Bí mật chiếu Tatami Nhật Bản có thể bạn chưa biết!
Chiếu Tatami Nhật Bản là một vật dụng quen thuộc mọi người thường gặp trong những ngôi nhà của người Nhật. Chiếc chiếu này mang những ý nghĩa đặc biệt trong đời sống, văn hóa người Nhật. Vậy những ý nghĩa gì? Cùng Kosei tìm hiểu bí mật này trong bài viết dưới đây!
Giới thiệu cụ thể về chiếu Tatami Nhật Bản
Lịch sử ra đời
Chiếu Tatami Nhật Bản xuất hiện từ thời kỳ cổ đại với những hình ảnh đơn giản, thô sơ về một vật dụng trải sàn có thể gấp hoặc xếp lại. Thời kỳ Heian, mỗi chiếc chiếu Tatami được thiết kế với độ dày lớn hơn dùng để trải sàn cố định hoặc lót chỗ ngủ cho Thiên hoàng, những giới quý tộc.
Từ thời kỳ Muromachi, chiếu được sử dụng để lót toàn bộ sàn nhà và thường được gọi là phòng tatami dùng để tổ chức các nghi lễ quan trọng. Khi ngồi lên chiếc chiếu cũng có những quy tắc nhất định cần phải tuân theo. Ở thời kỳ này, chiếu cũng được sử dụng dành cho tầng lớp Samurai trở lên.
Đến thời kỳ Edo, chiếu Tatami trở nên phổ biến hơn, được sử dụng rộng rãi khắp nước Nhật. Mọi tầng lớp đều có thể sử dụng chiếc chiếu này và trong mỗi nhà đều có sự hiện diện của chiếc chiếu tatami.
Tên gọi và nguyên liệu làm chiếu Tatami
Tatami trong tiếng Nhật thường được dùng để chỉ chiếc chiếu đặc trưng của đất nước này. Từ này bắt nguồn từ động từ Tatamu nghĩa là hành động xếp, gấp chiếu lại khi không sử dụng. Vì vậy người Nhật thường gọi những chiếc chiếu Nhật là Tatami, từ này còn được dùng để chỉ những vật dụng dùng lót sàn có thể gấp lại và gọn nhẹ.
Chiếu Tatami ở Nhật thường được làm từ rơm, rạ ép chặt lại với nhau tạo thành một lớp mỏng dùng để lót ghế ngồi hoặc trải sàn. Phần rìa của chiếc chiếu được làm bằng vải dệt giúp cố định hình dáng cho chiếu và giúp chiếc chiếu trông bắt mắt, nổi bật hơn.
Cấu tạo của chiếu Tatami
Chiếu Tatami của Nhật có cấu tạo 3 phần: bao chiếu, lõi chiếu, viền chiếu.
- Bao chiếu: được làm từ cói hoặc cỏ của Nhật Bản dùng để bao lớp ngoài. Phần bao chiếu được làm cho cả 2 mặt, khi 1 mặt bị bẩn có thể trở lại mặt sau để sử dụng tiếp và thay mới khi cả 2 mặt hỏng hoặc đều bẩn.
- Lõi chiếu: được làm từ rơm, rạ và có độ dày là 55mm. Tuy nhiên ngày nay phần lõi chiếu thường được làm từ những vật liệu nhân tạo cho độ bền sử dụng cao hơn, nhẹ hơn và tránh bị ẩm mốc.
- Phần viền: làm từ vải để kết nối hai phần lõi và bao chiếu lại với nhau. Để tăng độ thẩm mỹ cho chiếu người ta thường in hoa văn hoặc sử dụng các loại vải nhiều màu sắc cho phần viền chiếu.
Tùy thuộc vào mục đích sử dụng của mọi người, kích thước tiêu chuẩn của chiếc chiếu tatami Nhật Bản là 910 x 1820mm và độ dày là 55mm.
Ý nghĩa và lợi ích của chiếu Tatami Nhật Bản
* Ý nghĩa:
- Chiếu Tatami mang ý nghĩa một hình ảnh biểu trưng trong văn hóa của người Nhật.
- Được xem là một vật dụng thiết yếu và không thể thiếu trong mỗi ngôi nhà.
- Chiếc chiếu như đại diện cho hình ảnh của người vợ, luôn hiện diện ở mọi không gian trong nhà và ảnh hưởng đến các sinh hoạt trong đời sống người Nhật.
* Lợi ích:
- Được sử dụng như một vật trang trí, lót sàn, trải ghế ngồi.
- Người Nhật thường sử dụng chiếc chiếu tatami để ngồi thưởng trà, tiếp khách, ngắm hoa anh đào hay tổ chức những buổi lễ quan trọng.
Những cách trải chiếu Tatami Nhật Bản đúng cách
- Fushyugi Shiki (不祝儀敷き).
