9 quy tắc cư xử lịch thiệp cần thiết trong môi trường doanh nghiệp Nhật Bản
Nhật Bản là một quốc gia với tính văn hóa đa dạng và đồ sộ. Văn hóa Nhật được thể hiện trong từng lời nói, hành động và cả một hệ thống cư xử lịch thiệp, đúng đắn trong từng hoàn cảnh khác nhau. Trung tâm tiếng Nhật Kosei giới thiệu cho bạn 9 quy tắc cư xử lịch thiệp cần thiết cho các bạn đang làm việc tại công ty Nhật Bản, giúp bạn tạo được ấn tượng tốt trong con mắt của cấp trên, đồng nghiệp và khách hàng Nhật.
Cùng trung tâm tiếng Nhật Kosei điểm danh 9 quy tắc cư xử lịch thiệp cần thiết khi làm việc với công ty Nhật!
1. Đợi trước khi ngồi xuống
Khi tới văn phòng của đối tác hoặc khách hàng, bạn nên đợi cho đến khi họ nói “Mời ngồi” thì mới ngồi xuống. Thực ra, đây là một hành động nhã nhặn, lịch thiệp bất kể khi bạn là khách ở công ty khác hay được mời tới nhà của một người bạn chơi.
2. Sắp xếp chỗ ngồi theo cấp bậc
Xã hội Nhật thường coi trọng tới địa vị trong các mối quan hệ xã hội. Hiển nhiên, những nhân viên có cấp bậc cao có vị thế cao, tương tự như những người có kinh nghiệm hơn, hoặc đơn giản là già hơn.
Hình vẽ trên thể hiện vị trí cho mỗi người với lối ra ở phía dưới, bên trái và người chủ trì cuộc gặp gỡ ( 議長ーぎちょう)ở trung tâm. Bạn có thể thấy có cách sắp xếp khác nhau đối với bố trí căn phòng khác nhau. Nhưng thông thường, người có địa vị cao nhất sẽ ngồi cạnh người chủ trì.
3. Cởi áo khoác trước khi bước vào tòa nhà
Nếu bạn đang có công việc kinh doanh vào cuối năm, tác phong chính thông là cởi áo khoác và gập lại cầm theo trên tay trước khi bước vào tòa nhà hay văn phòng. Bởi vì, nếu bạn dừng ở hành lang và cởi áo khoác thì có thể bạn đang chắn đường các nhân viên và vị khách khác đó.
>>>Mẫu câu giao tiếp tiếng Nhật theo chủ đề khách sạn
4. Vào thang máy theo thứ tự thích hợp
Thoáng qua thì trông có vẻ phức tạp như việc sắp xếp chỗ ngồi, nhưng thực ra, chúng có cách thức chung. Người có địa vị cao hơn (bao gồm cả khách) vào thang máy trước. Để người khác vào thang máy trước bạn luôn được coi là hành động lịch sự. Người có địa vị thấp sẽ vào thang máy cuối cùng và đứng ở vị trí gần bảng điều khiển để bấm số tầng hoặc bấm giữ cửa thang máy.
5. Gõ cửa 3 lần
Muốn vào phòng, hãy gõ cửa 3 lần. Tại sao nhân viên Nhật thường gõ cửa 3 lần thay vì 2 lần? Bởi vì người Nhật gõ cửa 2 lần khi muốn kiểm tra xem nhà vệ sinh có đang được sử dụng hay không.
6. Để danh thiếp của đối tác trên bàn
Có cả một hệ thống ứng xử đối với danh thiếp trong văn hóa Nhật. Một điểm đáng lưu ý đó là sau khi nhận danh thiếp của ai đó, bạn không nên nhanh chóng cất đi. Hành động cất danh thiếp ngay thể hiện bạn chỉ lướt qua danh tính của họ thay vì tôn trọng người đối diện.
Mặt khác, để danh thiếp trên bàn trong suốt buổi họp hay buổi gặp gỡ cũng thô lỗ, điều này ám chỉ rằng bạn đã quên hoàn toàn về tấm danh thiếp. Vì thế, cất danh thiếp trước khi buổi họp nghỉ giải lao hoặc kết thúc là cực kỳ cần thiết. Lời khuyên của mình là để danh thiếp trên bàn cho tới lúc mọi người trở nên tập trung, nghiêm túc, rồi khéo léo cất danh thiếp đi trong khi mọi người đang chăm chú đọc tài liệu, ghi chép.
7. Đợi cho đến khi họ nhấp một ngụm trà trước khi bạn làm
Khi đến văn phòng của khách hàng, bạn thường được phục vụ một tách trà. Thông thường, phục vụ trà là nhiệm vụ phổ biến của nhân viên cấp thấp trong công ty không có tiếp tân.
Nhưng cho dù trà thể hiện lòng mến khách của họ thì uống một ngụm trà ngay khi tách trà được đặt xuống lại thể hiện rằng bạn quan tâm nhiều vào tách trà miễn phí này hơn công việc với đối tác hay chủ đề mà bạn sắp thảo luận. Vì thế, theo phong tục của họ, hãy đợi cho đến khi đối phương uống một ngụm trà rồi bạn mới dùng tách trà của mình. Trong lúc đó hãy củng cố sự kiên nhẫn của mình bằng việc nghĩ rằng trà Nhật Bản thường rất nóng, và bạn có thể bị bỏng lưỡi nếu uống ngay.
