Phong Trào Me Too Chống Quấy Rối Và Bạo Hành Tình Dục Tại Nhật Bản
Phong trào Me too chống quấy rối và bạo hành tình dục nổi lên như một hiện tượng đặc biệt, tại Nhật Bản cũng vậy. Tuy nhiên nó đã bị dập tắt một cách nhanh chóng. Cùng Kosei tìm hiểu nhé!
VĂN HÓA NHẬT BẢN
>>> Những góc khuất trong đời sống văn hóa xã hội Nhật Bản
>>> Dở khóc dở cười với văn hóa hẹn hò của giới trẻ Nhật Bản
Phong trào me too: Chọn công lý và chấp nhận sự nghi kỵ hay im lặng
Bắt nguồn từ hastag metoo – là một phong trào chống quấy rối và bạo hành tình dục. Cụm từ me too bắt đầu xuất hiện vào năm 2006, từ một nhà hoạt động xã hội và tổ chức cộng đồng Tarana Burke (nữ nghệ sĩ người Mỹ), như một phần của chiến dịch cơ sở để thúc đẩy , tạo sức mạnh cộng đồng thông qua sự đồng cảm với các nạn nhân bị lạm dụng, đặc biệt là cộng đồng những người chịu thiệt thòi.
Vào ngày 15 tháng 10 năm 2017, nữ diễn viên Alyssa Milano đã khuyến khích tuyên truyền hashtag #MeToo nhằm nâng cao nhận thức về việc lạm dụng và quấy rối tình dục. Milano tweet: "Nếu tất cả những người phụ nữ đã bị quấy rối tình dục hoặc tấn công đều viết 'Tôi cũng vậy'. như là một tình trạng, chúng ta có thể làm mọi người ý thức tới tầm quan trọng của vấn đề.
Khoảng nửa đầu năm 2018, làn sóng metoo đã được phát động mạnh mẽ tại Nhật Bản khi tin tức về vụ việc một nữ phóng viên đài truyền hình Asahi tố cáo thứ trưởng bộ tài chính nước này Junichi Fukuda quấy rối tình dục, khiến vị thứ trưởng phải từ chức để bảo vệ thanh danh của mình.
Tuy nhiên ở Nhật Bản, không phải người phụ nữ nào cũng dám đứng lên đấu tranh cho công lý, tố cáo những hành vi quấy rối trắng trợn, bởi một khi đã nói ra bạn sẽ mất nhiều hơn là được.
Quay trở lại vấn đề của nữ phóng viên vừa đề cập trên, Khi sự cố được đưa ra ánh sáng, có rất nhiều ý kiến ủng hộ nữ phóng viên, lên án hành vi thiếu văn hóa của vị thứ trưởng – một lãnh đạo chủ chốt trong bộ máy nhà nước. Không phải cứ tố giác thì mọi chuyện sẽ được giải quyết, nhiều người đã chỉ trích nữ phóng viên, cho rằng cô không nên công khai mọi chuyện như vậy.
Không giống các nước khác trên thế giới, phong trào me too tại Nhật Bản đã bị dập tắt, một số nạn nhân dũng cảm dám đứng lên kể lại câu chuyện của mình thì lại bị dư luận “ném đá”, chỉ trích, thậm chí là nghi kỵ.
Một xã hội phụ hệ như Nhật Bản, là nơi phụ nữ thường bị đổ lỗi cho mọi điều. Nhiều nạn nhân kìm nén nỗi đau lại thay vì kiếm tìm sự đồng cảm từ xã hội. Ngay cả phụ nữ nước này còn thờ ơ cho dù rất có thể họ cũng sẽ trở thành một nạn nhân bị quấy rối, bởi họ cho rằng các vụ việc đó chẳng hề liên quan gì đến họ cả. và đó chính là lý do khiến phong trào Metoo ở Nhật bị dập tắt một cách nhanh chóng.