Cách trải chiếu Tatami Fushyugi Shiki là một trong những cách trải chiếu dùng cho những sự kiện đau buồn để cầu nguyện, tại các đám tang... Ngoài ra, cách trải này cũng có thể bắt gặp tại những không gian lớn như đền, chùa tại Nhật Bản.
Ở cách trải này chiếu được xếp song song với nhau và trải theo chiều dài hoặc chiều rộng sao cho vừa với căn phòng trong không gian lớn. Nhìn vào cách xếp chiếu này mọi người có thể phân biệt được không gian căn phòng như thế nào.
- Shyugi Shiki (祝儀敷き).
Là cách trải chiếu Tatami thông dụng dành cho nhà ở tại Nhật Bản. Cách trải chiếu này được thực hiện bằng cách sắp xếp các cạnh chiếu sao cho vuông góc với nhau. Bên cạnh đó cách trải này còn dùng để phân biệt nhà ở và những khu vực khác tại Nhật Bản.
* Lưu ý:
Khi ngồi chiếu tatami mọi người tuyệt đối không được mang giày dép vào. Vì chiếu được làm từ vật liệu tự nhiên bởi rơm và rạ nên rất khó vệ sinh. Do đó cần phải giữ chiếu thật cẩn thận và không làm chiếu bị bẩn hay dính các loại thức ăn.
Tư thế khi ngồi chiếu tatami cũng là một điều lưu ý quan trọng. Mọi người nên bắt chéo chân khi ngồi trên chiếu hoặc quỳ với tư thế Seiza, lòng bàn chân hướng về phía sau là cách ngồi thông dụng nhất.
Trên đây là thông tin về chiếu Tatami Nhật Bản mà trung tâm tiếng Nhật Kosei cung cấp. Hi vọng bài viết đã mang lại nhiều điều bổ ích đến cho các bạn đọc!
Tin liên quan:
>>> Những đồ dùng cần thiết nên mang khi du học Nhật Bản
>>> Các loại đồng phục học sinh Nhật Bản có gì đặc biệt?
>>> Bật mí 2 món ăn người Nhật không bao giờ bỏ qua mỗi dịp giáng sinh
Khác với Việt Nam, pháo hoa thường được bắn vào dịp cuối năm để chào đón năm mới hay các dịp lễ quan trọng. Còn đối với nước Nhật lễ hội pháo hoa - Hanabi lại được diễn ra xuyên suốt mùa hè. Và Lễ hội Hanabi Nhật Bản đã trở thành một phần không thể thiếu trong mùa hè. Cùng Kosei tìm hiểu chi tiết hơn về lễ hội này trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Nhật Bản không chỉ là đất nước có nền kinh tế phát triển mà văn hoá dân gian tại đây cũng vô cùng phong phú thu hút nhiều sự quan tâm. Đặc biệt là Thất Phúc Thần có mặt trong tín ngưỡng của người dân Nhật Bản từ rất lâu đời và dần trở thành biểu tượng mang đến nhiều sự may mắn và thịnh vượng. Nếu bạn cũng đang quan tâm về Thất phúc thần - 7 vị thần may mắn ban phước ở Nhật Bản này thì đừng bỏ qua những thông tin thú vị trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Văn hoá Omotenashi (tiếng Nhật: おもてなし) khi dịch đơn thuần trong tiếng Việt thì có nghĩa là sự hiếu khách, nhưng trong đó lại là những ý nghĩa sâu xa làm nên nét tinh tế trong văn hóa phục vụ của người Nhật. Nét văn hóa Omotenashi từ lâu đã trở thành một nét đặc trưng trong văn hóa của đất nước mặt trời mọc, được cả thế giới biết đến và đánh giá cao. Hãy cùng Kosei theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về văn hoá này nhé!
hiennguyen
Lịch đỏ Nhật Bản, chắc hẳn ai cũng từng nghe đến cụm từ “Tuần lễ vàng” (Golden Week) trong tiếng Nhật là「ゴールデンウィーク - Gōrudenu īku」. Lịch đỏ của Nhật 2024 có mấy ngày? Tuần lễ vàng ở Nhật có gì đặc biệt? Các câu hỏi liên quan đến tuần lễ vàng ở Nhật sẽ được giải đáp trong bài viết này. Hãy xem thêm chi tiết bài viết dưới đây cùng Kosei để tìm ra câu trả lời nhé!
hiennguyen
Kumamon là linh vật của thành phố Kumamoto - Nhật Bản. Kumamon đã góp phần nào quảng bá hình ảnh địa phương và mang thành phố Kumamoto đến gần hơn với du khách tham quan trên cả nước và quốc tế. Cùng Kosei khám phá bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về chú gấu Kumamon Nhật Bản nhé!
hiennguyen