Trang chủ / Góc chia sẻ về Nhật Bản / VĂN HÓA NHẬT BẢN / Bí mật sau chiếc mặt nạ truyền thống Nhật Bản trong lễ hội On
VĂN HÓA NHẬT BẢN

Bí mật sau chiếc mặt nạ truyền thống Nhật Bản trong lễ hội On

Thứ Năm, 04 Tháng Năm 2023
0/5 - (0 bình chọn)

Những chiếc mặt nạ truyền thống Nhật Bản tưởng như tầm thường lại trở thành một nét đẹp văn hóa. Ẩn náu đằng sau nó là những bí mật chưa từng được tiết lộ. Hãy cùng Kosei tìm hiểu nhé!

Lễ hội On – bí ẩn đằng sau chiếc mặt nạ

Trong truyền thống của người Nhật Bản, mặt nạ đã tồn tại trong đời sống văn hóa của người Nhật. Tuy phát triển vượt trội về công nghiệp nhưng họ lại khá coi trọng yếu tố tâm linh. Hằng năm, người dân nơi đây vẫn làm nghi lễ thờ thần, cầu mong mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa, đời sống an khang, thịnh vượng.

 

mặt nạ truyền thống nhật bản

 

Lễ hội mặt mạ On matsuri được tổ chức tại Đền Kasuga, Nara thường bắt đầu vào tháng 12 hằng năm, các nghi lễ của người Nhậtđều mang theo một câu chuyện về một vị thần nào đó. Trong suốt buổi lễ diễn ra, người Nhật đều mang theo chiếc mặt nạ, tượng trưng cho vị thần ấy để thực hiện lễ nghi cúng bái và phát lộc và dân chúng.

 

mặt nạ truyền thống nhật bản

 

Tại thành phố Hamada, lễ hội này được biểu diễn với khá nhiều điệu múa, diễn tả thế giới thần linh khá sinh động, mỗi điệu múa lại ẩn chứa một ý nghĩa trong đó. Ở đất nước mặt trời mọc, có một vị thần nổi tiếng là Ebisu – thần hộ mệnh, cai quản cho nền thương mại, nông nghiệp và ngư nghiệp. Theo quan niệm của người Nhật, Thần Ebisu sẽ che chở cho mùa màng, đồng ruộng, đem lại nhiều may mắn, thịnh vượng cho công việc làm ăn, kinh doanh.

 

mặt nạ truyền thống nhật bản

 

Bên cạnh đó, thế giới thần thoại của Nhật Bản của xuất hiện thần sấm sét, thần biển. Nhưng có thể bạn chưa biết, loài cáo cũng thường xuất hiện trong các truyền thuyết, những chiếc mặt nạ cáo là biểu tượng của tai ương, điềm xấu. Một vị thần khác, đó là thần lửa và thần tài (thần Okane), hai vị thần không thể tách rời, bổ sung tương trợ cho nhau.

Có một chút khác biệt với Trung Quốc khi văn hóa Nhật lại coi rông là đại diện của thần nước, bạn cho chúng sinh những cơn mưa xua tan nạn hạn hán, ảnh hưởng đến mùa màng, đời sống.

Trong suốt 4 ngày lễ hội, thời điểm “vàng” thu hút nhất chính vào ngày 17 hay 18 tháng 12. Tại đây, các tiết mục biểu diễn đặc sắc Kagura – nó được coi là âm nhạc dành riêng cho các vị thần, Bugaku , hoặc nhã nhạc đi kèm với múa truyền thống.

 

mặt nạ truyền thống nhật bản

 

Từ nhiều năm qua, On matsuri được tổ chức ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Bên cạnh đó, Lễ hội còn được tổ chức nhiều hoạt động văn hóa hấp dẫn như: tìm hiểu kiếm đạo, thử bắn cung, mặc thử Yukata, bói bài tarot, múa Yosakoi truyền thống, …hóa trang thành các nhân vật nổi tiếng.

Cùng Kosei khuynh đảo văn hóa Nhật Bản ngay hôm nay tại đây!

>>> Bất ngờ trước lễ hội "ép buộc" tất cả mọi người đều phải cười thả ga

>>> Vẻ đẹp đến nức lòng biến Hokkaido trở thành thiên đường du lịch

>>> Mùa thu Nhật Bản ấn tượng với những ngày mùa thay lá

Để lại Đánh giá
Đánh giá*
Họ tên *
Email *
Bài viết mới
Chọn bài viết hiển thị