Lễ hội chuông gió Nhật Bản - Sợi dây kết nối nhân duyên
Hãy cùng Kosei tìm hiểu rõ hơn về lễ hội chuông gió Nhật Bản đặc sắc này qua bài viết dưới đây nhé. Tiếng chuông gió leng keng trong cái nắng hè ấm áp sẽ là một trải nghiệm tuyệt vời, tuy nhiên những chuông gió còn chứa đựng những ý nghĩa tâm linh đặc biệt đối với người dân Nhật Bản.
Đôi nét về chuông gió Nhật Bản
Tiếng chuông gió leng keng trong cái nắng hè ấm áp sẽ là một trải nghiệm tuyệt vời, tuy nhiên những chuông gió còn chứa đựng những ý nghĩa tâm linh đặc biệt đối với người dân Nhật Bản.
Chuông gió là gì?
Trong tiếng Hán chuông gió có nghĩa là phong linh, tức là linh hồn của gió. Bởi vì những chiếc chuông gió sẽ lắc và tạo ra âm thanh khi gió thổi qua mà những âm điệu đó không thể nhìn thấy được.
Chuông gió Nhật Bản có từ đâu?
Ở Nhật Bản, người ta cho rằng nguồn gốc của chuông gió Nhật Bản bắt nguồn từ thời kỳ cổ đại khi người Nhật Bản tin rằng nếu một cơn gió mạnh thổi vào một bệnh dịch sẽ lan truyền. Vì vậy, để ngăn chặn điều này xảy ra, tổ tiên người Nhật đã treo một chiếc chuông gió bằng đồng và gọi là futaku. Khi một cơn gió mạnh thổi vào, Futaku sẽ tạo ra âm thanh cảnh báo mọi người về mọi thứ đang diễn ra xung quanh họ. Sau này vào thế kỷ 18 khi kỹ thuật làm thuỷ tinh ra đời thì chung gió trở nên phổ biến và trở thành một biểu tượng ở Nhật Bản.
Chuông gió Nhật Bản có cấu tạo thế nào?
Chuông gió ở Nhật Bản bao gồm hình dáng bên ngoài hình bát quái bằng làm bằng thủy tinh, zetsu ở bên trong là vật để tạo ra âm thanh và một dải giấy thường được ghi những lời ước nguyện được treo từ zetsu. Chỉ với ba phần đơn giản chuông gió phát ra âm thanh tuyệt đẹp. Chuông gió ban đầu đã được làm bằng đồng cho đến khi kỹ thuật từ quá trình làm kính ra mắt thì chuông gió thủy tinh trở nên phổ biến chính ở Nhật Bản. Chuông gió Nhật Bản khác với nhiều nước khác vì nó thường có hình tròn như những trái lựu to. Mỗi chuông gió sẽ có nhiều kích thước khác nhau và trên nền thủy tinh trong suốt là những họa tiết độc đáo và tinh tế được các nghệ nhân tô vẽ.
Ý nghĩa chuông gió Nhật Bản
Xua đuổi ma quỷ, bệnh tật
Phật giáo du nhập vào Nhật Bản mang theo chuông gió, nó được đặt ở 4 góc hoặc ngay cửa để bảo vệ ngôi chùa khỏi quỷ dữ. Người ta tin rằng âm thanh tiếng chuông gió rất thiêng liêng có thể dùng trong các nghi lễ trừ tà. Bên cạnh đó, Nhật Bản hàng năm phải hứng chịu rất nhiều thảm họa tự nhiên nên chuông gió đóng vai trò như một vật bảo hộ và mọi người cảm thấy được bảo vệ khi nghe những âm thanh của tiếng chuông.
Mang nhiều may mắn, thuận lợi
Trong văn hóa của một số nước Á Châu, chuông gió biểu tượng cho sự mắn mắn. Ở Nhật Bản cũng vậy, hình ảnh những chiếc chuông gió Furin kèm những mảnh giấy ghi lời chúc là biểu tượng của sự may mắn trên xứ sở Phù Tang này. Do đó mà chuông gió cũng trở thành món quà tuyệt vời mọi người dành cho nhau với mong muốn mang lại may mắn, thuận lợi trong cuộc sống.
Mang điều an lành trong phong thủy
Trong phong thủy, người Nhật tin rằng chuông gió hóa giải hung khí và mang lại điều an lành cho ngôi nhà. Chuông gió có tác dụng tiêu tán, hoá giải hung khí án ngữ hoặc chiếu đến vị trí nào đó trong nhà. Đem lại cát khí, sự an lành cho ngôi nhà đó. Ở những ngôi nhà có hướng cửa xấu, người ta treo chuông gió để xua đi những điều không may vào nhà. Bên cạnh đó, người ta còn tin rằng chuông gió có thể gọi những cơn gió mát lành tới để xua đi các nóng bức vào ngày hè.
Mang thông điệp trong tình yêu
Tiếng chuông gió leng keng giữa không gian trời đất, cỏ cây như một sợi dây liên kết giữa con người và thiên nhiên. Thông điệp “anh sẽ mãi mãi bên em”, chiếc chuông gió như một biểu tượng vĩnh hằng trong tình yêu rằng sẽ bên nhau mãi mãi, khi một người lạc lối hay thay lòng đổi dạ thì tiếng chuông gió sẽ chỉ đường để trở về.
Những điều cần biết ở lễ hội chuông gió Nhật Bản
Lễ hội Chuông gió kết nỗi nhân duyên
Lễ hội chuông gió được tổ chức hàng năm thường bắt đầu từ đầu tháng 7 đến đầu tháng 9 tại đền Kawagoe Hikawa ở Tokyo với hơn 2.000 chiếc chuông gió được treo lên để kết nối tình duyên, thu hút đông đảo người bản địa cũng như du khách tới tham quan đặc biệt là những cảm đôi đang yêu nhau. những lời cầu nguyện được viết trên miếng gỗ sẽ được gửi tới các vị thần để những mong ước về tình duyên của người viết sẽ trở thành sự thực. Khi đến đây, bạn có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp trong trẻo vào ban ngày, huyền ảo vào ban đêm trong tiếng hòa âm của dàn chuông gió. Những lời cầu nguyện được viết trên miếng gỗ sẽ được gửi tới các vị thần để những mong ước về tình duyên của người viết sẽ trở thành sự thực.
Furin Ichi (風鈴市) - Hội chợ chuông gió
Furin Ichi là một ngày hội đặc sắc diễn ra khoảng 4 đến 5 ngày vào tuần thứ 3 của tháng 7 tại ngôi đền Kawasaki-Daishi của tỉnh Kanagawa. Có rất nhiều những chiếc chuông gió có nhiều màu sắc và hình dáng ngộ nghĩnh từ khắp nơi trên đất nước được bày bán và triển lãm. Đây là sự kiện thu hút lượng khách đứng thứ 2 ở Nhật Bản hàng năm.
Trên đây là bài viết về lễ hội chuông gió Nhật Bản mà trung tâm tiếng Nhật Kosei cung cấp. Hi vọng bài viết đã mang lại nhiều thông tin bổ ích đến cho các bạn đọc!
Tin liên quan:
>>> Tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa của lễ hội phồn thực Nhật Bản
>>> Dondo-Yaki - Lễ hội đốt bùa truyền thống Nhật Bản có 1 không 2!
>>> Ngay tháng 11 này, lễ hội Hakone Daimyo Gyoretsu tái hiện lịch sử Nhật Bản
>>> 5 bất ngờ về Lễ hội Hina Matsuri truyền thống lâu đời ở Nhật
Khác với Việt Nam, pháo hoa thường được bắn vào dịp cuối năm để chào đón năm mới hay các dịp lễ quan trọng. Còn đối với nước Nhật lễ hội pháo hoa - Hanabi lại được diễn ra xuyên suốt mùa hè. Và Lễ hội Hanabi Nhật Bản đã trở thành một phần không thể thiếu trong mùa hè. Cùng Kosei tìm hiểu chi tiết hơn về lễ hội này trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Nhật Bản không chỉ là đất nước có nền kinh tế phát triển mà văn hoá dân gian tại đây cũng vô cùng phong phú thu hút nhiều sự quan tâm. Đặc biệt là Thất Phúc Thần có mặt trong tín ngưỡng của người dân Nhật Bản từ rất lâu đời và dần trở thành biểu tượng mang đến nhiều sự may mắn và thịnh vượng. Nếu bạn cũng đang quan tâm về Thất phúc thần - 7 vị thần may mắn ban phước ở Nhật Bản này thì đừng bỏ qua những thông tin thú vị trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Văn hoá Omotenashi (tiếng Nhật: おもてなし) khi dịch đơn thuần trong tiếng Việt thì có nghĩa là sự hiếu khách, nhưng trong đó lại là những ý nghĩa sâu xa làm nên nét tinh tế trong văn hóa phục vụ của người Nhật. Nét văn hóa Omotenashi từ lâu đã trở thành một nét đặc trưng trong văn hóa của đất nước mặt trời mọc, được cả thế giới biết đến và đánh giá cao. Hãy cùng Kosei theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về văn hoá này nhé!
hiennguyen
Lịch đỏ Nhật Bản, chắc hẳn ai cũng từng nghe đến cụm từ “Tuần lễ vàng” (Golden Week) trong tiếng Nhật là「ゴールデンウィーク - Gōrudenu īku」. Lịch đỏ của Nhật 2024 có mấy ngày? Tuần lễ vàng ở Nhật có gì đặc biệt? Các câu hỏi liên quan đến tuần lễ vàng ở Nhật sẽ được giải đáp trong bài viết này. Hãy xem thêm chi tiết bài viết dưới đây cùng Kosei để tìm ra câu trả lời nhé!
hiennguyen
Kumamon là linh vật của thành phố Kumamoto - Nhật Bản. Kumamon đã góp phần nào quảng bá hình ảnh địa phương và mang thành phố Kumamoto đến gần hơn với du khách tham quan trên cả nước và quốc tế. Cùng Kosei khám phá bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về chú gấu Kumamon Nhật Bản nhé!
hiennguyen