Trang chủ / Góc chia sẻ về Nhật Bản / VĂN HÓA NHẬT BẢN / Bất ngờ! Sự tương đồng ngày Tết ở Nhật Bản và Việt Nam
VĂN HÓA NHẬT BẢN

Bất Ngờ! Sự Tương Đồng Ngày Tết Ở Nhật Bản Và Việt Nam

Thứ Năm, 04 Tháng Năm 2023
0/5 - (0 bình chọn)

Ngày tết ở Nhật Bản và Việt Nam khác biệt, nhưng ở đâu đó, người ta vẫn nhận thấy những nét văn hóa cổ truyền ở cả hai đất nước. Cùng trung tâm tiếng Nhật Kosei tìm hiểu nhé!

Sự tương đồng bất biến giữa văn hóa ngày Tết ở Việt Nam và Nhật Bản

Loài cây biểu tượng cho sự sung túc

 

ngày tết ở nhật bản

 

Tết Nguyên Đán của người Việt thường bắt đầu từ 23 tháng chạp – ngày Tết ông Công ông Táo, cây nêu trong nhà cũng được dựng vào hôm đó với mục đích trừ tà ma. Ngoài ra người Việt có thú vui tao nhã thưởng hoa, nên cứ dịp Tết đến, nhà ai nhà nấy đều có cây mai, cành đào hay là cây quất để trang trí nhà cửa, đồng thời đó là biểu tượng của sự sung túc, tốt lành.

 

ngày tết ở nhật bản

 

Còn người Nhật, mọi nhà đều trang trí cây Tùng (Kadomatsu) trước cửa vào ngày 13/12. Tương truyền rằng, có vị thần Toshigamisama sẽ hạ giới và trú ẩn trong cây tùng này.  Bên cạnh đó, người Nhật quan niệm rằng cây Tùng tượng trưng cho sự trẻ mãi không già. Đặc biệt, trên khung cửa của một vài ngôi nhà trên đất Nhật còn trang trí thêm các vật dụng như đồ đan bằng lá có màu trắng, quả quýt và giải giấy trắng, dây thừng đựng ý nguyện ngày tết như màu cam tượng trưng cho sự thịnh vượng, an khang, màu trắng gợi lên sự trong sáng tinh khiết, hàm ý tẩy sạch bụi bẩn, xua đuổi tà ma. Màu xanh đậm của cỏ ẩm dâng lên thần linh cầu tài, cầu lộc, giàu sang sung túc.

Tiệc tất niên

 

ngày tết ở nhật bản

 

Tiệc tất niên là bữa ăn vào ngày cuối cùng của năm, không thể thiếu trong văn hóa của người Việt và người Nhật. Bữa ăn này mang ý nghĩa kết thúc những gì đã qua trong một năm. Tiệc tất niên sẽ là bữa cơm đông đủ các thành viên trong gia đình. Bữa ăn được chuẩn bị kĩ lưỡng, chu đáo với những món ăn truyền thống.

Ở Nhật Bản thì đêm 30 tết là thời điểm gia đình sum họp, cùng nhau ăn tất niên và chờ đón khoảnh khắc giao thừa. Vào đúng 0h đêm giao thừa, khắp các chùa trên đất nước Nhật Bản sẽ đánh 108 hồi chuông với ý nghĩa xua đuổi 108 con quỷ sứ. Ở Việt Nam, Đêm giao thừa là khoảnh khắc quan trọng nhất trong năm, người ta thường bày hương án ở ngoài trời để cúng các vị thần. Khi các nghi lễ kết thúc thì mọi người quây quần ăn uống chúc tụng nhau.

Các hoạt động trong ngày tết

Ngày Tết ở Việt Nam càng trở nên sôi động hơn với các trò chơi dân gian. Nhật Bản những ngày Tết cũng vậy, họ cũng bắt đầu các hoạt động đầu năm mới bằng trò chơi dân gian hay Kagura (ca múa nhạc trên sân đình), …

Dù đón tết dương hay tết âm thì người ta vẫn nhận thấy rất rõ chất dân gian thấm đượm trong văn hóa của Việt Nam và Nhật Bản. Đây là những nét tương đồng bất biến trong mọi thời đại.

Mâm cơm ngày tết

 

ngày tết ở nhật bản

 

Món ăn truyền thống vào sáng mùng 1 tết của người Nhật được gọi là Osechi. Cứ mỗi dịp tết cận kề, người dân Nhật Bản lại tất bật chuẩn bị các món ăn  Osechi để cùng thưởng thức với gia đình trong dịp Tết. Mỗi món trong Osechi đều có một ý nghĩa đặc biệt. Osechi được ăn vào ngày đầu tiên của năm nên đó thường là những món ăn may mắn có ý nghĩa chào đón và chúc mừng năm mới.

Việt Nam không có Osechi nhưng hễ nhắc đến Tết Việt thì chắc chắn phải có bánh chưng, thịt đông, dưa hành, ….

 

ngày tết ở nhật bản

 

Trên đây là 4 nét tương đồng trong văn hóa Việt – Nhật, hy vọng bạn sẽ hiểu hơn về truyền thống ngày Tết của người Nhật. Đọc thêm văn hóa Nhật tại đây 

>>> Giải mã ý nghĩa 12 hương vị trong Osechi ngày Tết Nhật Bản

>>> Khám phá vùng đất thiêng trong lòng Nhật Bản

>>> Nổi tiếng khách đi một về hai Jishu Jinja là ngôi đền cầu duyên thiêng bậc nhất Nhật Bản cho hội FA 

Để lại Đánh giá
Đánh giá*
Họ tên *
Email *
Bài viết mới
Chọn bài viết hiển thị