Trang chủ / Góc chia sẻ về Nhật Bản / VĂN HÓA NHẬT BẢN / Văn hoá cung đạo Nhật Bản - Tinh hoa võ thuật đất nước mặt trời mọc
VĂN HÓA NHẬT BẢN

Văn hoá cung đạo Nhật Bản - Tinh hoa võ thuật đất nước mặt trời mọc

Thứ Năm, 04 Tháng Năm 2023
0/5 - (0 bình chọn)

Bên cạnh kiếm đạo thì cung đạo Nhật Bản cũng là một trong những môn võ thuật rất nổi tiếng và được biết đến là một nghệ thuật độc đáo của quốc gia này. Hãy cùng Kosei tìm hiểu chi tiết về văn hoá cung đạo Nhật Bản trong bài viết sau đây nhé!

Nguồn gốc ra đời và tên gọi cung đạo Nhật Bản

Nguồn gốc ra đời văn hoá cung đạo Nhật Bản

Dưới thời kỳ Yayoi của Nhật Bản (từ năm 500 TCN – năm 300 SCN), những thông tin về cung đạo đã được tìm thấy trong những tài liệu sách cổ được ghi chép. Cho đến sau này, cung đạo chính thức trở thành bộ môn võ thuật, kỹ năng của những chiến binh samurai trong thời kỳ phong kiến. Các chiến binh samurai ngoài việc luyện tập kiếm đạo thì buộc phải học kỹ năng này trước khi trở thành một chiến binh thực thụ.

Trải qua nhiều biến động lịch sử và từng thời kỳ tại Nhật, cung đạo không còn được thịnh hành và phát triển. Ở thời kỳ Minh Trị, khi các chiến binh samurai mất dần đi vị thế thì cung đạo cũng mai một đi. B ộ môn võ thuật này được một số chiến binh làm sống lại và tuyên truyền mạnh mẽ để trở thành một bộ môn nghệ thuật quốc gia. 

cung đạo nhật bản, những lễ hội cung đạo nhật bản, những lễ hội cung đạo ở nhật bản, lễ hội cung đạo ở nhật bản

Ý nghĩa tên gọi cung đạo Nhật Bản

Cung đạo Nhật Bản là một môn võ thuật có mặt từ rất lâu đời, trong tiếng Nhật cung đạo được gọi là kyudo và được viết là “弓道”. Cung đạo không chỉ là môn võ thông thường mà còn chứa đựng nhiều ý nghĩa và mang tính nghệ thuật cao trong văn hóa truyền thống của người Nhật.

Đây cũng là bộ môn võ thuật hướng con người đến những chân lý chân – thiện – mỹ để có được những đức tính tốt, sự cao cả và những tính cách hoàn thiện của giá trị sống như các chiến binh samurai, uy nghi, dũng cảm và chiến đấu vì cái thiện, hướng đến những điều tốt đẹp của cuộc sống.

Muốn học cung đạo Nhật Bản thì cần những gì?

cung đạo nhật bản, những lễ hội cung đạo nhật bản, những lễ hội cung đạo ở nhật bản, lễ hội cung đạo ở nhật bản

Chuẩn bị trang phục, dụng cụ cung đạo

Để bắt đầu nhập môn bắn cung Nhật Kyodo này thi trang phục và dụng cụ là phần rất quan trọng. Cung của bộ môn võ thuật này không phải là loại cung như thông thường mà chúng được thiết kế đặc biệt. Loại cung này được làm từ tre, gỗ hoặc cung hiện đại được làm từ sợi carbon tổng hợp.

Chiều dài của cây cung phải từ 2m trở lên. Mũi tên của cung có gắn lông hoặc các sợi tổng hợp. Mũi tên được thiết kế chiều dài phù hợp với người bắn và thường thiết kế theo diều dài hơn sải tay từ 6 – 10cm. Găng tay sử dụng cho môn bắn cung này cũng có nhiều loại khác nhau như gang tay 3 ngón, 4 ngón.

