Cách thưởng thức trà đạo Nhật Bản có gì đặc biệt?
Trà có nguồn gốc từ Trung Quốc, nhưng văn hoá trà đạo Nhật Bản lại nổi tiếng khắp thế giới. Cùng Kosei tìm hiểu cách thưởng thức trà đạo Nhật Bản trong bài viết sau đây!
Nguồn gốc của phong cách thưởng thức trà đạo Nhật Bản
Nói đến nghệ thuật cách thưởng thức trà đạo Nhật Bản là chúng ta nghĩ ngay đến đất nước "mặt trời mọc", nó không chỉ là thứ đồ uống thông thường mà còn là một môn nghệ thuật đặc sắc mang đậm nét truyền thống của Nhật Bản. Ở văn hóa Nhật Bản, trà đạo được phát triển từ khoảng cuối thế kỷ 12. Dựa vào truyền thuyết Nhật, vào khoảng thời gian đó, có vị cao tăng người Nhật là sư Eisai (1141-1215), sang Trung Hoa để tham vấn học đạo. Khi trở về nước, ngài mang theo một số hạt trà về trồng trong sân chùa. Sau này chính Eisai đã sáng tác ra cuốn “Khiết Trà Dưỡng Sinh Ký”, nội dung ghi lại mọi chuyện liên quan tới thú uống trà.
Trà có công dụng giúp thư giãn tinh thần và sự hấp dẫn đặc biệt của hương vị trà đã thu hút rất nhiều người dân Nhật đến với thú uống trà này. Họ đã kết hợp thú uống trà với tinh thần Thiền của Phật giáo để nâng cao nghệ thuật thưởng thức trà, phát triển nghệ thuật này trở thành trà đạo một sản phẩm đặc sắc thuần Nhật. Từ uống trà, cách uống trà, rồi nghi thức uống trà cho đến trà đạo là một tiến trình không ngưng nghỉ mà cái đích cuối cùng người Nhật muốn hướng tới đó là cải biến tục uống trà du nhập từ ngoại quốc trở thành một tôn giáo trong nghệ thuật sống của chính dân tộc mình. Trà đạo không đơn thuần là phép tắc uống trà, mà trên hết là một phương tiện hữu hiệu nhằm làm trong sạch tâm hồn bằng cách hòa mình với thiên nhiên, từ đó tu tâm dưỡng tính để đạt giác ngộ.
Hòa – Kính – Thanh – Tịch, đây là bốn nguyên tắc cơ bản của Trà đạo. Phật giáo thường dùng thuật ngữ ” ngón tay chỉ mặt trăng”. Suy rộng ra, Trà đạo là con đường mà đi hết con đường đó sẽ đến nơi có “trà vừa ngon vừa không ngon”.
Quy trình pha trà và cách thưởng thức trà đạo Nhật Bản
Quy trình pha trà đạo Nhật Bản
- Đặt matcha vào bát trà.
Nghệ nhân pha trà sẽ lấy trà từ bình và đặt vào bát. Có thể họ sẽ cho thêm táu tàu vào trà. Nếu bạn muốn vị trà nhạt thì chỉ cho 2g. Đậm hơn thì nên sử dụng 4g.
- Đổ nước nóng.
Nghệ nhân sẽ sử dụng một chiếc thìa lớn bằng tre để múc nước nóng từ bếp đổ vào bát trà. Nhiệt độ nước thường khoảng 80 độ.
- Khuấy matcha.
Tiếp theo, khuấy matcha bằng bàn chải tre để. Sẽ mất khoảng 1 phút để khuấy. Bàn chải tre hình trụ này được gọi là samovar và là vật dụng quan trọng nhất cho trà.
Cách thưởng thức trà đạo Nhật
- Khi uống trà.
