Trang chủ / Góc chia sẻ về Nhật Bản / VĂN HÓA NHẬT BẢN / 二十四節気 – 24 Tiết khí Nhật Bản
VĂN HÓA NHẬT BẢN

二十四節気 – 24 Tiết khí Nhật Bản

Thứ Năm, 04 Tháng Năm 2023
0/5 - (0 bình chọn)

Bạn có biết Tiết khí Nhật Bản là như thế nào không? Cùng trung tâm tiếng Nhật Kosei tìm hiểu về một sản phẩm văn hóa đa quốc gia hết sức thú vị này nhé!!

二十四節気

24 TIẾT KHÍ

tiết khí nhật bản

Bạn có thể đang cảm thấy hơi mơ hồ về khái niệm Tiết khí, nhưng ở Việt Nam, bạn có thể từng nghe nhiều đến “tiết Thanh Minh – tiết tảo mộ ” hoặc “ngày Hạ Chí – khoảng thời gian nóng nhất trong năm”. Những năm gần đây, từ “Đại hàn” cũng được sử dụng phổ biến để chỉ những ngày thời tiết rét đậm. Ngoài ra, hầu hết trong mỗi gia đình Việt Nam đều có những cuốn lịch có ghi cả ngày tính theo Âm lịch, trên đó hẳn sẽ chú thích đầy đủ về các “tiết khí”.

Cùng với với hệ thống Âm lịch có nguồn gốc từ Trung Quốc, lan rộng ra khắp các nước châu Á từ xa xưa, hệ thống các tiết khí du nhập vào Nhật Bản vào khoảng thế kỉ 6 và được sử dụng phổ biến ở nước này cho đến tận trước đầu thời đại Meiji (1873).

tiết khí nhật bản

Để định nghĩa, 節気(せっき-Tiết khí là cách gọi chung 24 điểm đặc biệt trên quỹ đạo của Trái Đất xung quanh Mặt Trời, mỗi sekki sẽ bao gồm 3 候(こ­hậu, tổng cộng là 72. Nhờ đó mà người xưa có thể chia thời gian trong một năm thành 4 mùa, đặc biệt ở Nhật Bản thì giữa các mùa và các giai đoạn trong mỗi mùa đều có sự phân tách riêng biệt và rõ ràng với rất nhiều ý nghĩa trong đời sống từng gắn bó mật thiết với nông nghiệp của người Nhật xưa.

Ngày nay, người Nhật cũng không còn sử dụng phổ biến hệ lịch cũ này nữa, nhưng hệ thống các tiết khí trong năm vẫn thường được nhắc tới như một thói quen trong đời sống văn hóa đất nước này, và chúng vẫn còn nguyên vẹn ý nghĩa cũng như tính chính xác khi đối chiếu với các hiện tượng thời tiết xảy ra trong năm ở Nhật.

tiết khí nhật bản

Điển hình, những ngày cuối tháng 7 vừa qua Nhật Bản chứng kiến một đợt nắng nóng đỉnh điểm, đây cũng chính là khoảng thời gian diễn ra Tiết Đại Thử (大暑, bắt đầu từ ngày 23/7).

Và dưới đây là danh sách các 24 tiết khí trong một năm được tính theo Dương lịch (có thể được tính lại mỗi năm, nhưng chỉ sai khác 1,2 ngày).

 

節気(せっき)

Ý nghĩa

Ngày bắt đầu 2019 (Dương lịch)

Mùa xuân

立春

りっしゅん

Lập Xuân

Bắt đầu mùa xuân

4/2

雨水

うすい

Vũ Thủy

Mưa ẩm

19/2

啓蟄

けいちつ

Kinh Trập

Sâu nở

6/3

春分

しゅんぶん

Xuân Phân

Giữa xuân

21/3

清明

せいめい

Thanh Minh

Trời trong sáng

5/4

穀雨

こくう

Cốc Vũ

Mưa rào

20/4

Mùa hè

立夏

りっか

Lập Hạ

Bắt đầu mùa hè

6/5

小満

しょうまん

Tiểu Mãn

Trẻ em, cây duối vàng

21/5

芒種

ぼうしゅ

Mang Chủng

Chòm Tua Rua mọc

6/6

夏至

げし

Hạ Chí

Giữa hè

22/6

小暑

しょうしょ

Tiểu Thử

Hơi nóng

7/7

大暑

たいしょ

Đại Thử

Nóng gắt

23/7

Mùa thu

立秋

りっしゅう

Lập Thu

Bắt đầu mùa thu

8/8

処暑

しょしょ

Xử Thử

Mưa ngâu

23/8

白露

はくろ

Bạch Lộ

Nắng nhạt

8/9

秋分

しゅうぶん

Thu Phân

Giữa thu

23/9

寒露

かんろ

Hàn Lộ

Mát mẻ

8/10

霜降

そうこう

Sương Giáng

Sương mù xuất hiện

24/10

Mùa đông

立冬

りっとう

Lập Đông

Bắt đầu mùa đông

8/11

小雪

しょうせつ

Tiểu Tuyết

Tuyết rơi nhẹ

22/11

大雪

たいせつ

Đại Tuyết

Tuyết dày

7/12

冬至

とうじ

Đông Chí

Giữa đông

22/12

小寒

しょうかん

Tiểu Hàn

Rét nhẹ

6/1

大寒

だいかん

Đại Hàn

Rét đậm

20/1

Rất nhiều các sự kiện văn hóa truyền thống Nhật Bản, điển hình là các lễ hội đã được xác lập từ xưa dựa trên hệ lịch cũ như Hina Matsuri (Lễ hội búp bê) hay Tanabata (Lễ Thất tịch). Tuy nhiên, giữa lịch Âm và lịch Dương đôi khi có sự chênh lệch đến cả tháng, nên sẽ là không hợp lý nếu sử dụng ngày tháng theo lịch Dương để tổ chức các sự kiện của quy định bởi lịch Âm. Đó là vì sao, ngày nay khi hệ lịch Gregoria phổ biến tại Nhật, nhiều địa phương quyết định hoãn việc tổ chức các sự kiện văn hóa lại khoảng 1 tháng, để phù hợp với diễn biến thời tiết.

tiết khí nhật bản

Sự thật này khá hiển nhiên, nhưng không thể hiện rằng hệ lịch cũ cùng các phát kiến như 24 tiết khí và 72 hậu không còn chính xác và lỗi thời, vì như chúng ta đều biết rằng các lễ hội vẫn diễn ra quanh năm với sự tính toán sao cho phù hợp, để người dân Nhật Bản dù đã từ bỏ hệ lịch cũ của mình, nhưng vẫn không ngừng gìn giữ, duy trì và lưu truyền những giá trị văn hóa truyền thống mà ông cha họ đã tin tưởng và sử dụng suốt nhiều thế kỉ qua.

Việt Nam ta thì vẫn còn sử dụng rất nhiều các ứng dụng của hệ lịch Âm đúng không nào. Mọi người thử đối chiếu xem hôm nay là tiết khí gì, và thời tiết có diễn biến tương ứng không nhé!

Cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei học tìm hiểu thêm những nét văn hóa độc đáo khác tại đây nhé:

>>> Tenugui, gói ghém văn hóa Nhật Bản trong những chiếc khăn tay

>>> Khóa học N3

>>> Học tiếng Nhật qua bài hát Trái anh đào

>>> Bạn biết gì về Tiệc Bonenkai?

Để lại Đánh giá
Đánh giá*
Họ tên *
Email *
Bài viết mới
Chọn bài viết hiển thị