Phong tục đón Tết ở Nhật Bản có gì khác với các nước láng giềng châu Á?
Nhật Bản là một trong những quốc gia ở châu Á. Nhưng kì lạ thay nước này lại không đón tết theo âm lịch. Cùng Kosei tìm hiểu xem phong tục đón Tết ở Nhật Bản có gì khác trong bài viết dưới đây nhé!
Phong tục đón Tết ở Nhật Bản sẽ có gì?
Khác hẳn với các nước láng giềng thuộc châu Á, Nhật Bản lại là quốc gia ăn Tết cổ truyền vào ngày dương lịch. Ngày Tết ở Nhật Bản bắt đầu vào ngày 1/1 dương lịch. Phong tục đón Tết ở Nhật Bản thể hiện rõ nét tinh hoa văn hóa đặt sắc từ thời xa xưa. Vào ngày này người Nhật thường:
- Tổng vệ sinh - Osouji:
Để chào đón các vị thần năm mới đến, nhà cửa phải đc vệ sinh sạch sẽ. Ngày xưa, người Nhật thường bắt đầu tổng vệ sinh vào ngày 13/12, còn đc gọi là ngày Susuharai, nhưng dạo gần đây có nhiều gia đình đến gần ngày 31/12 mới dọn dẹp. Hiện nay các thần điện, chùa chiền vẫn tổ chức các buổi lễ Susuharai linh thiêng vào ngày 13/12.
- Trang trí ngày Tết:
Sau đợt Osouji, mọi người sẽ trang hoàng nhà cửa, tốt nhất là ngày vào 28 hoặc 30. Bởi vì số 29 trong tiếng Nhật phát âm gần giống với “Nijyu no kurushimi”, tức “Hai lần nỗi đau”, và sẽ rất thất lễ nếu trang trí nhà cửa vào ngày 31 cận sát với ngày Tết, cho nên người Nhật thường tránh trang hoàng vào 2 ngày này trong phong tục đón tết Nhật Bản.
Những điều kỳ lạ trong phong tục đón Tết ở Nhật Bản
Treo Kadomatsu ngay cạnh cửa
Kadomatsu là một bó gồm 3 ống tre tươi và vài cành thông được sắp xếp theo số lẻ, luôn được treo trước của ra vào, gần như ở VN người Việt ta treo cành lộc trước của nhà. Người Nhật quan niệm rằng hạnh phúc không thể chia được và nỗi bất hạnh mới cần phải “chia hết”, đó là lý do mà các cành thông và 3 ống tre luôn được chia theo số lẻ.
Tại sao lại là cây thông mà không phải cây khác, cây thông là cây bất diệt, cho dù có bao nhiêu mưa nắng hay hạn hán thì cây thông vẫn tươi tốt, vậy nên người Nhật quan niệm treo những cành thông trong ngày đầu năm mới thì sẽ làm cho gia chủ luôn luôn mạnh khỏe, luôn luôn tươi tốt như cây thông cho dù ở hoàn cảnh nào.
Treo Shimenawa trước cửa nhà đầu năm mới
Ý nghĩa gần như cây nêu của VN là trừ đuổi ma quỷ và chào đón những vị thần may mắn, quan niệm của người Nhật là treo Shimenawa (như hình anh bên dưới) trước cửa ngày tết sẽ mang những điều may mắn đến với gia chủ. Cách sắp xếp của bó Shimenawa là tùy theo ý của mỗi gia chủ, nhưng nhìn chung lại bó Shinmenawa đều mang những màu sắc ấm cúng, sặc sỡ, tượng trưng cho những điều tốt đẹp, bình yên may mắn luôn hiện diện trong cuộc sống của gia đình của người treo Shimenawa trong ngày đầu năm.
Đặt bó Wakazari trong bếp
Bó Wakazia là một vòng tròn được tết bằng rơm khô hay là một đoạn dây thừng, được gắn những bông hoa phía trên đầu. Người Nhật quan niệm để Wakazari trong bếp là để tạ ơn các vị thần nước thần nửa đã mang may mắn và sung túc đến cho gia chủ, đã cho gia đình những bữa cơm no ấm. Ngoài ra, vào những ngày đầu năm mới Wakazia còn được treo ở đầu mui xe cũng với nhưng mong ước như trên.