Trước tiên, hãy xoay bát trà theo chiều kim đồng hồ. Tiếp theo đó, lòng bàn tay trái đặt dưới đáy bát. Tay phải vuốt ve bát trà và đồ uống. Khi uống, bạn phải tập trung vào bát trà thay vì nhìn xung quanh. Sau khi uống, xoay mặt trước của bát trà ngược chiều kim đồng hồ về hướng chính của nghệ nhân pha trà. Sau đó, bạn có thể nói chuyện với người nghệ nhân ấy.
- Sau khi uống trà.
Nếu bạn đang uống trà loãng, bạn nên uống hết phải lau cạnh bát khi uống xong. Nếu đó là trà mạnh, bạn không cần phải uống tất cả. Tuy nhiên, khi uống xong, bạn cũng phải lau cạnh bát. Khi lau, chỉ sử dụng ngón tay cái và ngón trỏ.
Trên đây là bài viết về nguồn gốc và cách thưởng thức trà đạo Nhật Bản. Hi vọng bài viết mà trung tâm tiếng Nhật Kosei đã mang lại nhiều thông tin bổ ích đến cho bạn đọc!
Tin liên quan:
>>> Khám phá những điều thú vị trong ngày tết trung thu tại Nhật Bản
>>> Săn lùng những loại Omamori quý hiếm!
>>> Tại sao nghi lễ rải muối Sumo trên sàn đấu được coi là một văn hóa của Nhật Bản?
Khác với Việt Nam, pháo hoa thường được bắn vào dịp cuối năm để chào đón năm mới hay các dịp lễ quan trọng. Còn đối với nước Nhật lễ hội pháo hoa - Hanabi lại được diễn ra xuyên suốt mùa hè. Và Lễ hội Hanabi Nhật Bản đã trở thành một phần không thể thiếu trong mùa hè. Cùng Kosei tìm hiểu chi tiết hơn về lễ hội này trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Nhật Bản không chỉ là đất nước có nền kinh tế phát triển mà văn hoá dân gian tại đây cũng vô cùng phong phú thu hút nhiều sự quan tâm. Đặc biệt là Thất Phúc Thần có mặt trong tín ngưỡng của người dân Nhật Bản từ rất lâu đời và dần trở thành biểu tượng mang đến nhiều sự may mắn và thịnh vượng. Nếu bạn cũng đang quan tâm về Thất phúc thần - 7 vị thần may mắn ban phước ở Nhật Bản này thì đừng bỏ qua những thông tin thú vị trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Văn hoá Omotenashi (tiếng Nhật: おもてなし) khi dịch đơn thuần trong tiếng Việt thì có nghĩa là sự hiếu khách, nhưng trong đó lại là những ý nghĩa sâu xa làm nên nét tinh tế trong văn hóa phục vụ của người Nhật. Nét văn hóa Omotenashi từ lâu đã trở thành một nét đặc trưng trong văn hóa của đất nước mặt trời mọc, được cả thế giới biết đến và đánh giá cao. Hãy cùng Kosei theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về văn hoá này nhé!
hiennguyen
Lịch đỏ Nhật Bản, chắc hẳn ai cũng từng nghe đến cụm từ “Tuần lễ vàng” (Golden Week) trong tiếng Nhật là「ゴールデンウィーク - Gōrudenu īku」. Lịch đỏ của Nhật 2024 có mấy ngày? Tuần lễ vàng ở Nhật có gì đặc biệt? Các câu hỏi liên quan đến tuần lễ vàng ở Nhật sẽ được giải đáp trong bài viết này. Hãy xem thêm chi tiết bài viết dưới đây cùng Kosei để tìm ra câu trả lời nhé!
hiennguyen
Kumamon là linh vật của thành phố Kumamoto - Nhật Bản. Kumamon đã góp phần nào quảng bá hình ảnh địa phương và mang thành phố Kumamoto đến gần hơn với du khách tham quan trên cả nước và quốc tế. Cùng Kosei khám phá bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về chú gấu Kumamon Nhật Bản nhé!
hiennguyen