Trang chủ / Thư viện / Học tiếng Nhật theo chủ đề / 4 ý nghĩa của だ trong văn nói tiếng Nhật bạn nên học
Học tiếng Nhật theo chủ đề

4 ý nghĩa của だ trong văn nói tiếng Nhật bạn nên học

Thứ Tư, 03 Tháng Năm 2023
0/5 - (0 bình chọn)

Cùng Kosei lắng nghe tâm tình ý nghĩa của だ trong văn nói tiếng Nhật qua bài viết này nhé! Trong hội thoại tiếng Nhật, các câu kết thúc bằng だ nhiều như sao trên trời vậy, nhưng bạn đã có ý niệm đúng về câu だ chưa? 

だ trong văn nói tiếng Nhật

 

nghĩa của だ trong văn nói tiếng Nhật

 

だ  đại diện cho ‘cá nhân, không gian cá nhân’

Khi một người sử dụng だ để kết thúc câu nói, thông thường anh ta đang muốn thể hiện một điều gì đó rất cá nhân mà không quá để tâm đến thế giới xung quanh. Nói cách khác, だ cho phép người nói bước ra khỏi kì vọng xã hội và tập trung bộc lộ bản thân.

Các sắc thái của  trong văn nói của người Nhật

Khi dùng câu だ, người nói không có nhu cầu xem xét đến góc nhìn xã hội, mà đang nhấn mạnh suy nghĩ, cảm xúc cá nhân, bỏ qua những tác động của vai vế, bởi vì ý niệm của だ như đã được nhắc đến ở trên, là đứng trong vùng cá nhân, vùng an toànđể phát biểu.  

Có thể nói, trên cơ sở tính chất cá nhân của câu だ, nó không đòi hỏi nhất thiết một sự hồi đáp nào. Nhưng nó cũng không chỉ được nói ra để người nói tự nghe, mà ngược lại có rất nhiều lí do để một số người được cho là thuộc ‘vùng an toàn’ của người nói, hoặc để một người ngoài ‘vùng an toàn’ của người nói sẽ nghe được câu だ.

Thông điệp trên hết của câu だ đại diện cho điều mà tôi cần phải nói ra.

Để hiểu rõ hơn, hãy cùng đi qua các đầu mục sau đây để xem trong các tình huống khác nhau, だ sẽ khiến câu nói có sắc thái thế nào nhé!

A/ だ  - nhấn mạnh biểu hiện cá nhân

Với sắc thái này, câu だ  có thể được dùng để biểu hiện những suy nghĩ, cảm xúc, cảm giác xuất hiện đột ngột và mạnh mẽ bên trong một người.

  • Không cần được hồi đáp.
  • Không quan tâm đến quan điểm của người nghe.
  • Không quan trọng người nghe có nghe thấy hay không.
  • Không phụ thuộc vào vai vế xã hội.

Ví dụ 1a

Trong một tiệm ramen, bạn đang ngon lành thưởng thức một tô ramen đầy đặn thơm phức thì bất chợt, bạn trông thấy một con chuột chạy véo qua sàn tiệm. Vô cùng kinh ngạc, và cả ghê tởm, bạn sẽ thốt lên:

うわ、ネズミだ! (Á, chuột kìa!!!)

Trong tình huống như thế, thì dù bạn có đang ngồi ăn cùng với thủ tướng Abe Shinzo hay chỉ đang ngồi ăn một mình, thì bạn vẫn sẽ dùng câu だ , tầm này thì còn lịch sự gì nữa đúng không ạ!

Ví dụ 2a

Bạn đang tung tăng trên đường đến trường thì chợt nhớ ra là buổi chiều sẽ có một bài kiểm tra Hán tự mà bạn đã quên bẵng mất. Khi đó thì trong đầu bạn có thể sẽ bật ra câu này:

やばい!テストだ!(Thôi chết, có bài kiểm tra!!!)

Câu だ  được dùng ở đây hoàn toàn phục vụ cho mục đích thể hiện những cảm xúc như kinh ngạc, sợ hãi, ghê tởm đang bùng nổ bên trong bạn.

Ví dụ 3a

Tiếp tục với ví dụ quên rằng có bài kiểm tra ở trên, bởi vì chỉ mới nhớ ra trên đường đến trường nên chắc hẳn bạn chưa hề ôn tập gì hết, hiển nhiên là kết quả bài kiểm tra không thể tốt được, khi trông thấy điểm số khủng khiếp của mình vào giờ trả bài, bạn có thể sẽ nói:

ああ、また失敗した。私ほんとバカだ。(Ahh, lại không qua được bài kiểm tra rồi. Mình đúng là ngốc mà!)

Nhưng vào lần kiểm tra kế tiếp, bạn đã không quên mà còn ôn tập rất nghiêm túc, kết quả cũng không thể mĩ mãn hơn, bạn liền “tự sướng” một chút:

やった!私天才だ!(Yay, mình đúng là thiên tài!!)

Với hai câu だ ở trên, bạn đã lần lượt thể hiện cảm xúc “thất vọng” cũng như “vui sướng”.

B/ だ  - lời cảnh báo

Với sắc thái này, một câu だ khó có thể phân tách được đối tượng mà nó hướng tới chủ yếu là bản thân người nói hay cả người nghe.

