Khám phá 4 điều đầy ngạc nhiên về thị trấn sumo Sumida thú vị
Thị trấn sumo Sumida được mệnh danh là thị trấn sumo náo nhiệt ở Nhật Bản, nơi đây có nhiều danh thắng nổi tiếng và có bề dày lịch sử lâu đời. Hãy cùng Kosei khám phá ngay những điều thú vị về sumo và những gì liên quan tới nó nhé!
Khám phá thị trấn sumo Sumida thú vị
Sumo – cái tên đã không còn xa lạ với người Nhật Bản và bất kỳ ai yêu thích văn hóa Nhật Bản. Đây là một môn võ cổ truyền của Nhật Bản.
Lịch sử môn võ cổ truyền Sumo
Môn võ này xuất hiện ở nước hoa mặt trời mọc khoảng 1500 trước và gắn với đạo Shinto. Trước kia nghi thức của sumo thường gắn liền với điệu múa thiêng liêng. Nhưng trong các trận đấu Sumo thì bắt buộc phải thực hiện một vài nghi lễ trước khi bắt đầu.
Sumo bước sang trang mới vào thời kỳ Nara và môn võ này đã trở thành một trong những giải đấu hàng năm trong triều. Các kỹ thuật cũng như quy định thi đấu của sumo được hình thành trong giai đoạn đó và cũng được duy trì cho đến nay.
Năm 1992, chiến tranh bùng nổ tại Nhật, võ sĩ sumo không còn được thi đấu tự do, mà còn được đưa vào quân đội để phục vụ cho chiến đấu. Từ đó trở đi, các trường đào tạo môn võ này trở nên chuyên nghiệp hơn. Đưa sumo trở thành biểu tượng và môn võ truyền thống tại Nhật.
Lịch sử của môn võ này hoạt động chuyên nghiệp chỉ mới khoảng hơn 300 năm nay. Số lượng võ sĩ sumo trước đó đông, nhưng càng ngày càng giảm đi là 50 người hàng năm. Bởi môn võ này phải trải qua cuộc sống nghiêm ngặt và quá trình luyện khổ cực mới bước vào con đường sumo chuyên nghiệp.
Sumida - Nơi tọa lạc của nhà thi đấu sumo Ryogoku Kokugikan, là trung tâm của văn hóa sumo
Được biết, giải đấu vật sumo kogyo đầu tiên được tổ chức tại chùa Eko-in ở Ryogoku, thuộc quận Sumida, vào tháng 9 năm 1768. Kể từ đó, môn sumo kogyo đã tiếp tục phát triển mạnh đến tận ngày nay và đã trở thành giải Grand Sumo Tournament. Đối với người hâm mộ sumo, Sumida là một địa điểm được ưa chuộng vì là quê hương của môn sumo.
Tượng đài lịch sử Chikarazuka
Khi đi qua cổng sanmon ở Chùa Eko-in, sẽ đến tượng đài lớn mang tên Chikarazuka, được mệnh danh là Tượng đài sức mạnh. Trước khi Ryogoku Kokugikan cũ được xây dựng vào năm 1909, Enko-in từng là nơi tổ chức các giải đấu sumo kogyo trong suốt nhiều năm. Hiệp hội Sumo đã cho dựng tượng đài này vào năm 1936 để vinh danh các cựu lực sĩ sumo. Từ đó, các đô vật sumo mới nhập môn cũng thường đến đây để cầu được sức mạnh, cho thấy mối liên hệ giữa môn sumo và Eko-in vẫn được kế thừa và phát huy.
Lịch sử món ăn đặc trưng của các sumo - Chanko
Món lẩu chanko được cho là bắt nguồn từ món hầm Dewanoumi-beya dành cho các võ sĩ sumo vào cuối những năm 1800. Mặc dù chanko thường chỉ món lẩu dành cho các võ sĩ sumo, nhưng thật ra đây là tên gọi chung cho tất cả các món ăn của võ sĩ, nghĩa là mọi món ăn từ cơm cà ri đến mì ống đều là chanko. Có nhiều giai thoại về nguồn gốc của tên gọi này, nhưng cách giải thích phổ biến nhất là trại trưởng trại huấn luyện (oyakata) được gọi là "chan" và các võ sĩ cấp dưới (deshi) được gọi là "ko" thường dùng bữa cùng nhau nên bữa ăn của họ được gọi là "chanko." Ngày nay, có rất nhiều nhà hàng phục vụ món lẩu chanko, vì vậy bất cứ ai cũng có thể thưởng thức chanko chứ không chỉ riêng võ sĩ sumo. Đặc biệt, khu vực Ryogoku hội tụ rất nhiều nhà hàng chanko.
Vậy là bạn vừa biết thêm được nhiều thông tin từ thị trấn Sumo Sumida rồi, khám phá văn hóa Nhật Bản ngay hôm nay cùng trung tâm tiếng Nhật Kosei nhé!
>>> 6 điểm nổi bật trong văn hóa của người Nhật
>>> 50 Sự thật thú vị về Nhật Bản có thể bạn chưa biết
>>> Lễ hội tuyết Sapporo - một nét đẹp văn hóa không thể thiếu của Nhật Bản

Mặc dù Mascot là một khái niệm xuất phát từ phương Tây, nhưng tại Nhật Bản, Yuru-kyara đã phát triển và trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa của đất nước này. Nhật Bản, với sự yêu thích mạnh mẽ đối với sự dễ thương và khái niệm "Kawaii", đã tạo ra một biến thể Mascot mang đậm dấu ấn riêng, có thể nói là một xu hướng độc đáo chỉ có tại Nhật. Hãy cùng Kosei tìm hiểu thêm Những điều về Linh vật của Nhật Bản Yuru-Kyara trong bài viết dưới đây nhé!

hiennguyen

Ikkyu-san (一休さん) là một trong những câu chuyện nổi tiếng và hài hước của Nhật Bản, kể về một vị thiền sư nhỏ tuổi thông minh, tên là Ikkyu, người nổi tiếng với sự lanh lợi và những tình huống khôi hài, có tính giáo dục. Câu chuyện về Ikkyu đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa Nhật Bản, và những câu chuyện xoay quanh Ikkyu thường mang thông điệp sâu sắc về trí tuệ và sự mỉa mai, đồng thời khiến người nghe phải cười vì sự thông minh và hài hước của nhân vật này.

hiennguyen

Khác với Việt Nam, pháo hoa thường được bắn vào dịp cuối năm để chào đón năm mới hay các dịp lễ quan trọng. Còn đối với nước Nhật lễ hội pháo hoa - Hanabi lại được diễn ra xuyên suốt mùa hè. Và Lễ hội Hanabi Nhật Bản đã trở thành một phần không thể thiếu trong mùa hè. Cùng Kosei tìm hiểu chi tiết hơn về lễ hội này trong bài viết dưới đây nhé!

hiennguyen

Nhật Bản không chỉ là đất nước có nền kinh tế phát triển mà văn hoá dân gian tại đây cũng vô cùng phong phú thu hút nhiều sự quan tâm. Đặc biệt là Thất Phúc Thần có mặt trong tín ngưỡng của người dân Nhật Bản từ rất lâu đời và dần trở thành biểu tượng mang đến nhiều sự may mắn và thịnh vượng. Nếu bạn cũng đang quan tâm về Thất phúc thần - 7 vị thần may mắn ban phước ở Nhật Bản này thì đừng bỏ qua những thông tin thú vị trong bài viết dưới đây nhé!

hiennguyen

Văn hoá Omotenashi (tiếng Nhật: おもてなし) khi dịch đơn thuần trong tiếng Việt thì có nghĩa là sự hiếu khách, nhưng trong đó lại là những ý nghĩa sâu xa làm nên nét tinh tế trong văn hóa phục vụ của người Nhật. Nét văn hóa Omotenashi từ lâu đã trở thành một nét đặc trưng trong văn hóa của đất nước mặt trời mọc, được cả thế giới biết đến và đánh giá cao. Hãy cùng Kosei theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về văn hoá này nhé!

hiennguyen