Cấu trúc っぽい
Chúng ta thêm っぽいvào sau tính từ, động từ, danh từ để tạo thành các tính từ mới.
Nghĩa: hơi hơi~ ( trên thực tế có thể không chính xác hoàn toàn là màu sắc đó, nhưng nhìn khái quát thì thiên về màu đó)
Ví dụ: 白っぽい: trăng trắng
黒っぽい: đen đen
赤っぽい: đo đỏ
茶色っぽい: vàng vàng
Chứa nhiều~, thường mang nghĩa tiêu cực.
Ví dụ:この酒は水っぽい: rượu này bị pha nhiều nước
この料理は油っぽい: món ăn này chứa nhiều dầu mỡ
この布団は湿っぽい: cái chăn này bị ẩm
Trường hợp danh từ+っぽい: trên thực tế không phải là sự vật, sự việc đó nhưng lại mang tính chất gần giống như sự vật sự việc đó hoặc chỉ là người nói/người viết có cảm giác, ấn tượng mạnh mẽ là như vậy.
+ Ví dụ:子供っぽいことを言うな。( Đừng có nói điều ấu trĩ như con nít như thế!)
Trường hợp tính từ+っぽい: người nói/ người viết có cảm giác chắc chắn, rõ ràng là sự vật, sự việc đang đề cập tới có tính chất đó.
+ Ví dụ:安っぽい時計 (cái đồng hồ trông rẻ tiền)
大人っぽい中学生 (cậu học sinh trung học giống người lớn)
Ai đó, cái gì đó có khuynh hướng~ hoặc nhanh chóng, dễ dàng rơi vào trạng thái~.
Ví dụ: 忘れっぽい (hay quên)
怒りっぽい (nóng tính, dễ nổi giận)
飽きっぽい (nhanh chán)
Đến với chủ đề tiếp theo cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei nha:
>>> Các liên từ biểu thị quan hệ ngược giữa vế trước-vế sau trong tiếng Nhật