theo quy tắc của hai thể bị động và sai khiến. Đầu tiên, động từ sẽ được chia theo thể sai khiến, tiếp đó dựa và cấu trúc của động từ và tiếp tục chia theo thể bị động sao cho đúng quy tắc

Bắt đầu chia động từ thể ます sang thể sai khiến theo quy tắc đã được nhắc đến ở trên. Sau khi động từ được chia theo thể sai khiến thì tất cả đều có vần “え” đứng trước ます đều tương ứng với điều kiện thuộc nhóm động từ thứ II. Lần này chỉ cần áp dụng quy tắc chia động từ nhóm II của  thể bị động là ta có được động từ thể bị động sai khiến.

Ví dụ như:飲みます - 飲ませます - 飲ませられます・飲みされます

Note: hai âm “せ” và “ら” đi ở cạnh nhau có thể rút gọn lại thành âm “さ”

Từ những kiến thức trên ta có tổng hợp bảng sau:

 

các thể tiếng Nhật

 

5.2: Thể ない kết hợp với các thể khác

Như đã được nhắc đến ở trên thể ない chính là hình thức rút gọn của động từ phủ định. Vì vậy, hầu như các thể ない có thể kết hợp với một số thể động từ như:

 

5.2.1: Thể た và thể ない là phủ định trong quá khứ nhằm thể hiện một hành động nào đó không được thực hiện trong quá khứ.

Cách chia cũng khá đơn giản không quá phức tạp để bạn dễ nhớ!

Đầu tiên, hãy chia động từ về thể ない. Sau đó chỉ cần bỏ ない thêm なかった là được

Ví dụ: いきます - いかない - いかなかった

5.2.2: Thể khả năng và thể ない: nhằm thể hiện chủ thể không có khả năng thực hiện hành động nào đó

Có 2 bước để chia động từ này.

Thứ nhất, chia động từ ます về thể khả năng theo đúng quy tắc. Tiếp đến, chia động từ về thể ない (thể phủ định).

Ví dụ: 食べます - 食べられます - 食べられない・たべられません

5.2.3: Thể điều kiện kết hợp với thể ない lại có điểm đặc biệt hơn

Là động từ chia thể ない trước rồi mới chia thể điều kiện theo quy tắc chia với tính từ đuôi い. Và thường dịch nghĩa là “Nếu không làm…”

Ví dụ: 飛びます - 飛ばない - 飛ばなければ

閉めます - 閉めない - 閉めなければ

 

5.3: Thể た kết hợp với các thể khác

Thể た có thể kết hợp với thể bị động, thể sai khiến, thể khả năng, thể điều kiện, thể mệnh lệnh… nhằm thể hiện những hành động đã diễn ra trong quá khứ.

Ví dụ: 習います - 習えます - 習えた

死にます - 死なれます - 死なれた

 

6: Cách ghi nhớ hiệu quả các thể trong tiếng Nhật

Khi có rất nhiều thể như vậy với bao quy tắc thì việc ghi nhớ chắc chắn là khó khăn, không thể một sớm một chiều được. Tuy nhiên, cũng có thể rút ngắn khoảng thời gian đó hơn một chút, nếu tìm ra được cách học phù hợp với riêng mình. Dưới đây là những cách học hiệu quả không chỉ ngay tại thời điểm học và còn ghi nhớ kỹ mãi về sau.

 

6.1: Sử dụng càng nhiều, nhớ càng lâu

Đây là một điều đương nhiên rồi, khi còn người có thể phản xạ ghi nhớ một cách thụ động. Dù có muốn hay không, nhưng nếu thường xuyên nhìn thấy, thường xuyên nghe, thường xuyên nói và nhất là thường xuyên sử dụng… thì người học sẽ ghi nhớ một cách tự nhiên mà không cần quá chú tâm đến vấn đề “bắt buộc phải nhớ”.

 

Để được như vậy, người học có thể làm gì?

- Note thật nhiều ghi nhớ xung quanh mà có thể dễ dàng nhìn thấy

- Làm bài tập vận dụng kiến thức

- Nghe đi, nghe lại thật nhiều lần 

- Nói ra tiếng những động từ chia theo thể

6.2: Lập bảng hoặc sơ đồ tư duy

Đây là cách học rất hiệu quả, nhất là những ai yêu thích việc ghi nhớ bằng hình ảnh và có ấn tượng với màu sắc. Hoặc chỉ đơn giản ghi nhớ tất cả bằng cách liên kết giữa các thể với nhau. Tùy thuộc vào sở thích cũng như điểm mạnh ghi nhớ của từng người, mà sẽ có cách trình bày sơ đồ khác nhau.

Một trong những cách rất hiệu quả đó là chia các thể theo bảng chữ cái:

(Ngoài trừ những thể động từ cơ bản như Thể ます, thể る, thể て, thể た)

 

 

các thể tiếng Nhật

 

 

 Như vậy, sau khi thống kê toàn bộ các thể trong tiếng Nhật, chúng ta cần phải ghi nhớ 4 thể cơ bản là thể ます, thể る, thể て, thể た và 8 thể chia theo trường hợp cụ thể. Đừng hốt hoảng vì mình đã nắm được bí quyết dễ dàng ghi nhớ và thường xuyên sử dụng thì sẽ không quên đâu nhé!

 

>>> CẢNH BÁO có thể kính ngữ trong tiếng Nhật hay không?

>>> Ngữ pháp tiếng Nhật N4 - Bài 33: Thể mệnh lệnh, cấm đoán

>>> Ngữ pháp tiếng Nhật N5 - Bài 20: Thể thông thường và thể lịch sự

Để lại Đánh giá
Đánh giá*
Họ tên *
Email *
Bài viết mới
Chọn bài viết hiển thị