Thắp hương cho tổ tiên và các vị thần
Cũng giống như các nước thuộc châu Á khác, người Nhật Bản cũng cúng tổ tiên, các vị thần vào đêm giao thừa. Nhưng người Nhật không đốt hương và vàng mã như người Việt Nam. Họ đặt các loại bánh dày, bánh Tokonoma lên bàn thờ, nhằm tỏ lòng thành kính và được các thần linh phù hộ. Khi ăn sẽ dùng đũa nhọn cả 2 đầu vì cả người và thần sẽ dùng.
Mừng tuổi trong ngày Tết Otoshidama
Tiền lì xì mà người lớn hay cho trẻ nhỏ. Trẻ em rất háo hức với khoản Otoshidama mình sẽ nhận, những gia đình đông con cháu chắc chắn sẽ phải chi một khoản lì xì đáng kể. Tiền lì xì sẽ được đựng trong Pochibukuro - phong bao lì xì rất dễ thương với có nhiều hoa văn và hình nhân vật hoạt hình, chắc chắn sẽ làm đám trẻ con thích thú.
Trên đây là bài viết về phong tục đón Tết ở Nhật Bản có gì khác mà trung tâm tiếng Nhật Kosei đã cung cấp. Hi vọng bài viết đã mang lại nhiều thông tin bổ ích đến cho bạn đọc!
Tin liên quan:
>>> Cách thưởng thức trà đạo Nhật Bản có gì đặc biệt?
>>> Khám phá những điều thú vị trong ngày tết trung thu tại Nhật Bản
>>> Tại sao nghi lễ rải muối Sumo trên sàn đấu được coi là một văn hóa của Nhật Bản?
>>> Tìm hiểu lễ hội Mochitsuki Nhật Bản - Nguồn gốc của bánh mochi
>>> Cành tre Fukusasa - Biểu tượng của sự may mắn ở Nhật Bản
Khác với Việt Nam, pháo hoa thường được bắn vào dịp cuối năm để chào đón năm mới hay các dịp lễ quan trọng. Còn đối với nước Nhật lễ hội pháo hoa - Hanabi lại được diễn ra xuyên suốt mùa hè. Và Lễ hội Hanabi Nhật Bản đã trở thành một phần không thể thiếu trong mùa hè. Cùng Kosei tìm hiểu chi tiết hơn về lễ hội này trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Nhật Bản không chỉ là đất nước có nền kinh tế phát triển mà văn hoá dân gian tại đây cũng vô cùng phong phú thu hút nhiều sự quan tâm. Đặc biệt là Thất Phúc Thần có mặt trong tín ngưỡng của người dân Nhật Bản từ rất lâu đời và dần trở thành biểu tượng mang đến nhiều sự may mắn và thịnh vượng. Nếu bạn cũng đang quan tâm về Thất phúc thần - 7 vị thần may mắn ban phước ở Nhật Bản này thì đừng bỏ qua những thông tin thú vị trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Văn hoá Omotenashi (tiếng Nhật: おもてなし) khi dịch đơn thuần trong tiếng Việt thì có nghĩa là sự hiếu khách, nhưng trong đó lại là những ý nghĩa sâu xa làm nên nét tinh tế trong văn hóa phục vụ của người Nhật. Nét văn hóa Omotenashi từ lâu đã trở thành một nét đặc trưng trong văn hóa của đất nước mặt trời mọc, được cả thế giới biết đến và đánh giá cao. Hãy cùng Kosei theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về văn hoá này nhé!
hiennguyen
Lịch đỏ Nhật Bản, chắc hẳn ai cũng từng nghe đến cụm từ “Tuần lễ vàng” (Golden Week) trong tiếng Nhật là「ゴールデンウィーク - Gōrudenu īku」. Lịch đỏ của Nhật 2024 có mấy ngày? Tuần lễ vàng ở Nhật có gì đặc biệt? Các câu hỏi liên quan đến tuần lễ vàng ở Nhật sẽ được giải đáp trong bài viết này. Hãy xem thêm chi tiết bài viết dưới đây cùng Kosei để tìm ra câu trả lời nhé!
hiennguyen
Kumamon là linh vật của thành phố Kumamoto - Nhật Bản. Kumamon đã góp phần nào quảng bá hình ảnh địa phương và mang thành phố Kumamoto đến gần hơn với du khách tham quan trên cả nước và quốc tế. Cùng Kosei khám phá bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về chú gấu Kumamon Nhật Bản nhé!
hiennguyen