Trang chủ / Góc chia sẻ về Nhật Bản / VĂN HÓA NHẬT BẢN / Trẻ em Nhật học cách tự lập và đoàn kết qua bữa ăn trưa như thế nào?
VĂN HÓA NHẬT BẢN

Trẻ Em Nhật Học Cách Tự Lập Và Đoàn Kết Qua Bữa Ăn Trưa Như Thế Nào?

Thứ Năm, 04 Tháng Năm 2023
0/5 - (0 bình chọn)

Trẻ em Nhật học cách tự lập và đoàn kết qua bữa ăn trưa như thế nào? Tổ chức bữa ăn là một cách để rèn luyện tính tự lập, tính đoàn kết, khả năng làm việc tập thể và tính chu đáo.

Cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei tìm hiểu trẻ em Nhật học những đức tính này như thế nào nhé!

Văn hóa Nhật Bản

 

>>> Học từ vựng tiếng Nhật qua món bánh nướng gà kẹo dẻo

>>> 18 công viên đẹp nhất tại Tokyo

 

 

Trẻ em Nhật học cách tự lập và đoàn kết qua bữa ăn trưa như thế nào?

 

 

Trẻ em Nhật học cách tự lập và đoàn kết qua bữa ăn trưa như thế nào?

 

Từ bữa ăn trưa tại các trường học…

Câu chuyện diễn ra lớp 2 tại một trường tiểu học ở Saitama, ngoại ô Tokyo. Hàng ngày, khi giờ học buổi sáng kết thúc, các em học sinh sẽ đồng loạt đứng lên cám ơn thầy giáo: “Cám ơn thầy đã dậy học cho chúng em.” Sau đó giờ ăn trưa của các em bắt đầu.

Các em học sinh đồng loạt đeo khẩu trang, đội mũ trùm kín đầu và tóc để tránh trường hợp tóc rơi vào đồ ăn, mặc tạp dề trắng và rửa tay sạch bằng xà phòng. Sau đó các em cùng nhau đến phòng bếp của trường để nhận đồ ăn.

Trước khi nhận đồ ăn, các em xếp hàng và cùng nói cám ơn đối với đầu bếp: “Xin cám ơn các bác đã nấu cho chúng cháu những bữa ăn ngon.”

Các em học sinh cùng nhau bê đồ ăn về lớp học của mình, các em sẽ luân phiên nhau phân phát đồ ăn cho các bạn cho đến khi hết đồ ăn. Các em sẽ cùng chờ nhau để ăn cùng một lúc. Thầy giáo cũng ngồi lại ăn cùng các em.

Trước khi ăn một bạn lớp trưởng đứng lên nói cho các em biết về nguồn gốc của đồ ăn: “Rau được các anh chị học sinh lớp 6 trồng, khoai tây do các anh chị lớp 5 trồng ở vườn của trường còn thịt được cung cấp bởi các nông trại của vùng”. Rồi sau đó tất cả các em cũng đồng thanh: “Xin cám ơn đã mang đến cho chúng em những thực phẩm tốt lành.”

Sau khi ăn xong, các em cùng chung nhau dọn dẹp bát đũa, phân loại rác để mang đi tái chế. Với mỗi giờ ăn trưa, các em sẽ thay phiên nhau quản lý lớp, phân phát đồ ăn, thu gom rác thải. Nói tóm lại, mỗi học sinh sẽ làm thuần thục tất cả các việc ở tất cả các khâu, ai cũng sẽ làm lãnh đạo lớp nhiều lần.

 

…Cho đến quan điểm giáo dục con người phải biết sống trong cộng đồng

Theo Joseph Tobin, một giáo sư người Mỹ đã có nhiều năm nghiên cứu và so sánh về giáo dục của Nhật, Mỹ và châu Âu, cách giáo dục của người Nhật có thể nói là đối nghịch hoàn toàn với cách giáo dục của các giáo viên phương Tây. Và việc cho học sinh ăn trưa theo cách như trên thể hiện cho quan điểm mỗi con người sống phải tự biết lo cho bản thân mình, ngoài ra cần phải biết hòa hợp với cộng đồng của người Nhật.