Một điều hết sức vô lý, nhưng nó lại được chấp nhận ở Nhật Bản, đó là những người phụ nữ bị tấn công tình dục thường được coi là người có lỗi, mà lỗi của họ chính là bản thân quá hấp dẫn.
Những áp lực, định kiến của xã hội không khác gì con dao cứa vào nỗi đau của các nạn nhân, khiến họ không dám lên tiếng bảo vệ chính mình, mà chọn cách im lặng, chấp nhận, kể cả lỗi đó không xuất phát từ bản thân họ.
Nguyên nhân chính của nạn quấy rối bắt đầu từ sự thờ ơ của dư luận, việc nạn nhân không dám lên tiếng, lỗ hổng của pháp luật. Nhiều khi người dân còn chứng kiến sự đổ lỗi cho nhau giữa nạn nhân - truyền thông - chính quyền. Ngược lại, những phụ nữ đứng ra tố cáo thủ phạm lại tiếp tục trở thành nạn nhân của sự dèm pha trong xã hội.
Trong sự lấp lánh của ánh hào quang vẫn thấp thoáng đâu đó những vệt tối xuyên trong không gian. Những sự thật trần trụi về xã hội Nhật cũng khiến chúng ta phải suy ngẫm nhiều. Những góc khuất trong xã hội Nhật ta chưa thể biết hết được>>> Bí mật động trời đằng sau những con búp bê cầu mưa
Khác với Việt Nam, pháo hoa thường được bắn vào dịp cuối năm để chào đón năm mới hay các dịp lễ quan trọng. Còn đối với nước Nhật lễ hội pháo hoa - Hanabi lại được diễn ra xuyên suốt mùa hè. Và Lễ hội Hanabi Nhật Bản đã trở thành một phần không thể thiếu trong mùa hè. Cùng Kosei tìm hiểu chi tiết hơn về lễ hội này trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Nhật Bản không chỉ là đất nước có nền kinh tế phát triển mà văn hoá dân gian tại đây cũng vô cùng phong phú thu hút nhiều sự quan tâm. Đặc biệt là Thất Phúc Thần có mặt trong tín ngưỡng của người dân Nhật Bản từ rất lâu đời và dần trở thành biểu tượng mang đến nhiều sự may mắn và thịnh vượng. Nếu bạn cũng đang quan tâm về Thất phúc thần - 7 vị thần may mắn ban phước ở Nhật Bản này thì đừng bỏ qua những thông tin thú vị trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Văn hoá Omotenashi (tiếng Nhật: おもてなし) khi dịch đơn thuần trong tiếng Việt thì có nghĩa là sự hiếu khách, nhưng trong đó lại là những ý nghĩa sâu xa làm nên nét tinh tế trong văn hóa phục vụ của người Nhật. Nét văn hóa Omotenashi từ lâu đã trở thành một nét đặc trưng trong văn hóa của đất nước mặt trời mọc, được cả thế giới biết đến và đánh giá cao. Hãy cùng Kosei theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về văn hoá này nhé!
hiennguyen
Lịch đỏ Nhật Bản, chắc hẳn ai cũng từng nghe đến cụm từ “Tuần lễ vàng” (Golden Week) trong tiếng Nhật là「ゴールデンウィーク - Gōrudenu īku」. Lịch đỏ của Nhật 2024 có mấy ngày? Tuần lễ vàng ở Nhật có gì đặc biệt? Các câu hỏi liên quan đến tuần lễ vàng ở Nhật sẽ được giải đáp trong bài viết này. Hãy xem thêm chi tiết bài viết dưới đây cùng Kosei để tìm ra câu trả lời nhé!
hiennguyen
Kumamon là linh vật của thành phố Kumamoto - Nhật Bản. Kumamon đã góp phần nào quảng bá hình ảnh địa phương và mang thành phố Kumamoto đến gần hơn với du khách tham quan trên cả nước và quốc tế. Cùng Kosei khám phá bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về chú gấu Kumamon Nhật Bản nhé!
hiennguyen