Bữa tiệc Bonenkai Nhật Bản hoành tráng chia tay năm cũ!
Tiệc Bonenkai Nhật Bản – bữa tiệc đánh dấu sự dừng lại của một năm cũ, rũ bỏ những muội phiền, không vui, tạm quên đi những khó khăn vất vả để vững vàng cùng nhau vượt qua thử thách trên chặng đường sắp tới, chuẩn bị chào đón năm mới, năm của những sự kiện mới mẻ.
Những bữa tiệc Bonenkai hoành tráng, chia tay năm cũ của người Nhật
Năm hết tết đến, mỗi dân tộc đều có những phong tục chào đón năm mới độc đáo của riêng mình. Với người Nhật Bản, họ chia tay năm mới và đón chào năm mới bằng một bữa tiệc Bonenkai truyền thống, ấm cúng. Trước thềm năm mới, mọi người lao đọng đều muốn xóa bỏ hết những đều xui xẻo, vất vả của năm cũ, vì thế họ tổ chức bữa tiệc Bonenkai như dịp họp mặt tất cả các thành viên, cũng như cảm ơn sự đóng góp, cống hiến của họ suốt 1 năm qua.
Bonenkai ở Nhật không chỉ diễn ra vào một ngày nhất định mà đã chuẩn bị tổ chức từ trung tuần tháng 12 cho đến hết năm. Không gian được lựa chọn để tổ chức Bonenkai thường là các nhà hàng, quán ăn rộng rãi, nhưng vẫn phải mang phong cách truyền thống.
Họ chia tay năm cũ và chào đón năm mới với niềm hân hoan, háo hức, đồng thời bày tỏ sự biết ơn. Chính vì vậy, không thể thiếu một bữa tiệc Bonenkai ấm cúng. Nhật Bản không đón tết âm lịch như Việt Nam, nhưng ngày tết dương lịch của Nhật rất được chú trọng.
Ngày nay, chất lượng cuộc sống ngày càng nâng cao mà nhiều công ty chọn cách tổ chức trong những phòng hội thảo lớn, nơi có sẵn các trang thiết bị hiện đại, phục vụ cho bữa tiệc.
Cho dù cuộc sống có hiện đại đến đâu thì trong bữa tiệc của người Nhật cũng không thể thiếu các món ăn truyền thống, nó được gọi là linh hồn của bữa tiệc. Ngoài sushi, sashimi, người Nhật thường dùng thêm mì soba,.... họ tin rằng sợi mì dai dai của soba chính là biểu tượng của sự trường thọ và may mắn. Cuối cùng là Mochi ăn kèm súp Ozoni. Trong bữa tiệc cuối năm Bonenkai, mọi người trở nên thân thiết hơn, không còn những lễ nghĩa, nguyên tắc trong công việc hàng ngày.
Người Nhật cũng khá tình cảm, bữa tiệc tuy nhỏ nhưng lại có ý nghĩa vô cùng to lớn trong đời sống tinh thần của người dân Nhật. Hàng năm, từ khi chưa đến tháng 12, không chỉ các gia đình tất bật chuẩn bị cúng giao thừa, tất niên mời ông bà tổ tiên về nhà đón tết với con cháu, mà các cơ quan tổ chức cũng háo hức chào đón tiệc tổng kết cuối năm. Bữa tiệc như một sợi dây gắn kết, giúp mọi người thấu hiểu nhau hơn, mọi buồn phiền, lo âu hay hiểu lầm đều dễ dàng bỏ qua để chào đón năm mới với những thành công mới sẽ đến.
Một trong những đặc trưng nổi bật của Bonenkai là nó phá vỡ mọi nguyên tắc công sở của Nhật. Tại bữa tiệc Bonenkai, mọi người đều có thể thỏa thích uống rượu cho tới khi say khướt thì thôi, lúc này họ không cần giữ phép tắc cũng như kỷ luật ở công ty, càng không cần biết cấp bậc và địa vị. Tuy nhiên, cũng nên kiểm soát bản thân để tránh những điều gây hiểu lầm nhé.
Chắc hẳn, thời điểm này các công ty Nhật tại Việt Nam cũng đang tổ chức các sự kiện chia tay năm cũ rồi nhỉ?
Hãy chia sẻ những điều thú vị trong bữa tiệc của các bạn nhé. Đừng quên cập nhật các tin tức khác về Nhật Bản tại đây!
>>> Bất ngờ 33 sự tương đồng ngày Tết ở Nhật Bản và Việt Nam
>>> Tết nhất nên thử món này đi đảm bảo hết bay trong một nốt nhạc

Mặc dù Mascot là một khái niệm xuất phát từ phương Tây, nhưng tại Nhật Bản, Yuru-kyara đã phát triển và trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa của đất nước này. Nhật Bản, với sự yêu thích mạnh mẽ đối với sự dễ thương và khái niệm "Kawaii", đã tạo ra một biến thể Mascot mang đậm dấu ấn riêng, có thể nói là một xu hướng độc đáo chỉ có tại Nhật. Hãy cùng Kosei tìm hiểu thêm Những điều về Linh vật của Nhật Bản Yuru-Kyara trong bài viết dưới đây nhé!

hiennguyen

Ikkyu-san (一休さん) là một trong những câu chuyện nổi tiếng và hài hước của Nhật Bản, kể về một vị thiền sư nhỏ tuổi thông minh, tên là Ikkyu, người nổi tiếng với sự lanh lợi và những tình huống khôi hài, có tính giáo dục. Câu chuyện về Ikkyu đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa Nhật Bản, và những câu chuyện xoay quanh Ikkyu thường mang thông điệp sâu sắc về trí tuệ và sự mỉa mai, đồng thời khiến người nghe phải cười vì sự thông minh và hài hước của nhân vật này.

hiennguyen

Khác với Việt Nam, pháo hoa thường được bắn vào dịp cuối năm để chào đón năm mới hay các dịp lễ quan trọng. Còn đối với nước Nhật lễ hội pháo hoa - Hanabi lại được diễn ra xuyên suốt mùa hè. Và Lễ hội Hanabi Nhật Bản đã trở thành một phần không thể thiếu trong mùa hè. Cùng Kosei tìm hiểu chi tiết hơn về lễ hội này trong bài viết dưới đây nhé!

hiennguyen

Nhật Bản không chỉ là đất nước có nền kinh tế phát triển mà văn hoá dân gian tại đây cũng vô cùng phong phú thu hút nhiều sự quan tâm. Đặc biệt là Thất Phúc Thần có mặt trong tín ngưỡng của người dân Nhật Bản từ rất lâu đời và dần trở thành biểu tượng mang đến nhiều sự may mắn và thịnh vượng. Nếu bạn cũng đang quan tâm về Thất phúc thần - 7 vị thần may mắn ban phước ở Nhật Bản này thì đừng bỏ qua những thông tin thú vị trong bài viết dưới đây nhé!

hiennguyen

Văn hoá Omotenashi (tiếng Nhật: おもてなし) khi dịch đơn thuần trong tiếng Việt thì có nghĩa là sự hiếu khách, nhưng trong đó lại là những ý nghĩa sâu xa làm nên nét tinh tế trong văn hóa phục vụ của người Nhật. Nét văn hóa Omotenashi từ lâu đã trở thành một nét đặc trưng trong văn hóa của đất nước mặt trời mọc, được cả thế giới biết đến và đánh giá cao. Hãy cùng Kosei theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về văn hoá này nhé!

hiennguyen