Nước có ga Ramune - Thức uống độc đáo của Nhật Bản vào ngày hè
Các bạn có thể tìm thấy các loại nước có thương hiệu như: Coca Cola, Fanta, Pepsi,... Nhưng có một loại nước mà chỉ ở Nhật Bản mới có, đó là nước có ga Ramune - loại nước lâu đời nhất ở Nhật Bản. Cùng Kosei tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Lịch sử ra đời và lí giải tên gọi của nước có ga Ramune

Lịch sử ra đời của nước có ga Ramune
Lịch sử về Ramune khá lâu đời và xuất hiện từ thời Meiji. Ngày 4/5/Meiji (tức ngày 6 tháng 9 năm 1872) là lần đầu tiên được cấp phép sản xuất Ramune tại Nhật Bản. Chính vì thế mà ngày 4/5 được gọi là ‘ngày Ramune’.
Ramune (ラムネ) là phiên âm từ chữ "lemonade" – một thuật ngữ trong tiếng Anh, với nghĩa là nước chanh. Đây cũng chính là vị nguyên thủy của Ramune. Loại nước ngọt này có ga lâu đời và nổi tiếng nhất tại Nhật Bản vì hình dạng chai được thiết kế độc đáo, cùng việc xuất hiện thường xuyên của loại nước ngọt này trong nhiều Manga và Anime.
Nước có ga Ramune có những vị nào?
Hương vị gốc truyền thống của Ramune là vị chanh, mang đến cảm giác ngọt mát và thanh khiết cho người dùng. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tìm thấy nhiều hương vị khác được bày bán tại khắp các cửa hàng ở Nhật Bản. Các vị phổ biến khác như: dâu tây, táo xanh, dứa, dưa lưới... Một số hương vị Ramune độc đáo mà bạn không thể nghĩ tới nhưng nó vẫn đang tồn tại và được sản xuất tại Nhật Bản như: vị cà ri, mù tạt, takoyaki, kim chi,... Quá đặc biệt phải không nào!
Hướng dẫn cách mở nắp chai nước có ga Ramune

Ramune được thiết kế với dạng chai thủy tinh, trên cổ chai là một viên bi nhựa nhỏ trong suốt nhằm giữ cho khí ga trong chai không bị phụt ra ngoài khi mở nắp. Phía trên nắp chai được thiết kế với một cái mở nắp chai bằng nhựa đính kèm, người dùng sẽ sử dụng dụng cụ này để ấn xuống viên bóng, kiến cho dòng nước trong chai có thể dễ dàng chảy ra khi uống. Viên bóng sau đó sẽ bị ấn tụt vào trong cổ chai và không lấy ra được nữa.
Những người uống thử Ramune lần đầu tiên đôi khi sẽ cảm thấy khó uống vì phải học cách để ngăn viên bi không chạy dòng chảy trong cổ chai. Cho nên một phiên bản mới hơn của Ramune được giới thiệu năm 2006 đã cải tiến hơn với việc thiết kế một khe nhỏ vào nắp nơi giữ viên bi ban đầu. Việc này sẽ giúp dòng chảy không bị cản trở nếu viên bi rơi trở lại nắp.
Thích thú với bảo tàng nước có ga Ramune ở Shizuoka

Bảo tàng Ramune nằm tại Shimizu, Shizuoka, Nhật Bản. Nơi đây trưng bày các thiết kế chai đựng Ramune qua từng thời kì cùng với những viên bi trong chai với kích thước, màu sắc khác nhau. Ngoài ra, nơi đây cũng bày bán những loại Ramune với hương vị khác nhau, từ vị chanh truyền thống nhất tới những loại nước uống Ramune với hương vị đặt biệt như: vị Wasabi, vị bánh mì Curry, vị bánh mì dưa gang, vị tôm Sakura Ebi, vị trứng cá Mentai, vị hoa anh đào,...
Hy vọng bài viết mà Trung tâm tiếng Nhật Kosei đã giúp bạn đọc có thêm nhiều thông tin về nước uống có ga Ramune – thức uống vô cùng độc đáo của người Nhật.
Tin liên quan:
>>> 4 điều nên biết về nước tương Nhật Bản
>>> Từ vựng tiếng Nhật về đồ uống: “Cocktail” – カクテル
>>> Bật mí công thức chế biến nước dùng Dashi của Nhật đúng chuẩn

Mặc dù Mascot là một khái niệm xuất phát từ phương Tây, nhưng tại Nhật Bản, Yuru-kyara đã phát triển và trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa của đất nước này. Nhật Bản, với sự yêu thích mạnh mẽ đối với sự dễ thương và khái niệm "Kawaii", đã tạo ra một biến thể Mascot mang đậm dấu ấn riêng, có thể nói là một xu hướng độc đáo chỉ có tại Nhật. Hãy cùng Kosei tìm hiểu thêm Những điều về Linh vật của Nhật Bản Yuru-Kyara trong bài viết dưới đây nhé!

hiennguyen

Ikkyu-san (一休さん) là một trong những câu chuyện nổi tiếng và hài hước của Nhật Bản, kể về một vị thiền sư nhỏ tuổi thông minh, tên là Ikkyu, người nổi tiếng với sự lanh lợi và những tình huống khôi hài, có tính giáo dục. Câu chuyện về Ikkyu đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa Nhật Bản, và những câu chuyện xoay quanh Ikkyu thường mang thông điệp sâu sắc về trí tuệ và sự mỉa mai, đồng thời khiến người nghe phải cười vì sự thông minh và hài hước của nhân vật này.

hiennguyen

Khác với Việt Nam, pháo hoa thường được bắn vào dịp cuối năm để chào đón năm mới hay các dịp lễ quan trọng. Còn đối với nước Nhật lễ hội pháo hoa - Hanabi lại được diễn ra xuyên suốt mùa hè. Và Lễ hội Hanabi Nhật Bản đã trở thành một phần không thể thiếu trong mùa hè. Cùng Kosei tìm hiểu chi tiết hơn về lễ hội này trong bài viết dưới đây nhé!

hiennguyen

Nhật Bản không chỉ là đất nước có nền kinh tế phát triển mà văn hoá dân gian tại đây cũng vô cùng phong phú thu hút nhiều sự quan tâm. Đặc biệt là Thất Phúc Thần có mặt trong tín ngưỡng của người dân Nhật Bản từ rất lâu đời và dần trở thành biểu tượng mang đến nhiều sự may mắn và thịnh vượng. Nếu bạn cũng đang quan tâm về Thất phúc thần - 7 vị thần may mắn ban phước ở Nhật Bản này thì đừng bỏ qua những thông tin thú vị trong bài viết dưới đây nhé!

hiennguyen

Văn hoá Omotenashi (tiếng Nhật: おもてなし) khi dịch đơn thuần trong tiếng Việt thì có nghĩa là sự hiếu khách, nhưng trong đó lại là những ý nghĩa sâu xa làm nên nét tinh tế trong văn hóa phục vụ của người Nhật. Nét văn hóa Omotenashi từ lâu đã trở thành một nét đặc trưng trong văn hóa của đất nước mặt trời mọc, được cả thế giới biết đến và đánh giá cao. Hãy cùng Kosei theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về văn hoá này nhé!

hiennguyen