Trang chủ / Thư viện / Học ngữ pháp tiếng Nhật / Ngữ pháp N2 / Ngữ pháp tiếng Nhật N2 - Bài 19: Cách đưa ra đánh giá khi so về một phương diện, khi đứng ở một lập trường
Ngữ pháp N2

Ngữ pháp tiếng Nhật N2 - Bài 19: Cách đưa ra đánh giá khi so về một phương diện, khi đứng ở một lập trường

Thứ Tư, 03 Tháng Năm 2023
0/5 - (0 bình chọn)

Cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei học Ngữ pháp tiếng Nhật N2 - Bài 19: Cách đưa ra đánh giá khi so về một phương diện, khi đứng ở một lập trường. Khi thêm vào lập trường, so sánh về một phương diện, người nói có thể thể hiện quan điểm, nhấn mạnh tính chất của sự vật, sự việc.

Ngữ pháp tiếng Nhật N2 - Bài 19:

Cách đưa ra đánh giá khi so về một phương diện, khi đứng ở một lập trường

 

ngữ pháp tiếng nhật n2 bài 19

1.〜わりに(は)

Ý nghĩa: Lấy một điều gì đó là tiêu chuẩn để đánh giá, thì mức độ thay đổi

Cách dùng: Thường đi kèm với những từ có tính chất mức độ cao-thấp (tuổi tác, giá cả, lo lắng, trẻ tuổi…) Vế sau là câu đưa ra đánh giá không phù hợp với mức độ được dự đoán ở trước.

Nの・Thể thông thường(Na -な/- である)+ わりに(は)

Ví dụ:

このお菓子は値段のわりには量が少ない

Bánh kẹo này, so với giá mua thì lượng ít quá

この料理は安い材料で簡単にできるわりに豪華に見える

Món ăn này, so với việc có thể làm từ những nguyên liệu rẻ, thì trông cũng sang trọng 2.にしては

Ý nghĩa: Nếu so với sự thật, tiêu chuẩn nào đó thì khác với dự đoán

Cách dùng: Đi kèm với những từ không mang tính chất chỉ mức độ (VD: 2 tháng, 100 yên,…) Vế sau là câu thể hiện sự đánh giá khác với dự đoán

Thể thông thường(N・ Na – である)+  にしては

Ví dụ:

今日は2月にしては暖かかった

Hôm nay trời ấm so với tháng 2.

このかばんは1000円にしては丈夫で、デザインもいい

Cái túi sách bền và đẹp so với giá 1000 yên

3.だけ(のことは)ある

Ý nghĩa: Đúng với kì vọng khi ứng với một điều kiện nào đó

Cách dùng: Phía sau だけあって là câu thể hiện đánh giá cao. Không dùng với câu thể hiện suy luận hoặc mang ý tương lai

N・ Thể thông thường( Na -な)+ だけ(のことは)ある

Ví dụ:

すばらしいマンションだ。家賃が高いだけのことはある

Tòa nhà này thật tuyệt vời. Đúng là đáng với giá thuê cao

彼は10年も日本に住んでいるだけあって。日本のことをよく知っている

Anh ấy đúng là sống ở nhật 10 năm có khác. Hiểu rất rõ về Nhật Bản

4.として

Ý nghĩa: Với tư cách, lập trường, vai trò, danh nghĩa

Cách dùng: Vế phía sau là động từ thể hiện hành vi, thái độ hoặc từ dùng để đánh giá

N + として

Ví dụ:

子供の安全に気をつけることは親として当然だ

Việc để ý đến sự an toàn của con tẻ, với vai trò cha mẹ thì đó là điều đương nhiên

京都は日本の歴史的な古い町として知られてる

Kyoto được biết đến với danh nghĩa là thành phố cổ mang tính lịch sử của Nhật Bản

5.にとって

Ý nghĩa: (Trong số nhiều quan điểm), với quan điểm của riêng ai đó thì có thể nói điều gì

Cách dùng: Chủ yếu đi với danh từ chỉ người. Vế phía sau là câu thể hiện cách người đó đánh giá về một sự việc. Không đi với câu biểu hiện hành động.

N + にとって

 Ví dụ:

今の私にとって一番大切なのは家族です

Với tôi lúc này, điều quan trọng nhất là gia đình

この小石はほかの人にとっては普通の石ですが、私にとっては宝物だ

Hòn đá nhỏ này với người khác có thể là hòn đá thông thường, nhưng với tôi là bảo vật

6.にしたら・〜にすれば・〜にしてみれば・〜にしても

Ý nghĩa: Nếu đứng từ lập trường của ai thì có thể nói điều gì

Cách dùng: Thông thường, mẫu câu đi với từ chỉ người không phải là người nói. Vế phía sau là câu thể hiện suy luận về cảm xúc, suy nghĩ của người ở lập trường đó.

N +  にしたら・〜にすれば・〜にしてみれば・〜にしても

Ví dụ:

たばこを吸う人にすれば、たばこの害についての話題は避けたいだろうと思う

Đứng ở lập trường người hút thuốc lá, tôi nghĩ họ muốn né tránh những chủ đề nói chuyện liên quan đến tác hại của thuốc

君もいろいろ言われて面倒だろうが、君のお母さんにしたら、君のことが心配なんだよ

Cậu bị nói nhiều cũng thấy phiền phức đúng không, nhưng ở lập trường mẹ của cậu, bà ấy lo lắng cho cậu đấy.

私は早く家を出たい。両親にしても息子には自立してほしいと思っている。

Tôi muốn sớm rời khỏi nhà. Tôi nghĩ dù là đứng ở lập trường của bố mẹ, họ cũng muốn con trai mình tự lập sớm.

Cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei học bài tiếp theo nha: 

>>> Ngữ pháp tiếng Nhật N2 - Bài 20: Các mẫu câu nhấn mạnh vào kết quả

>>> Khóa luyện thi N2

>>> Cách xưng hô trong giao tiếp tiếng Nhật

>>> Các tính từ chỉ cảm xúc, biểu lộ tâm trạng trong tiếng nhật

Để lại Đánh giá
Đánh giá*
Họ tên *
Email *
Bài viết mới
Chọn bài viết hiển thị