Không chỉ dừng lại ở bữa ăn trưa, nói rộng hơn đối với cách tổ chức lớp học, người Nhật cũng có quan điểm trái ngược với người châu Âu, Mỹ. Tobin đã tự tay thực hiện một cuộc khảo sát đối với hàng chục giáo viên Nhật ở nhiều vùng khác nhau, kết quả gần như tất cả giáo viên Nhật khi được hỏi cho rằng quy mô lớp học lý tưởng sẽ là 15 học sinh, hoặc tối thiểu cũng sẽ phải là 12 học sinh.

Trong khi đó, kết quả của một cuộc khảo sát với các câu hỏi tương tự cũng được tiến hành với giáo viên nhiều nước phương Tây. Kết quả, các giáo viên người Mỹ, châu Âu cho rằng họ muốn quy mô lớp học chỉ nên ở con số 8, 6 hoặc thậm chí 4 học sinh.

Theo quan điểm của người Nhật, với lớp học có quy mô quá nhỏ, quan hệ giáo viên – học sinh sẽ trở nên lớn hơn quan hệ học sinh – học sinh, chính vì vậy học sinh sẽ không thể học được cách sống trong tập thể, tương tác và trở thành một phần của tập thể. Thậm chí khi được hỏi về quan điểm với lớp học có 8 học sinh, giáo viên Nhật còn thốt lên: “Thế chẳng phải thế giới của đứa trẻ trở nên quá nhỏ bé hay sao? Lớp học như vậy buồn chán quá.”

Và trong khi phương Tây thích một con người tự lập, và lớp học quy mô nhỏ để phục vụ cho mục tiêu đó thì người Nhật lại cho rằng với lớp học nhỏ đó học sinh sẽ quá tự lập và điều đó không tốt cho sự hòa hợp với cộng đồng.

Cách một giáo viên giải quyết các vấn đề giữa học sinh của người Nhật cũng rất khác. Các nhà giáo dục Mỹ đã từng rất sốc khi chứng kiến việc hai học sinh của Nhật đánh nhau, giáo viên không can thiệp mà nêu ra hành vi đó với cả lớp và hỏi cả lớp như thế là đúng hay sai.

Sau đó chính những học sinh sẽ tự nói chuyện với hai người bạn đó về cách hành xử đối với bạn của mình. Người Nhật cho rằng các em tồn tại trong một tập thể thì sẽ phải tự điều chỉnh hành vi của mình dưới sự theo dõi của tập thể.

Ngược lại, giáo viên phương Tây sẽ can thiệp ngay lập tức, phân xử đúng sai giữa các em và cố gắng hòa giải mối quan hệ. Người phương Tây lại tin rằng các vấn đề của cá nhân thì sẽ giải quyết trong phạm vi quan hệ cá nhân.

Mỗi cách giáo dục đều có điểm tốt điểm chưa tốt riêng, sẽ rất khó để khẳng định hệ thống nào ưu việt hơn hệ thống nào. Và hệ quả mỗi cách giáo dục sẽ có những tác động xã hội, kinh tế của riêng nó, ví như việc trong môi trường làm việc của Nhật khả năng làm việc nhóm sẽ được đánh giá cao còn trong điều kiện công việc của phương Tây, tính sáng tạo và khác biệt lại được coi trọng.

 

Cùng trung tâm tiếng Nhật Kosei đến với một câu hỏi nhận được rất nhiều sự quan tâm từ bạn đọc nhé! >>> Vì sao cha mẹ Nhật không khoe con trên mạng xã hội?

Bạn biết gì chưa?? Khóa học HOT nhất năm 2019 của Kosei đã ra mắt: >>> Khóa học N3 Online

Để lại Đánh giá
Đánh giá*
Họ tên *
Email *
Bài viết mới
Chọn bài viết hiển thị