Câu chuyện về đích thú vị của loài chó và suy nghĩ tuổi Tuất ở người Nhật
Linh vật thứ 11 trong 12 con giáp chính là loài chó, gắn với câu chuyện về đích vô cùng thú vị trong cuộc đua 12 con giáp. Hôm nay, hãy cùng Kosei tìm hiểu về tính cách người tuổi Tuất ở người Nhật nhé!
Câu chuyện về đích thú vị của loài chó trong cuộc đua 12 con giáp,
Hé lộ quan điểm Nhật – Việt về người tuổi Tuất

Câu chuyện về đích thú vị của loài chó trong cuộc đua 12 con giáp
.jpg)
Ngày xửa ngày xưa Chó và Gà là hai loài động vật rất thân thiết với nhau, và có lẽ đây cũng là một điều đặc biệt. Khi con người biết phát minh ra lửa và cung tên, biết ăn thịt chín ngon hơn thịt sống, và khi đi săn các con vật, thú vật làm mồi cho mình, những con vật bé nhỏ, đặc biệt là những con mới được sinh ra, hoặc những con vật bị thương, chúng bị bắt sống vì một lý do nào đó, con người chưa ăn thịt đến chúng và đem nhốt chúng lại. Trong số những con vật bị nhốt lâu ngày, dần dần chúng quen với con người, và những con vật đó đã được con người thuần dưỡng, các con vật được loài người thuần dưỡng đầu tiên đó chính là con Chó, con Gà và con Lợn.
theo quan niệm của người Trung Quốc. Từ thời xa xưa, người Trung Quốc đã biết dùng 10 chữ Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý, và 12 chữ Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Ghép chúng lại với nhau để tính toán thời gian và năm tháng. Chữ đứng trước được gọi là Thiên Can; chữ đứng sau được gọi là Địa Chi. Thiên Can lần lượt được ghép với Địa Chi như sau: Giáp Tý, Ất Sửu, Bính Dần, Đinh Mão, Mậu Thìn, Kỷ Tỵ, Canh Ngọ, Tân Mùi, Nhâm Thân, Quý Dậu, Giáp Tuất, Ất Hợi…
Một vòng Can Chi vừa tròn đúng 60 năm, còn được gọi là một Hội, hay còn được gọi là “Lục thập hoa giáp”. Thời bấy giờ, người biết chữ còn rất ít, Hoàng đế Hiên Viên – Thủy tổ của dân tộc Trung Hoa đã quyết định chọn hình vẽ của 12 động vật đạị biểu Địa Chi để tượng trưng cho tuổi ra đời của con người, gọi là 12 thuộc tướng hay tiêu sinh. Nhưng biết chọn loài động vật nào, vì vậy Hoàng đế bèn giao cho Thừa tướng, Thừa tướng nghĩ đi nghĩ lại bèn đưa ra một ý kiến: “Xin Bệ Hạ, hạ một thánh chỉ, lệnh sáng sớm ngày 1 tháng giêng, trăm loài thú đến xếp hàng trước điện Kim Môn, Bệ Hạ chọn 12 loài động vật đến trước là được, Hoàng đế nghe xong gật đầu tán thưởng.
Thánh chỉ của Hoàng đế giáng xuống trần gian, các loài động vật đều lên đường đến điện Kim Môn. Trong số các con vật lên đường đến điện Kim Môn thì có Gà và Chó, cũng theo truyền thuyết thì chúng vốn là bạn thân, cho nên khi biết tin Hoàng đế chọn 12 con vật làm thuộc tướng để tượng trưng cho tuổi ra đời của con người, thì Gà là con vật biết được tin trước Chó. Nghĩ đến Chó là bạn thân thiết với mình, cho nên gà đã đi thông báo với Chó và rủ Chó cùng lên điện Kim Môn. Các con vật đã lần lượt đến điện Kim Môn. Khi Chó đến nơi thì đã có 10 con vật đến trước nó, vì vậy mà Chó được xếp ở vị trí thứ 11
Hé lộ quan điểm Nhật – Việt về người tuổi Tuất

