Trang chủ / Thư viện / Học ngữ pháp tiếng Nhật / Ngữ pháp N4 / Ngữ pháp tiếng Nhật N4 - Bài 33: Thể mệnh lệnh, cấm đoán
Ngữ pháp N4

Ngữ Pháp Tiếng Nhật N4 - Bài 33: Thể Mệnh Lệnh, Cấm Đoán

Thứ Tư, 03 Tháng Năm 2023
0/5 - (0 bình chọn)

Học ngữ pháp tiếng Nhật N4 - Bài 33: Thể mệnh lệnh và thể cấm đoán để biết ý nghĩa, cách chia động từ dạng thể mệnh lệnh và thể cấm đoán tiếng Nhật. Chăm chỉ học tiếng Nhật cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei nhé!

Ngữ pháp tiếng Nhật N4 - Bài 33: Thể mệnh lệnh, thể cấm đoán

1. Động từ thể mệnh lệnh tiếng Nhật(命令形)

Nhóm I: chuyển đuôi 「u」sang e 

(Động từ dạng – masu thì bỏ - masu và đổi đuôi –i thành –e).

急ぐ=> 急げ.

飲む=> 飲め.

行く=> 行け.

切る=> 切れ.

歌う=> 歌え.

持つ=> 持て.

直す=> 直せ.

Nhóm II: bỏ る thêm ろ (động từ dạng – masu thì bỏ - masu và thêm –ro) 

食べる=> 食べろ.

起きる => 起きろ.

見る=> 見ろ.

Nhóm III 

する => しろ.

来る=> 来い.

2. Động từ thể cấm đoán (禁止形(きんしけい))

Thể cấm đoán: Vる + な.

行きます => 行く な. 

つくります => つくる な. 

のみます => のむ な.

まちます => まつ な. 

借ります => 借りる な.

ねます => ねる な.

します => する な. 

きます => くる な.

けっこんします=> けっこんする な.

3. Cách dùng thể mệnh lệnh và cấm đoán 

Thể mệnh lệnh được dùng để sai khiến, ép buộc ai đó làm một việc gì đó và ngược lại, thể cấm đoán được dùng để cấm ai đó không làm gì. Cả hai thể này đều mang nghĩa ép buộc, là kiểu câu mệnh lệnh dạng ngắn nên phạm vi sử dụng khá hẹp, do đó nên hạn chế dùng chúng một mình ở cuối câu. Thông thường, nam giới hay sử dụng hơn. 

Thể mệnh lệnh và cấm đoán được dùng một mình hoặc được dùng ở cuối câu trong những trường hợp sau:

a. Người nhiều tuổi nói với người ít tuổi hơn hoặc người địa vị cao nói với người có địa vị thấp hơn; bố mẹ nói với con cái... 

① 早(はや)く寝(ね)ろ。 Hãy ngủ sớm. 

もっと勉強(べんきょう)しろ。 Phải học nhiều hơn. 

③ 遅(おく)れるな。 Không được đến muộn.

b. Giữa bạn bè thân thiết với nhau. Trong trường hợp này, よ được thêm vào cuối câu để làm mềm âm điệu. 

① 明日(あした)うちへ来(こ)い[よ]。 Ngày mai anh hãy đến nhà tôi nhé. 

あまり飲(の)むな[よ]。 Anh đừng uống nhiều nhé.

c. Trong những trường hợp khẩn cấp, khi không có đủ thời gian để nói những lời lịch sự… Trong trường hợp này, người nói cũng là người có địa vị, tuổi tác cao. 

① 逃(に)げろ。 Chạy đi. 

スイッチをきれ。 Tắt công tắc điện đi. 

エレベーターを使(つか)うな。 Không được dùng cầu thang máy.

d. Khi cổ vũ ở các sự kiện thể thao. (trường hợp này, phái nữ cũng có thể dùng)

① 頑張(がんば)れ。Cố lên. 

② 走(はし)れ。Chạy đi. 

③ 負(ま)けるな。Không được thua.

e. Trong những khẩu hiệu, biển báo mang tính súc tích, có tính tuyên truyền cao

① 止(と)まれ。 Dừng lại. 

② 入(はい)るな。 Cấm vào.