>>> 8 Điều khó lý giải trong phong cách sống của người Nhật
8. Đặt danh thiếp của bạn phía dưới danh thiếp của đối tác
Khi trao đổi danh thiếp, hãy đặt danh thiếp của bạn bên dưới danh thiếp của đối tác. Một lần nữa, logic bên dưới quy tắc này không khó để thực hiện theo, nếu bạn đặt danh thiếp của mình ở phía trên thể hiện rằng danh thiếp của đối tác không quan trọng bằng của bạn.
9. Cúi đầu cho đến khi cửa thang máy đóng hoàn toàn
Tại các cửa hàng ở Nhật Bản, việc nhân viên cúi đầu chào khách hàng sau khi mua hàng rất phổ biến. Có một nghi thức tương tự trong trường hợp văn phòng, nhưng nếu văn phòng ở tầng 15 của một tòa nhà cao tầng, nhân viên thường đi theo hướng dẫn khách mời tới thang máy thay vì trước cửa phòng.
Thay vì để khách đứng một mình, họ thường đợi cho tới khi thang máy đến trước khi nói tạm biệt, và kết thúc bằng việc cúi đầu sâu. Để tạo ấn tượng cuối cùng đối với vị khách, bạn phải cúi đầu cho đến khi cửa thang máy đóng lại. Điều cần chú ý là bạn phải canh thời gian để thực hiện cúi đầu chính xác. Nếu cúi đầu muộn thì bạn không thể cúi đầu đủ sâu để thể hiện sự tôn trọng. Nếu cúi đầu quá sớm thì bạn sẽ gây ra một tình huống không thoải mái khi đối tác phải nhìn bạn cúi đầu trong 1 khoảng thời gian dài.
Hy vọng trung tâm tiếng Nhật Kosei đem lại thông tin hữu ích cho bạn và có thể giúp bạn phần nào tự tin giao tiếp trong môi trường công ty Nhật Bản hoặc làm việc với các đối tác nước ngoài.
Các bạn đọc thêm các bài sau để hiểu rõ hơn về văn hóa Nhật Bản nhé:
>>> 6 Quy tắc cần chú ý khi trả lời phỏng vấn các công ty Nhật Bản
Bạn muốn học tiếng Nhật nhưng không có thời gian cố định để học? Bạn muốn nâng cấp, trau dồi kiến thức nâng cao trình độ tiếng Nhật nhưng không có trung tâm nào gần khu vực nơi bạn sinh sống? Ngày nay Internet phát triển rộng rãi nên các website tự học tiếng Nhật ra đời ngày càng nhiều để phục vụ nhu cầu học tập và làm việc. Do đó, bạn vừa có thể cân bằng công việc và cuộc sống, vừa có thời gian để học tiếng Nhật. Hãy để Kosei giới thiệu cho bạn những website học tiếng Nhật tốt nhất hiện nay trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Những ngày trước khi đi thi JLPT có thể coi là thời gian nước rút để ôn tập, chuẩn bị những đồ dùng cần thiết để mang trong mình 1 tinh thần sẵn sàng thật tốt. Thế nhưng bạn có chắc là mình đã chuẩn bị kỹ hết chưa? Hay vẫn còn thiếu sót? Kosei sẽ chia sẻ cho các bạn trước khi đi thi JLPT nên làm gì trong bài viết dưới đây thật chi tiết để các bạn tham khảo nhé!
hiennguyen
Mặc dù đã Kosei đã đưa ra rất nhiều cảnh báo về việc: nên học ĐỌC - NGHE NGAY TỪ ĐẦU khi bắt đầu học N3, N2! Đặc biệt là ĐỌC HIỂU! Vốn dĩ là ĐỌC và HIỂU nên cần học cách phân tích câu, chia khung câu, học quy tắc dịch câu... để hiểu đúng. Hiểu đúng câu thì mới phân tích được chính xác. Bài viết dưới đây Kosei sẽ đưa ra cho các bạn bí quyết bứt phá điểm đọc hiểu N3, N2 giai đoạn cuối, các bạn cùng tìm hiểu với Kosei nhé!
hiennguyen
Học ngữ pháp ở trình độ N1 của kỳ thi JLPT là một thử thách đầy khó khăn nhưng cũng vô cùng đáng giá. Trình độ này không chỉ đòi hỏi bạn nắm vững các cấu trúc ngữ pháp phức tạp mà còn cần hiểu rõ cách chúng được sử dụng trong ngữ cảnh thực tế. Để đạt được thành công, bạn có thể áp dụng các cách học ngữ pháp trình độ N1 sau đây, kết hợp sự kiên trì và tinh thần học tập không ngừng nghỉ.
hiennguyen
Do gần đây xuất hiện nhiều trường hợp bị lộ thông tin cá nhân nên BTC Kỳ thi năng lực tiếng Nhật (JLPT) đã không công bố danh sách số báo danh, phòng thi như mọi năm. Thay vào đó các bạn có thể tra SBD và phòng thi qua đường link website. Để biết đường link đó là gì thì hãy đọc trong bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết nhé!
hiennguyen
Tự học tiếng Nhật N5 nhưng mãi vẫn không tiến bộ, kiến thức tiếp nhận ít? Nghe người này, người kia chia sẻ tài liệu nào cũng học theo nhưng chỉ được vài hôm lại chán vì thấy không hiệu quả? Không tìm được phương pháp học thật sự phù hợp với bản thân? Vậy thì hãy để Kosei trả lời cho bạn câu hỏi Học tiếng Nhật N5 Online có giúp bạn ôn thi JLPT tốt như Offline không? trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen