Giải đáp: Đề thi đại học môn tiếng Nhật tương đương với N mấy?
Đề thi đại học môn tiếng Nhật như thế nào, khó hay dễ và nó khác gì với đề thi JLPT? Mấy năm gần đây, trong kỳ thi tuyển sinh đại học có thêm khối D6 với 3 môn Toán, Văn, tiếng Nhật đang được rất nhiều học sinh quan tâm và theo học. Hãy cùng Kosei tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết dưới đây nhé!
Giải đáp thắc mắc: Đề thi đại học môn tiếng Nhật tương đương với N mấy?
Trong những năm trở lại đây, tiếng Nhật đã trở thành một ngoại ngữ rất phổ biến tại Việt Nam ngoài tiếng Anh. Không chỉ là tại các trung tâm ngoại ngữ mà ngay cả trong hệ thống giáo dục của nước ta, tiếng Nhật cũng đóng vai trờ là một trong những môn thi trong kỳ tuyển sinh THPT quốc gia chính là khối D6- Toán, Văn, tiếng Nhật.
Vậy thì đề thi tiếng Nhật – kỳ thi tuyển sinh THPT quốc gia sẽ như thế nào, có giống với đề thi JLPT không? Khó hơn không nhỉ? Là những thắc mắc của hầu hết các bạn học sinh yêu thích tiếng Nhật và muốn được tìm hiểu nhiều hơn về ngôn ngữ thú vị này.
Vậy thì đề thi đại học môn tiếng Nhật sẽ có bố cụ như thế nào?
Đề thi đại học tiếng Nhật tương đương với trình độ N mấy?
Với độ phổ biến tiếng Nhật trong hệ thống giáo dục tại Việt Nam hiện nay thì tiếng Nhật mới chỉ là một môn ngoại ngữ thứ 2 được giải dạy tại một số trường, chưa có sự phổ biến trên toàn bộ các cơ sở giáo dục. vì vậy mà cấp độ kiến thức kiểm tra chỉ dừng tại mức cơ bản. Đối với kỳ thi đại học thì bài thi mới ở cấp độ N5, N4 đồng nghĩ với việc phải có kiến thức tương đương với 50 bài trong sách giáo trình Mina no nihongo, khoảng hơn 2000 từ vựng, hơn 300 chữ Kanji. Đây mới chỉ là trình độ sơ cấp tiếng Nhật. Nên cũng đừng lo lắng nhiều nhé! Học thật chắc kiến thức trong 50 bài là bạn có thể thi đỗ một cạc dễ dàng.
Đề thi đại học tiếng Nhật khác gì với đề thi JLPT N4, N5?
Đề thi JLPT là đề thi kiểm tra tổng thể các kỹ năng liên quan đến tiếng Nhật với nhiều cấp độ khác nhau và mỗi cáp độ sẽ là một bài thi riêng. Kỳ thi JLPT nhìn chung có 3 bài thi lần lượt là : Từ vựng, Đọc hiểu và Ngữ pháp và phần nghe. Với mỗi bài thi sẽ có thang điểm nhất định và điểm tối đa là 60 điểm. Tính tổng cộng 3 phần thi, ta có điểm tối đa là 180 điểm, cách tính điểm rất khác với mẫu tính điểm ta thường thấy. Ngoài ra còn một điểm khá thú vị trong cách tính điểm với kỳ thi JLPT nữa là: Câu nào ít người trả lời đúng câu đó sẽ được điểm cao, câu nào nhiều người trả lời đúng sẽ cho điểm câu đó thấp. Bởi hình thức thi JLPT là trắc nhiệm 100% và chấm điểm bằng máy nên cũng chính vì thế mà không có mẫu điểm cho từng câu hoặc từng bài. Nên nếu bạn tính điểm mà khác với điểm được thông báo cũng là chuyện bình thường.
Đối với đề thi đại học Tiếng Nhật thì chỉ có một bài thi duy nhất và không có phần nghe. Chủ yếu nội dung thi sẽ được phân thành Từ vựng, Kanji, ngữ pháp và đọc điểu. Còn về cách tính điểm sẽ được quy định rõ với từng bài và số câu. Điểm tối đa là 10 điểm.
Cấu trúc đề thi đại học tiếng Nhật như thế nào?
Mỗi phần sẽ có thang điểm nhất định với từng câu. Vì vậy bạn làm đúng được câu nào. Bạn sẽ có điểm câu đó.
Cấu trúc đề thi đại học môn tiếng Nhật
Dạng bài |
Số câu |
Ví dụ |
Cách đọc Kanji |
3 |
白い ぼうしを かぶって いる 人を 知って いますか。 A.あかい B.しろい C.くろい D.あおい |
Tìm câu đồng nghĩa |
4 |
私は はじめて 日本に 来ました。 A.私は 日本に 行きたかったです。 B.私は 日本に 来た ことが ありませんでした。 C.私は 来年 はじめて 日本に 行きます。 D.私は 今年 日本に 来ました。 |
Trả lời đúng trong hội thoại |
4 |
田中:「では、そろそろ しつれいします。今日は ごちそうさまでした。」 山田:「いえいえ、 。」 A.また じゃまして ください B.また あそびに 来て ください C.つまらない 物でしたが D.それは たいへんでしたね |
Đọc hiểu ngắn |
4 |
|
Chọn từ sai |
3 |
けんこうの ために、魚や とうふを 食べた ほうが 体が いいそうです。
|
Bài tập ngữ pháp, trợ từ… |
23 |
___ おかしですね。私にも 一つ ください。 A.おいしそうな B.おいしいかも しれない C.おいしい みたい D.おいしい ように |
Điền từ hoàn thành đoạn văn |
4 |
|
Tìm cách đọc đúng của Kanji |
3 |
私は 3年間 日本に すんでいました。 A.主んで B.住んで C.任んで D.注んで |
Đoạn văn có gạch chân |
2 |
|
Cấu trúc đề thi JLPT N4
CẤU TRÚC |
MỤC |
Số câu |
NỘI DUNG
|
Phần 1 Từ vựng
(35 câu)
|
1 |
9 |
Cách đọc những từ được viết bằng Hán tự. |
2 |
6 |
Những từ được viết bằng Hiragana sẽ được viết sang Hán tự hoặc Katakana như thế nào.
|
|
3 |
10 |
Tùy theo mạch văn tìm những từ được quy định phù hợp về mặt ngữ nghĩa là từ nào. |
|
4 |
5 |
Tìm những cách diễn đạt, những từ gần nghĩa với các từ đã cho. |
|
5 |
5 |
Biết được từ đó sử dụng như thế nào trong các câu được đưa ra. |
|
Phần 2 Ngữ pháp – đọc hiểu
(35 câu)
|
1 |
15 |
Có thể phán đoán được hình thức ngữ pháp nào phù hợp với nội dung câu văn. |
2 |
5 |
Có thể tạo được câu văn mạch lạc về mặt ý nghĩa và đúng cú pháp. |
|
3 |
5 |
Có thể phán đoán được câu nào phù hợp với dòng chảy của đoạn văn. |
|
4 |
4 |
Đọc và hiểu được nội dung của một văn bản khoảng 100 ~ 200 chữ Hán tự đơn giản về các ngữ cảnh, các vấn đề có liên quan đến học tập, cuộc sống hay công việc. |
|
5 |
4 |
Đọc và hiểu được nội dung của một văn bản khoảng 450 chữ Hán tự đơn giản về đề tài có liên quan đến cuộc sống hàng ngày |
|
6 |
2 |
Có thể tìm ra những thông tin cần thiết trong các bản tin, bản hướng dẫn… có khoảng 400 chữ Hán tự cơ bản. |
|
PHẦN 3 NGHE
(28 câu)
|
1 |
8 |
Có thể hiểu được nội dung khi nghe một đoạn văn, một đoạn hội thoại. (Nghe và nắm bắt những thông tin cần thiết, giải quyết những chủ đề mang tính cụ thể và có thể biết được cái thích hợp tiếp theo là cái gì. ) |
2 |
7 |
Có thể hiểu được nội dung khi nghe một đoạn văn, một đoạn hội thoại. (Phải nghe cái đã được chỉ thị từ trước, có khả năng nghe và lược ra những điểm chính) |
|
3 |
5 |
Vừa nhìn hình vừa nghe giải thích tình huống để chọn lựa câu thoại thích hợp. |
|
4 |
8 |
Nghe câu thoại ngắn chẳng hạn như một câu hỏi rồi chọn câu ứng đáp thích hợp. |
Nhìn chung có thể thấy cấu trúc bài thi JLPT và đề thi Đại học môn Tiếng Nhật khác nhau hoàn toàn và mức độ khó cũng khác nhau. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi kiến thức học tập và giảng dạy giữa học trên nhà trường theo quy chuẩn giáo dục và học ngoại ngữ tự do là khác nhau bởi mục tiêu học tập khác nhau.
Các bạn xem tiếp các phần khác cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei nhé:
>>> Tổng hợp các đề thi JLPT N4, N5