Trong thể văn mệnh lệnh, ngoài cách dùng thể mệnh lệnh, thì “V ます+なさい” cũng được dùng. Nó được dùng trong trường hợp bố mẹ nói với con cái, thầy cô giáo với học sinh. Tuy nhiên sắc thái của nó nhẹ nhàng hơn thể mệnh lệnh. Vì vậy, phụ nữ thường dùng mẫu câu này thay thế cho thể mệnh lệnh….Tuy nhiên, ta không sử dụng mẫu câu này với bề trên. 

① 勉強(べんきょう)しなさい。 Hãy học đi. 

② 早(はや)く寝(ね)なさい。 Hãy ngủ sớm đi.

4. Vて+くれ: hãy / xin hãy (làm gì / đừng làm gì)

Cách dùng: ~てくれ là thể thông thường của ~てください, mẫu câu biểu hiện sự nhờ cậy, yêu cầu lịch sự. Mẫu câu này thể hiện ý mệnh lệnh, cấm đoán nhưng nhẹ nhàng hơn nhiều và không bao hàm ý áp đặt, ép buộc.

Chú ý: chỉ có nam giới sử dụng (nữ giới tuyệt đối không sử dụng) và không dùng với người lớn tuổi hơn hay cấp trên

Ví dụ: 

(1) ちょっと 手伝(てつだ)ってくれ。 Hãy giúp tôi một chút. 

(2) ちょっと はさみを貸(か)して。 Cho tôi mượn cái kéo một chút.

5. ~と読(よ)みます, ~と書(か)いてあります: đọc là, viết là

(1) あの漢字(かんじ)は 何(なん)と読(よ)むんですか。Chữ Hán kia đọc là gì? 

     あの漢字(かんじ)は「いりぐち」と読(よ)みます。Chữ Hán đó đọc là “iriguchi”.

(2) あそこに「止(と)まれ」と書(か)いてあります。 Ở đằng kia có viết là “dừng lại”.

Chú ý: ~と trong 2 ví dụ trên có nghĩa giống ~と trong mẫu ~といいます ở bài 21.

6. Xは Yと いう意味(いみ)です。X có nghĩa là Y

Cách dùng: Mẫu câu này được dùng để định nghĩa từ được biểu diễn bởi “X”  (という bắt nguồn từ といいます)

Ví dụ:

(1) “ありがとう” は “Cám ơn” という 意味です。“Arigatou” có nghĩa là “Cám ơn”.

(2) A:あの漢字(かんじ)は どいう意味ですか。Chữ Hán kia có nghĩa là gì? B:使(つか)うな という意味です。Nó có nghĩa là “không được dùng”.

7. Câu văn / thể thường + と 言っていました: ai đó đã nói là/ rằng

Cách dùng: dùng để truyền đạt, thông báo, trích dẫn lại 1 câu nói, 1 lời nhắn của ai đó cho người thứ 3.

Ví dụ: 

(1) (電話(でんわ)で)田中(たなか)さん: 10時(じ)に 本社(ほんしゃ)に 来(き)てください。

=> 田中(たなか)さんは10時(じ)に 本社(ほんしゃ)に 来(き)てくれ と言(い)っていました。 

Anh Tanaka nói là: hãy đến trụ sở công ty lúc 10 giờ

(2) 田中さん:明日(あした) 休(やす)みます。 

=> 田中(たなか)さんは 明日休(あすやす)むと 言(い)っていました。 

Anh Tanaka nói là ngày mai anh ấy nghỉ.

Phân biệt: 「~と言いました」và 「~と言っていました」 

Giống: cùng dùng để truyền đạt lại 1 câu nói, lời nhắn của ai đó 

Khác: 「~と言いました」đặt trọng tâm vào việc ai nói, vào chủ thể của câu nói đó.

Trong khi đó, 「~と言っていました」đặt trọng tâm vào việc truyền đạt lại nội dung câu nói.

Trên đây là ngữ pháp tiếng Nhật N4 bài 33: Thể mệnh lệnh, cấm đoán mà Kosei biên soạn. Hi vọng, bài viết về thể mệnh lệnh, thể cấm đoán tiếng Nhật trên đã mang lại nhiều kiến thức bổ ích cho các bạn đọc!

Cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei học bài tiếp theo nha!! 

>>> Ngữ pháp tiếng Nhật N4 - Bài 34

>>> Ngữ pháp tiếng Nhật N4 - Bài 32

>>> Người ấy của bạn sẽ đổ cái rụp trước những câu tán tỉnh bằng tiếng Nhât này

Để lại Đánh giá
Đánh giá*
Họ tên *
Email *
Bài viết mới
Chọn bài viết hiển thị