Trong 12 con giáp, con Chó (Tuất) là con vật đứng ở vị trí thứ 11. Chó là con vật phổ biến trong thần thoại của nhiều nước trên thế giới, và có lẽ nó là một trong những con vật được con người thuần hóa và cưu mang nuôi dưỡng khá sớm. Trong nhiều thần thoại, Chó đảm nhận chức năng thần dẫn hồn, đưa hồn người chết về cõi âm ty, điều này cũng gần nghĩa với quan niệm nuôi Chó đen (chó mực) ở nhiều vùng quê của Việt Nam.
Quan điểm của người Nhật: Là biểu hiện tập trung mọi phẩm chất tốt của con người. Ngay thẳng, chân thành, biết mình, biết người, có đức tin và cao độ tin cậy cao. Đại lượng, không vụ lợi, tuổi chó ít giao du, sống kín đáo, bướng bỉnh và thẳng thắng, giỏi quản lý, giỏi hoạt động xã hội. Họ hợp người tuổi chó, tuổi mèo,ngựa; không hợp tuổi trâu, gà; kỵ nhất là tuổi rồng, dê.
Quan điểm của người Việt: Năm Tuất cho biết một tương lai thịnh vượng. Trên khắp thế giới, chó được dùng để giữ nhà chống lại những kẻ xâm nhập. Những cặp chó đá thường được đặt hai bên cổng làng để bảo vệ. Năm Tuất được tin là năm rất an toàn. Giờ Tuất bắt đầu từ 7 giờ đến 9 giờ đêm, lúc này những người dân ở vùng nông thôn Việt Nam thường đi ngủ và giao nhà cửa lại cho những chú chó trông coi.
Đọc thêm tính cách 12 con giáp tại đây
>>> Đứng đầu trong tứ linh, Rồng có vị thế như thế nào trong 12 con giáp
>>> Sự tích chuột soán ngôi vị "ông trùm" 12 con giáp của loài Trâu
>>> Giải mã tính cách khác biệt người tuổi Tý giữa Việt Nam và Nhật Bản

Mặc dù Mascot là một khái niệm xuất phát từ phương Tây, nhưng tại Nhật Bản, Yuru-kyara đã phát triển và trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa của đất nước này. Nhật Bản, với sự yêu thích mạnh mẽ đối với sự dễ thương và khái niệm "Kawaii", đã tạo ra một biến thể Mascot mang đậm dấu ấn riêng, có thể nói là một xu hướng độc đáo chỉ có tại Nhật. Hãy cùng Kosei tìm hiểu thêm Những điều về Linh vật của Nhật Bản Yuru-Kyara trong bài viết dưới đây nhé!

hiennguyen

Ikkyu-san (一休さん) là một trong những câu chuyện nổi tiếng và hài hước của Nhật Bản, kể về một vị thiền sư nhỏ tuổi thông minh, tên là Ikkyu, người nổi tiếng với sự lanh lợi và những tình huống khôi hài, có tính giáo dục. Câu chuyện về Ikkyu đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa Nhật Bản, và những câu chuyện xoay quanh Ikkyu thường mang thông điệp sâu sắc về trí tuệ và sự mỉa mai, đồng thời khiến người nghe phải cười vì sự thông minh và hài hước của nhân vật này.

hiennguyen

Khác với Việt Nam, pháo hoa thường được bắn vào dịp cuối năm để chào đón năm mới hay các dịp lễ quan trọng. Còn đối với nước Nhật lễ hội pháo hoa - Hanabi lại được diễn ra xuyên suốt mùa hè. Và Lễ hội Hanabi Nhật Bản đã trở thành một phần không thể thiếu trong mùa hè. Cùng Kosei tìm hiểu chi tiết hơn về lễ hội này trong bài viết dưới đây nhé!

hiennguyen

Nhật Bản không chỉ là đất nước có nền kinh tế phát triển mà văn hoá dân gian tại đây cũng vô cùng phong phú thu hút nhiều sự quan tâm. Đặc biệt là Thất Phúc Thần có mặt trong tín ngưỡng của người dân Nhật Bản từ rất lâu đời và dần trở thành biểu tượng mang đến nhiều sự may mắn và thịnh vượng. Nếu bạn cũng đang quan tâm về Thất phúc thần - 7 vị thần may mắn ban phước ở Nhật Bản này thì đừng bỏ qua những thông tin thú vị trong bài viết dưới đây nhé!

hiennguyen

Văn hoá Omotenashi (tiếng Nhật: おもてなし) khi dịch đơn thuần trong tiếng Việt thì có nghĩa là sự hiếu khách, nhưng trong đó lại là những ý nghĩa sâu xa làm nên nét tinh tế trong văn hóa phục vụ của người Nhật. Nét văn hóa Omotenashi từ lâu đã trở thành một nét đặc trưng trong văn hóa của đất nước mặt trời mọc, được cả thế giới biết đến và đánh giá cao. Hãy cùng Kosei theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về văn hoá này nhé!

hiennguyen