Bật mí những ý nghĩa thú vị về màu sắc trong văn hóa Nhật Bản
Ngoài các yếu tố khác thì màu sắc trong văn hóa Nhật Bản cũng là một trong những phạm trù mà người Nhật rất quan tâm. Nói theo quan niệm của người phương Đông thì đó là sự tin tưởng vào phong thủy, màu sắc sẽ ảnh hưởng đến số phận của bạn vào ngày hôm đó, hoặc một quãng thời gian nào đó.
Bật mí những ý nghĩa thú vị về màu sắc trong văn hóa của người Nhật
Theo những tài liệu cổ ghi lại, từ xa xưa trong xã hội Nhật Bản đã có 4 màu xuất hiện sớm nhất, đó là : đỏ - 赤 (aka), đen - 黒 (kuro), trắng - 白 (shiro) và xanh da trời - 青 (ao).
Trải qua một thời gian dài, những màu sắc khác cũng có các tên gọi riêng, số lượng màu truyền thống của Nhật Bản đã tăng lên đáng kể. Vào thời Asuka (538-710), Hoàng tử Shotoku đã công bố hệ thống 12 cấp bậc và thứ hạng, đề cập đến những màu được dùng cho các cấp bậc, thứ bậc trong xã hội.
Bảng hệ thống này đã phân rõ ra 2 loại màu và buộc các cấp bậc phải sử dụng đúng quy định, gồm kinjiki - màu cấm và yurushiiro - màu được cho phép. Trong đó, giới quan chức sẽ sử dụng những chiếc lông vũ có những màu thể hiện được thứ bậc để đính kèm trên nón, dựa theo 6 phẩm chất trong Nho giáo:
- Đức hạnh - toku: Màu tím tượng trưng cho sự đức hạnh
- Từ bi - jin: Màu xanh da trời là hiện thân của từ bi
- Phép tắc - rei : Màu da cam, rực rỡ nhưng đầy nguyên tắc
- Chân thành - shin : Màu vàng của sự thành kính, trang nghiêm
- Công lý - gi : Màu trắng, công bằng, minh bạch
- Hiểu biết - chi : Màu đen
Màu sắc với đời sống của người Nhật Bản
Đỏ với trắng
Đây là hai màu mang lại sự may mắn, có ý nghĩa đại diện cho một sự khởi đầu tốt đẹp, thường xuất hiện trong các dịp vui, lễ cưới hay lễ tốt nghiệp. Màu đỏ (aka) tượng trưng cho sự đam mê, tình yêu, nhiệt huyết; màu trắng (shiro) đại diện cho sự trong sạch và tinh khiết.
Màu tím
Màu tím (murasaki) trong xã hội xưa là một màu cao quý nhất, thuộc nhóm màu cấm và chỉ được dùng cho giới quan chức cấp cao và Hoàng gia, trong Phật giáo thì những nhà sư có phẩm hạnh cao cấp được phép mặc y phục màu tím, còn lại những người dân bình thường bị cấm hoàn toàn, vì màu nhuộm tím chỉ có thể tìm thấy ở cây tía tím Shigusa, loài cây rất khó phát triển và hiếm, nên giá thành của nó rất đắt. Đến thời Edo (thế kỷ 17-19), trang phục màu tím trở nên phổ biến, khi loài cây Murasaki-sou được trồng rộng rãi và màu tím của nó gọi là Edo – Murasaki.
Màu đen
Màu đen (kuro) thể hiện sự buồn bã, u ám nên thường xuất hiện nhiều trong các lễ tang tại Nhật Bản. Nếu như phần quà trong lễ cưới sử dụng màu đỏ và trắng thể hiện sự vui tươi thì ngược lại, trong lễ tang thường có phần quà chia buồn - koden, sử dụng dây mizuhiki đen và trắng để gói quà.
Xanh da trời hoặc xanh lá
Màu xanh da trời trong tiếng Nhật gọi là ao và màu xanh lá cây là midori. Đã từng có một khoảng thời gian dài trong lịch sử màu xanh lá chỉ được xem là một sắc thái thuộc xanh da trời mà không hề có tên gọi riêng. Vì vậy tại Nhật Bản mặc dù có rất nhiều vật mang màu xanh lá nhưng người Nhật vẫn quen gọi là ao.
Đa số đèn xanh của cột đèn giao thông ở Nhật Bản là màu xanh da trời, vì vậy người Nhật vẫn quen gọi là ao kể cả khi bắt gặp đèn màu xanh lá, và nó chỉ có 2 âm tiết nên dễ nói hơn so với midori.
Vậy là qua bài viết dưới đây, bạn đã hiểu hơn về ý nghĩa cũng như sự ra đời của các màu sắc trong văn hóa Nhật Bản rồi. Hãy tiếp tục theo dõi kosei.vn để cập nhật các tin tức bổ ích khác nhé!
>>> Không thể bỏ lỡ những điều này vào mùa đông ở Nhật Bản
>>> Bóc trần góc khuất trong ngành công nghiệp dịch vụ của các geisha nam
Khác với Việt Nam, pháo hoa thường được bắn vào dịp cuối năm để chào đón năm mới hay các dịp lễ quan trọng. Còn đối với nước Nhật lễ hội pháo hoa - Hanabi lại được diễn ra xuyên suốt mùa hè. Và Lễ hội Hanabi Nhật Bản đã trở thành một phần không thể thiếu trong mùa hè. Cùng Kosei tìm hiểu chi tiết hơn về lễ hội này trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Nhật Bản không chỉ là đất nước có nền kinh tế phát triển mà văn hoá dân gian tại đây cũng vô cùng phong phú thu hút nhiều sự quan tâm. Đặc biệt là Thất Phúc Thần có mặt trong tín ngưỡng của người dân Nhật Bản từ rất lâu đời và dần trở thành biểu tượng mang đến nhiều sự may mắn và thịnh vượng. Nếu bạn cũng đang quan tâm về Thất phúc thần - 7 vị thần may mắn ban phước ở Nhật Bản này thì đừng bỏ qua những thông tin thú vị trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Văn hoá Omotenashi (tiếng Nhật: おもてなし) khi dịch đơn thuần trong tiếng Việt thì có nghĩa là sự hiếu khách, nhưng trong đó lại là những ý nghĩa sâu xa làm nên nét tinh tế trong văn hóa phục vụ của người Nhật. Nét văn hóa Omotenashi từ lâu đã trở thành một nét đặc trưng trong văn hóa của đất nước mặt trời mọc, được cả thế giới biết đến và đánh giá cao. Hãy cùng Kosei theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về văn hoá này nhé!
hiennguyen
Lịch đỏ Nhật Bản, chắc hẳn ai cũng từng nghe đến cụm từ “Tuần lễ vàng” (Golden Week) trong tiếng Nhật là「ゴールデンウィーク - Gōrudenu īku」. Lịch đỏ của Nhật 2024 có mấy ngày? Tuần lễ vàng ở Nhật có gì đặc biệt? Các câu hỏi liên quan đến tuần lễ vàng ở Nhật sẽ được giải đáp trong bài viết này. Hãy xem thêm chi tiết bài viết dưới đây cùng Kosei để tìm ra câu trả lời nhé!
hiennguyen
Kumamon là linh vật của thành phố Kumamoto - Nhật Bản. Kumamon đã góp phần nào quảng bá hình ảnh địa phương và mang thành phố Kumamoto đến gần hơn với du khách tham quan trên cả nước và quốc tế. Cùng Kosei khám phá bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về chú gấu Kumamon Nhật Bản nhé!
hiennguyen