  • Cần được nghe thấy, không cần được hồi đáp.
  • Không phụ thuộc vào vai vế xã hội.

Ví dụ 1b

Bạn đang ngồi cùng rất nhiều người trong một căn phòng và phát hiện ra có cháy, bạn hô lên thật lớn:

火事だ!(Cháy rồi!)

Vụ cháy chắc chắc là một tình huống khẩn cấp cần được thông báo cho mọi người biết nhanh nhất có thể, chính vì vậy mà bất kể vai vế xã hội thì mục đích của câu だ ở đây đúng là hướng tới tất cả mọi người trong không gian đó nhanh nhất có thể,  không hình thành một hội thoại cụ thể nào.

Ví dụ 2b

Trong một ngân hàng, một nhóm người bịt kín mặt xông vào và hét lên:

強盗だ!(Cướp đây!)

Tương tự như ví dụ trên, những tên cướp ngân hàng này hoàn toàn không để tâm đến việc những người xung quanh nghĩ hay đáp gì, mà câu だ ở đây có mục đích thuần túy là để truyền đạt thông tin đến tất cả những người đang có mặt đồng thời bổ sung thêm sắc thái “đe dọa”, ngầm ám chỉ sự nguy hiểm có thể xảy đến với người nghe.

C/ だ  - xâm phạm

Với sắc thái này, câu だ mang theo các cảm xúc mạnh mẽ hoặc thông điệp hướng tới một số người nghe cụ thể, tạo ra cảm giác thô bạo và xâm lấn.

  • Thông điệp, cảm xúc hoàn toàn chủ quan của người nói.
  • Chủ đích tác động lên cảm xúc của người nghe.
  • Nếu nói câu だ mang sắc thái này tới những người mà bình thường bạn đối thoại bằng ngôn ngữ lịch sự hơn, thì người đó sẽ cảm thấy bị xâm phạm mạnh mẽ vào vùng thân cận’.

Ví dụ 1c

Khi ai đó nói với bạn điều gì đó không đúng sự thật, bạn không kìm chế được mà thốt lên:

うそだ!(Đó là một lời nói dối!)

Trong khi câu nói này được thốt ra như sự phản ứng đối với một hành động, lời nói nào đó của người khác, nhưng câu だ không dùng để tiếp tục cuộc đối thoại mà là để bộc lộ ý muốn “xúc phạm” của người nói đối với người nghe, bỏ qua rào cản về quan hệ xã hội cũng như quan điểm của người nghe.

Mặc dù đối với người nói, câu だ này mang thông điệp chủ đạo về tính một chiều, nhưng chắc chắn nó vẫn có những tác động nhất định đối với người nghe. Người nghe sẽ cảm thấy như ‘vùng cá nhân’ của họ đã bị tiếp cận và xâm phạm.

Ví dụ 2c - Khi anh bạn trai hùng hổ nói với cô bạn gái thế này:

  • 俺たちはもうおしまいだ!(Chúng ta kết thúc rồi!)

Ví dụ 3d - Mẹ Nobi chắc cũng thường nói với Nobita câu này:

  • なんだこの点数は?よし、今から勉強だ!(Điểm số kiểu gì đây! Từ nay lo mà học hành cho tử tế con ạ!)

Ví dụ 3e - Hoặc trong tình huống đặc chất trinh thám thế này chẳng hạn

  • 犯人は誰だ?(Thủ phạm rốt cuộc là ai chứ?)

 

D/ だ  - hội thoại thường ngày

Trong nhiều số trường hợp, câu だ được sử dụng biểu hiện mối quan hệ tương đối thân thiết, gần gũi giữa người nghe và người nói. Thông thường, những đối tượng này sẽ là bạn bè, gia đình hoặc chí ít thì mối quan hệ cũng thương đối thân quen. Đó là khi cả hai bên đều ở trong ‘vùng thân cận’ của đối phương.

Khi đó, câuだ sẽ thường đi với các từ  và  có tác dụng khiến câu nói trở nên nhẹ nhàng và có tính tương tác hơn, khác với khi câu chỉ kết thúc với  sẽ dường như có hàm ý truyền tải cảm xúc tương đối mạnh mẽ và một chiều.

Ví dụ - Hai người bạn cùng lớp nói chuyện với nhau, A thấy B đang nhởn nhơ đọc truyện tranh sau giờ học thì nói:

A: 明日テストだよ。(Ngày mai có bài kiểm tra nhỉ?)

B: え!? (Ehh!?)

A: 今日は徹夜だね。(Hôm nay cậu sẽ phải thức trắng đêm đấy nhỉ.)

Việc thêm  vào câu giúp người nghe biết là người nói đang hướng tới họ và mong nhờ một lời hồi đáp.

Việc thêm vào câu thì thể hiện sự đồng cảm, đồng tình của người nói với người nghe.

Cùng Kosei khám phá văn hóa Nhật Bản ngay hôm nay, đừng quên tiếp tục theo dõi website: kosei.vn nhé! 

>>> Tháng 11 vắng bóng các vị thần Nhật Bản, bạn có biết tên các vị thần?

>>> Tổng hợp Kanji N3 theo âm on: Hàng B

>>> 10 câu tiếng Nhật bạn nên nói khi đến muộn

Để lại Đánh giá
Đánh giá*
Họ tên *
Email *
Bài viết mới
Chọn bài viết hiển thị