Bí Ẩn Đằng Sau Môn Võ Cổ Truyền Sumo Của Nhật Bản Mà Ta Chưa Từng Biết
Một môn phái cổ truyền nhất với Nhật Bản chính là Sumo, vậy Sumo có những đặc điểm gì, hãy cùng Kosei khám phá nhé!
VĂN HÓA NHẬT BẢN
>>> Văn hóa công sở - chiếc chìa khóa thành công ở một đất nước như Nhật Bản
>>> 5 điều khiến mùa thu ở Nhật Bản thu hút khách du lịch vaonf tháng 9
Những bí ẩn đằng sau môn võ cổ truyền Sumo của Nhật bản
Một môn phái cổ truyền nhất với Nhật Bản chính là Sumo, vậy Sumo có những đặc điểm gì, hãy cùng Kosei khám phá nhé! Sumo là một môn võ truyền thống ở Nhật Bản. Hơn nữa, đó còn là một niềm tự hào của một môn phái với hình ảnh các chàng trai có tầm vóc khổng lồ cuốn hút người xem.
Nhật Bản là quốc gia duy nhất trên thế giới có bộ môn Sumo được đào tạo, luyện tập và thi đấu một cách chuyên nghiệp. Đến với đất nước mặt trời mọc, bạn có thể thấy được hình ảnh các võ sĩ to khỏe lực lưỡng nhưng vô cùng nhanh nhạy trên khán đài. Đã từ rất lâu, Sumo trở thành một biểu tượng văn hóa tinh thần không thể thiếu với người Nhật. Tuy nhiên, để có thể làm một Sumo thực thụ tại đất nước này và được bước lên sàn thi đấu thì quả là một điều không dễ dàng.
Sumo xuất hiện ở Nhật vào khoảng 1500 năm trước, gắn liền với thần đạo. Ít ai biết rằng, Sumo vốn là một nghi thức đi cùng với những điệu múa dân tộc linh thiêng, được tổ chức trong những dịp quan trọng của triều đình. Để có thể làm một Sumo chính hiệu, các võ sĩ đều phải trải qua một con đường đầy chông gai và trắc trở, không phải ai cũng làm được.
Cứ vào đầu mùa thu, Lễ hội lại được tổ chức tại nhà thi đấu Ryogoku Kokugikan, Sumida, Tokyo diễn ra trong vòng 15 ngày. Lễ hội Sumo thu hút không ít người tham gia . Có nhiều trận đấu được tổ chức xuyên suốt từ 8h30 đến 18h theo thứ tự Jonokichu, Jinidan, sandan, Makushita, ….
Lễ hội là dịp để bạn nhìn thấy hình ảnh của các võ sĩ có than hình to lớn thực hiện một số nghi thức thực hiện một số nghi thức theo tín ngưỡng tôn giáo trước khi bắt đầu.
Nguyên tắc cơ bản của môn võ truyền thống này là trong quá trình thi đấu, họ dùng toàn bộ sức mạnh để đẩy đối thủ ra khỏi vòng tròn được gọi là dohyo. Chính vì vậy, cân nặng là một yếu tố không thể bỏ qua nếu muốn trở thành một võ sĩ Sumo, đây là một lợi thế mang tính chiến lược ngay từ ban đầu. Một điểm thú vị trong môn phái này không phải ai cũng biết, đó là không phải tất cả các võ sĩ đều được sinh ra trên đất Nhật.
Bạn có biết
Để trở thành những võ sĩ Sumo với sức mạnh phi thường vào tham gia lễ hội là cả một quá trình gian nan, khổ luyện. Nhưng dù khó khăn đến mấy thì các Sumo cũng khiến người khác không khỏi nhạc nhiên khi biết được lối sống sinh hoạt của võ sĩ Sumo truyền thống tại Nhật.
Từ giữa tháng 7, các Sumo được tuyển chọn đã bắt đầu tham gia các buổi luyện tập để kịp thời tham gia các giải thi đấu. Mỗi đô vật, thường phải dành ra ít nhất 3 tiếng để luyện tập các thế vật cho thành thạo. Ai muốn đứng vững trên đấu trường thì họ phải đánh bật được tất cả các đối thủ, cũng chính là đồng môn của mình.
Những bữa ăn hàng ngày của các đô vật sẽ theo một chế độ riêng biệt, họ thường xuyên ăn đồ dầu mỡ, nhiều chất béo. Súp nấu kiểu lẩu chanko nabe, chân giò heo, cá mòi chiên giòn, … Là những món không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày, giúp tiếp thu một lượng khổng lồ lên đến 8000 calo/ ngày.
Ngoài ra, để duy trì được trọng lượng cơ thể, trong quá trình ngủ để lấy sức sau mỗi bữa ăn, các Sumo sẽ phải đeo mặt nạ dưỡng khí .
Còn điều gì chưa khám phá hết nhỉ? Cùng Kosei khám phá ngay nhiều điều hay tại đây!>>> Sự hình thành đất nước mặt trời mọc
Khác với Việt Nam, pháo hoa thường được bắn vào dịp cuối năm để chào đón năm mới hay các dịp lễ quan trọng. Còn đối với nước Nhật lễ hội pháo hoa - Hanabi lại được diễn ra xuyên suốt mùa hè. Và Lễ hội Hanabi Nhật Bản đã trở thành một phần không thể thiếu trong mùa hè. Cùng Kosei tìm hiểu chi tiết hơn về lễ hội này trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Nhật Bản không chỉ là đất nước có nền kinh tế phát triển mà văn hoá dân gian tại đây cũng vô cùng phong phú thu hút nhiều sự quan tâm. Đặc biệt là Thất Phúc Thần có mặt trong tín ngưỡng của người dân Nhật Bản từ rất lâu đời và dần trở thành biểu tượng mang đến nhiều sự may mắn và thịnh vượng. Nếu bạn cũng đang quan tâm về Thất phúc thần - 7 vị thần may mắn ban phước ở Nhật Bản này thì đừng bỏ qua những thông tin thú vị trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Văn hoá Omotenashi (tiếng Nhật: おもてなし) khi dịch đơn thuần trong tiếng Việt thì có nghĩa là sự hiếu khách, nhưng trong đó lại là những ý nghĩa sâu xa làm nên nét tinh tế trong văn hóa phục vụ của người Nhật. Nét văn hóa Omotenashi từ lâu đã trở thành một nét đặc trưng trong văn hóa của đất nước mặt trời mọc, được cả thế giới biết đến và đánh giá cao. Hãy cùng Kosei theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về văn hoá này nhé!
hiennguyen
Lịch đỏ Nhật Bản, chắc hẳn ai cũng từng nghe đến cụm từ “Tuần lễ vàng” (Golden Week) trong tiếng Nhật là「ゴールデンウィーク - Gōrudenu īku」. Lịch đỏ của Nhật 2024 có mấy ngày? Tuần lễ vàng ở Nhật có gì đặc biệt? Các câu hỏi liên quan đến tuần lễ vàng ở Nhật sẽ được giải đáp trong bài viết này. Hãy xem thêm chi tiết bài viết dưới đây cùng Kosei để tìm ra câu trả lời nhé!
hiennguyen
Kumamon là linh vật của thành phố Kumamoto - Nhật Bản. Kumamon đã góp phần nào quảng bá hình ảnh địa phương và mang thành phố Kumamoto đến gần hơn với du khách tham quan trên cả nước và quốc tế. Cùng Kosei khám phá bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về chú gấu Kumamon Nhật Bản nhé!
hiennguyen