Ngượng chín mắt với lễ hội khỏa thân Hadaka ở Nhật Bản
Gạt hết sự ngượng ngùng, cánh mày râu Nhật Bản đua nhau “khỏa thân” trong lễ hội khỏa thân Hadaka. Vậy lễ hội này có gì và được tổ chức như thế nào? Hãy cùng Kosei giải đáp nhé.
Ngượng chín mắt trước Lễ hội khỏa thân Hadaka độc nhất vô nhị ở Nhật Bản
Trong lễ hội khỏa thân Hakada, cánh mày râu “quyền lực” Nhật Bản phải tranh giành nhau quyết liệt để lấy được một trong hai chiếc gậy may mắn (được gọi là Shingi, có đường kính 4cm và chiều dài 20cm). Theo quan niệm của người Nhật thì đây không phải là một chiếc gậy bình thường mà do một đạo sĩ ném từ cửa sổ cao 4m xuống. Nếu người nào lấy được thì sẽ may mắn và hạnh phúc trong năm đó. Đặc biệt nhất là khi giữ được Shingi lâu nhất và nhét được nó vào trong một chiếc hộp thì càng linh nghiệm.
Rất nhiều khách thập phương muốn được tận mắt chứng kiến những hình ảnh thú vị này đều phải mua vé ở những vị trí “đắc địa” để cổ vũ cho những “sumo bất đắc dĩ”.
Lễ hội Hadaka Matsuri xuất hiện cách đây hơn 500 năm, khởi nguồn ở ngôi đền Saidaiji, thành phố Okayama. Ban đầu mọi người tập trung trước cổng đền để giành lấy được tấm bùa bằng giấy của đạo sĩ. Dần dần, nghi lễ đã trở thành một hoạt động thường niên diễn ra vào thứ 7 của tuần thứ 3 trong tháng 2. Lá bùa bằng giấy được đổi thành chiếc gậy để đảm bảo sự chắc chắn của nó.
Sự kiện này được phát triển từ một nghi lễ cách ngày nay 500 năm trước, từ thời Muromachi (1338 – 1573) khi dân làng giành được bùa hộ mệnh do tu sĩ ở đền Saidaiji Kannonin phân phát. Càng ngày càng nhiều người dân trong làng muốn bùa hộ mệnh này và số lượng tăng lên, nếu chộp lấy lá bùa thì chúng sẽ rách, vì thế họ đã đổi các lá bùa giấu thành que gỗ.
Lễ hội Hakada là một di sản lâu đời, được công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể vào năm 2016. Bên cạnh đó, nhiều lễ hội khỏa thân khác cũng được tổ chức ở khắp Nhật Bản.
Lễ hội thu hút khoảng 9000 người tham gia và bắt đầu từ 10h đêm trong cái lạnh dưới 10 độ của xứ phù tang, những người đàn ông mặc một chiếc khố, chân đi tất đứng vây kín khoảng không dưới cửa sổ của đền thờ để ngóng trông chiếc gậy may mắn. Trước đó, họ phải rửa chân trần để làm trong sạch cơ thể mình và uống một chút rượu sake để làm nóng. Bạn sẽ trở thành người hùng của lễ hội nếu khỏa thân hoàn toàn, được gọi là Shinto.
Những tiếng hô “Wasshoi! Wasshoi” vang lên khi lễ hội bắt đầu, những “đấu sĩ sumo” chiến đấu, nuôi hy vọng giành được cây gậy may mắn trong cuộc chiến diễn ra cam go, khốc liệt. Khi cuộc chiến kết thúc, những người xung quanh cố gắng chạm vào người đó dể mang lại chút may mắn đang lan tỏa. Mọi người trở về lều để nghỉ ngơi và chữa trị vết thương nhỏ bởi tuy tranh giành của nhau nhưng người Nhật vẫn luôn giữ đúng thái độ nền nã, tôn trọng đối thủ.
Lễ hội tượng trưng cho sức mạnh, tinh thần quả cảm, ý chí chiến đấu kiến cường của con người và đất nước Nhật Bản,thể hiện sức sống của những nét văn hóa truyền thống của một quốc gia phát triển hàng đầu trên thế giới.
Bạn thấy sao về lễ hội này? Cùng trung tâm tiếng Nhật Kosei thử tìm hiểu thêm về các lễ hội khác tại đây nhé.
>>> Cập nhật lịch hoa anh đào nở 2020 tại Nhật Bản
>>> Xếp hạng 5 địa điểm du xuân đẹp nhất Nhật Bản
>>> 14/2 mà không ai tặng quà thì hãy đến ngôi chùa này ngay đi
Khác với Việt Nam, pháo hoa thường được bắn vào dịp cuối năm để chào đón năm mới hay các dịp lễ quan trọng. Còn đối với nước Nhật lễ hội pháo hoa - Hanabi lại được diễn ra xuyên suốt mùa hè. Và Lễ hội Hanabi Nhật Bản đã trở thành một phần không thể thiếu trong mùa hè. Cùng Kosei tìm hiểu chi tiết hơn về lễ hội này trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Nhật Bản không chỉ là đất nước có nền kinh tế phát triển mà văn hoá dân gian tại đây cũng vô cùng phong phú thu hút nhiều sự quan tâm. Đặc biệt là Thất Phúc Thần có mặt trong tín ngưỡng của người dân Nhật Bản từ rất lâu đời và dần trở thành biểu tượng mang đến nhiều sự may mắn và thịnh vượng. Nếu bạn cũng đang quan tâm về Thất phúc thần - 7 vị thần may mắn ban phước ở Nhật Bản này thì đừng bỏ qua những thông tin thú vị trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Văn hoá Omotenashi (tiếng Nhật: おもてなし) khi dịch đơn thuần trong tiếng Việt thì có nghĩa là sự hiếu khách, nhưng trong đó lại là những ý nghĩa sâu xa làm nên nét tinh tế trong văn hóa phục vụ của người Nhật. Nét văn hóa Omotenashi từ lâu đã trở thành một nét đặc trưng trong văn hóa của đất nước mặt trời mọc, được cả thế giới biết đến và đánh giá cao. Hãy cùng Kosei theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về văn hoá này nhé!
hiennguyen
Lịch đỏ Nhật Bản, chắc hẳn ai cũng từng nghe đến cụm từ “Tuần lễ vàng” (Golden Week) trong tiếng Nhật là「ゴールデンウィーク - Gōrudenu īku」. Lịch đỏ của Nhật 2024 có mấy ngày? Tuần lễ vàng ở Nhật có gì đặc biệt? Các câu hỏi liên quan đến tuần lễ vàng ở Nhật sẽ được giải đáp trong bài viết này. Hãy xem thêm chi tiết bài viết dưới đây cùng Kosei để tìm ra câu trả lời nhé!
hiennguyen
Kumamon là linh vật của thành phố Kumamoto - Nhật Bản. Kumamon đã góp phần nào quảng bá hình ảnh địa phương và mang thành phố Kumamoto đến gần hơn với du khách tham quan trên cả nước và quốc tế. Cùng Kosei khám phá bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về chú gấu Kumamon Nhật Bản nhé!
hiennguyen