8 Lưu ý trong văn hóa doanh nghiệp của Nhật
Trong văn hóa doanh nghiệp, cần lưu ý 8 điều dưới đây.
Người Nhật có nguyên tắc về thời gian. Khi họ hứa sẽ làm xong việc vào đúng thời gian nào đó, thì chắc chắn họ sẽ thực hiện đúng thời gian và đảm bảo chất lượng.
Nếu không thực hiện được lời hứa thì việc đầu tiên nên làm là xin lỗi, cho dù bất cứ lý do gì, sau đó mới tìm cách giải thích.
Nhật bản nổi tiếng là đất nước cẩn thận. Cho dù đó là công ty thương mại đơn thuần thì khách hàng Nhật Bản vẫn yêu cầu đối tác làm ăn đưa tới tận nơi sản xuất chứng kiến toàn bộ khâu tổ chức, sản xuất.
Nhật Bản là một trong những quốc gia sử dụng danh thiếp nhiều nhất thế giới. Chính vì vậy, khi trao đổi công việc với người Nhật, để tránh gây ấn tượng không tốt là không có hay hết danh thiếp thì tốt nhất là bạn nên chuẩn bị kĩ danh thiếp của mình và trao danh thiếp ngay trong lần gặp gỡ đầu tiên. Khi đưa danh thiếp, bạn phải đưa và nhận bằng cả hai tay, trong suốt cuộc gặp gỡ thì danh thiếp phải được để trên bàn.
Do người Nhật coi trọng bản sắc văn hóa của mình nên nếu đối tác sử dụng được tiếng Nhật thì sẽ gây được ấn tượng mạnh mẽ. Vì các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì số người biết nói tiếng Anh rất ít.
Khi làm việc với người Nhật, bạn nên chủ động lựa chọn phương tiện và thời gian đảm bảo để tránh trễ hẹn với bất kỳ lý do nào. Tốt nhất là bạn nên đến sớm trước 5 phút, điều này được xem là sự tôn trọng và coi trọng cuộc hẹn với họ.
Bạn có thể gửi thiệp chúc mừng năm mới hay giáng sinh nhưng chú ý phải gửi trước ngày lễ. Đây cũng là một nét văn hóa ở các công ty Nhật Bản trong văn hóa giao tiếp.
Trong giao tiếp, người Nhật không muốn đối đầu, tin tưởng vào sự thỏa hiệp và hòa giải. Họ tin tưởng tuyết đối vào quyết định của tập thể, không nói ra cảm xúc thật vì muốn duy trì sự hòa thuận.
Người Nhật đánh giá cao sự đồng tâm hiệp lực, lãnh đạo là người quyết định sau khi nghe ý kiến của cấp dưới. Quyết định cuối cùng phải được mọi người nghiêm túc chấp hành vì nó thể hiện sự đồng tâm hiệp lực của cả tập thể.
Ngoài ra, người Nhật không thích tranh cãi vì không bao giờ tách mình khỏi tập thể. Tỏ thái độ bất đồng sẽ bị coi là thô thiển, họ thích nói nhẹ nhàng và lịch sự.
Hãy tiếp tục theo dõi website: kosei.vn, mục văn hóa Nhật để trau dồi kiến thức văn hóa doanh nghiệp tại đây nha!
>>> Giật mình với văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản, có như bạn nghĩ?