10 Điều Cần Lưu Ý Khi Giao Tiếp Với Người Nhật Bản, Bạn Phải Nhớ Nhé!
Sau nhiều năm kinh nghiệm làm việc và hợp tác với người Nhật, Kosei đã tổng hợp lại 10 điều cần lưu ý khi giao tiếp với người Nhật. Cùng chờ xem đó là những gì nhé.
VĂN HÓA NHẬT BẢN
>>> 5 điều xấu trong xã hội Nhật hiện nay, có giống Việt Nam?
>>> 8 điều khó lý giải trong phong cách sống của người Nhật
10 điều cần lưu ý khi giao tiếp với người Nhật
Đưa và nhận danh thiếp sai cách
Ở Nhật Bản, danh thiếp được coi như là một biểu tượng cho sự tự hào về công việc của họ. Vì vậy, việc đưa và nhận danh thiếp không đúng cách sẽ mặc định đó là sự thất lễ trong giao tiếp. Bạn cần chú ý dùng cả 2 tay và hướng chiều thuận của chữ về phía người nhận. Nếu bạn là người nhận, cần đưa 2 tay ra để đỡ lấy, sau đó đặt chúng cẩn thận vào trong hộp đựng danh thiếp hoặc để ngay ngắn trên bàn họp tuyệt đối không nhét danh thiếp ngay vào túi quần.
Mặc Kimono từ phải qua trái
Khoác trên mình bộ kimono truyền thống, các cô gái Nhật càng được tôn lên nét đẹp ngọt ngào. Trông có vẻ không quá cầu kỳ khi mặc chúng. Nhưng ngược lại với suy nghĩ của chúng ta, thì việc mặc Kimono đòi hỏi phải tuân thủ theo các nguyên tắc nhất định. Hãy chắc chắn rằng Kimono đã được mặc từ trái qua phải, nếu ngược lại thì kiểu mặc này chỉ dành cho người đã chết.
Đặt đũa không đúng cách
Trong văn hóa Nhật Bản, việc cắm đũa vào bát cơm là một hành động không được phép. Bạn cần để đôi đũa của mình ngang miệng với bát cơm khi không dùng đến.
Mang thức ăn bên ngoài vào nhà hàng
Nếu bạn mang thức ăn bên ngoài vào nhà hàng ở Nhật được xem là một hành động thiếu tôn trọng. Nếu bạn đưa thức ăn theo, một số nhà hàng sẽ lịch sự từ chối những gì bạn mang vào, trong khi ở một số nơi khác sẽ tỏ thái độ cứng rắn hơn.
Đi hoặc đứng sai phía của đường đi bộ hoặc thang cuốn
Khi đến Nhật Bản, bạn cần tuân theo các quy định về đi và đứng ở đây: không đứng ở nơi đi bộ và không đi ở nơi cần đứng. Theo quy tắc chung, tại khu vực Kanto, khi sử dụng thang cuốn, bạn cần đứng ở bên trái và đi bộ ở bên phải, nhưng khi đến Kansai thì quy định này sẽ là ngược lại. Trong trường hợp bạn không nhớ hoặc không biết cách đi đứng thế nào, hãy nhìn và bắt chước những người khác.
Không phân loại rác theo quy định
Rác thải được phân loại tại nguồn theo các quy định nghiêm ngặt để bảo đảm vệ sinh môi trường. Do đó, nếu bạn không phân loại rác đúng cách sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến người xung quanh, cũng như thể hiện sự thiếu tế nhị và khiếm nhã của bản thân.
Nói chuyện to tiếng khi đang sử dụng các phương tiện công cộng
Chúng ta có thể bắt gặp hình ảnh những người Nhật tranh thủ nghỉ ngơi trên tàu, bởi trước đó họ đã làm việc vô cùng chăm chỉ. Vì thế, trên các phương tiện công cộng của Nhật đều có quy định hướng dẫn về việc không làm ồn (trừ chuyến tàu cuối quay trở lại trung tâm). Nếu có bất kì vấn đề cần trao đổi, bạn chỉ nên nói thì thầm.