Trang phục của môn bắn cung này là Hakama. Đây là một loại trang phục truyền thống của người Nhật có hình dáng giống như Kimono. Tuy nhiên trang phục này là loại quần ống rộng, màu đen và mặc chung với áo trắng Nagajuban. Trang phục phải tạo sự thoải mái và linh hoạt để di chuyển thuận tiện trong lúc bắn cung.

Giai đoạn rèn luyện học lễ nghi, rèn luyện tinh thần nhập môn

Giai đoạn nhập môn người mới bắt đầu sẽ phải trải qua quá trình học lễ nghi và rèn luyện tinh thần diễn ra từ 2 – 6 tháng, tùy theo từng người. Người mới sẽ được học các cách đi, đứng, ngồi, chào trong bộ môn võ thuật này sao cho chính xác nhất và tuân theo những chuẩn mực nhất định.

Tiếp đó người học sẽ được rèn luyện tinh thần của mình bằng việc thiền định. Đây là điều quan trọng nhất trong bộ môn võ thuật này để có thể phối hợp giữa cơ thể và tinh thần hợp nhất, giúp mũi tên chắc chắn và nhắm trúng mục tiêu. Khi bắn sai mục tiêu, người học phải suy nghĩ và tĩnh tâm lại về những bước thực hiện đã làm sai. Qua bước này sẽ giúp mọi người rèn luyện tính kỷ luật của bản thân.

Giai đoạn 8 bước học kỹ thuật cung đạo

cung đạo nhật bản, những lễ hội cung đạo nhật bản, những lễ hội cung đạo ở nhật bản, lễ hội cung đạo ở nhật bản

- B1: đứng tư thế theo ngang đường bắn.

- B2: Đẩy trọng tâm chuyển về phía trước, cổ thắng với lưng.

- B3: Đặt tên và cung và hướng mặt về phía mục tiêu.

- B4: Nâng 2 tay lên.

- B5: Bắt đầu kéo tên theo chiều ngang.

- B6: Cố định tên và cung rồi nhắm vào mục tiêu bắn.

- B7: Bắn tên thẳng theo hướng nhắm.

- B8: Kết thúc bắn cung và tập trung vào kết quả.

Những lễ hội cung đạo ở Nhật Bản

cung đạo nhật bản, những lễ hội cung đạo nhật bản, những lễ hội cung đạo ở nhật bản, lễ hội cung đạo ở nhật bản

Cuộc thi cung đạo Toshiya diễn ra ở đền Sanjusangendo tại Kyoto

Là một bộ môn nghệ thuật, là môn võ truyền thống lâu đời ở Nhật nên hàng năm tại đây có các cuộc thi bắn cung được tổ chức. Điển hình là cuộc thi Toshiya được tổ chức dành riêng cho nữ giới. Cuộc thi này diễn ra tại đền Sanjusangendo ở Kyoto. Khi tham gia vào cuộc thi, các cô gái sẽ mặc trang phục Kimono và bắn vào tâm ở khoảng cách 60m.

Lễ hội cung đạo lớn nhất mùa thua Yabusame tổ chức tại đền Meiji Jingu - Shibuya - Tokyo

Tại khu vực Tokyo hàng năm vào ngày 23/11 sẽ có một lễ hội bắn cung lớn được tổ chức ngay tại đền Meiji Jingu thuộc Shibuya của Tokyo. Trong cuộc thi này các cung thủ tham gia sẽ cưỡi ngựa và bắn cung. Cuộc thi tái hiện lại hình ảnh của những samurai thời chiến trước đây.

Trên đây là thông tin về cung đạo Nhật Bản - môn võ thuật tinh hoa của xứ mặt trời mọc mà Trung tâm tiếng Nhật Kosei cung cấp. Hi vọng bài viết đã mang lại nhiều điều bổ ích đến cho bạn đọc!

Tin liên quan:

>>> Các môn thể thao truyền thống của Nhật Bản (P3)

>>> Top 5 bộ phim kinh điển về Samurai bạn không thể bỏ lỡ

>>> Khám phá môn võ Aikido của Nhật Bản, có dễ học?

>>> Nghệ thuật văn hoá kiếm đạo Nhật Bản Kendo

Để lại Đánh giá
Đánh giá*
Họ tên *
Email *
Bài viết mới
Chọn bài viết hiển thị