Trả tiền boa
Việc trả tiền boa cho nhân viên phục vụ tại Nhật không được khuyến khích vì sẽ khiến họ cảm thấy bối rối do nghĩ rằng bản thân đã không làm tốt. Do đó, khi ăn uống hoặc đi taxi, bạn cần trả đúng số tiền trên hóa đơn và nhận lại số tiền thừa.
Đi giày, dép vào nhà
Đi giày dép vào nhà là một điều không được phép. Khi đến bất kì nhà người Nhật nào, bạn phải tháo giày dép ra, bước một chân vào nhà rồi mới tháo chiếc còn lại. Tuyệt đối không được gỡ cả 2 chiếc cùng một lúc và bước từ ngoài đất vào nhà vì điều đó bị xem là một hành động xúc phạm.
Ăn Sushi sai cách
Sushi là món ăn truyền thống đáng tự hào của Nhật Bản. Nếu bạn ăn Sushi sai cách chính là hành động khiến mọi người, đặc biệt là đầu bếp vô cùng khó chịu. Do đó, khi chấm Sushi, bạn cần lật miếng Sushi để hướng phần cơm lên trên và chấm nhẹ nhàng để tránh rơi ra ngoài.
Đây là 10 điều không nên làm khi giao tiếp với người Nhật. Cùng tìm hiểu thêm các nét văn hóa khác tại đây nhé >>> Không ngờ với sự đa dạng trong văn hóa Nhật Bản
Khác với Việt Nam, pháo hoa thường được bắn vào dịp cuối năm để chào đón năm mới hay các dịp lễ quan trọng. Còn đối với nước Nhật lễ hội pháo hoa - Hanabi lại được diễn ra xuyên suốt mùa hè. Và Lễ hội Hanabi Nhật Bản đã trở thành một phần không thể thiếu trong mùa hè. Cùng Kosei tìm hiểu chi tiết hơn về lễ hội này trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Nhật Bản không chỉ là đất nước có nền kinh tế phát triển mà văn hoá dân gian tại đây cũng vô cùng phong phú thu hút nhiều sự quan tâm. Đặc biệt là Thất Phúc Thần có mặt trong tín ngưỡng của người dân Nhật Bản từ rất lâu đời và dần trở thành biểu tượng mang đến nhiều sự may mắn và thịnh vượng. Nếu bạn cũng đang quan tâm về Thất phúc thần - 7 vị thần may mắn ban phước ở Nhật Bản này thì đừng bỏ qua những thông tin thú vị trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Văn hoá Omotenashi (tiếng Nhật: おもてなし) khi dịch đơn thuần trong tiếng Việt thì có nghĩa là sự hiếu khách, nhưng trong đó lại là những ý nghĩa sâu xa làm nên nét tinh tế trong văn hóa phục vụ của người Nhật. Nét văn hóa Omotenashi từ lâu đã trở thành một nét đặc trưng trong văn hóa của đất nước mặt trời mọc, được cả thế giới biết đến và đánh giá cao. Hãy cùng Kosei theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về văn hoá này nhé!
hiennguyen
Lịch đỏ Nhật Bản, chắc hẳn ai cũng từng nghe đến cụm từ “Tuần lễ vàng” (Golden Week) trong tiếng Nhật là「ゴールデンウィーク - Gōrudenu īku」. Lịch đỏ của Nhật 2024 có mấy ngày? Tuần lễ vàng ở Nhật có gì đặc biệt? Các câu hỏi liên quan đến tuần lễ vàng ở Nhật sẽ được giải đáp trong bài viết này. Hãy xem thêm chi tiết bài viết dưới đây cùng Kosei để tìm ra câu trả lời nhé!
hiennguyen
Kumamon là linh vật của thành phố Kumamoto - Nhật Bản. Kumamon đã góp phần nào quảng bá hình ảnh địa phương và mang thành phố Kumamoto đến gần hơn với du khách tham quan trên cả nước và quốc tế. Cùng Kosei khám phá bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về chú gấu Kumamon Nhật Bản nhé!
hiennguyen