Cùng Kosei tìm hiểu về lễ hội Obon Nhật Bản thú vị
So với các lễ hội tổ chức ở Nhật Bản thì không thể không kể đến lễ hội Obon Nhật Bản với sự thu hút nhiều người đến tham dự nhất. Cùng Kosei khám phá lí do này trong bài viết sau đây!
Tại sao lại có lễ hội Obon Nhật Bản
Nguồn gốc lễ hội Obon ở Nhật là lễ hội Phật giáo ở Nhật được diễn ra với mục đích tưởng nhớ cha mẹ, tổ tiên. Lễ hội Obon đã xuất hiện tại Nhật từ 500 năm trước, là dịp để con cái tưởng nhớ đến công ơn sinh thành của cha mẹ, ông bà.
Theo như truyền thuyết lễ hội Obon Nhật này xuất phát từ một nhà sư tại Nhật có tên là Mokuren. Ông là một nhà sư đã tu hành nhiều năm và có nhiều phép thuật. Ông luôn tưởng nhớ đến người mẹ đã mất của mình và tìm mọi cách để được gặp lại mẹ. Ông xuống địa ngục và thấy mẹ mình biến thành quỷ đói, chịu nhiều đắng cay, khổ hình. Nhà sư rất đau lòng và muốn giải thoát cho mẹ mình. Ông tìm đến Đức Phật và Ngài đã bảo ông phải mang đồ lễ cúng các nhà tu hành vào ngày 15 tháng 7. Mokuren làm theo lời Đức Phật đem đồ lễ cúng vào đúng ngày này, sau khi hoàn thành lễ cúng, mẹ của ông được siêu thoát.
Người dân đã đem ngày này trở thành lễ hội Obon để tỏ lòng biết ơn đến cha mẹ. Câu chuyện này nghe tương tự như lễ hội Vu lan tại Việt Nam cũng được tổ chức với mục đích biết ơn, tưởng nhớ cha mẹ, tổ tiên
Khi nào thì lễ hội Obon Nhật Bản diễn ra?
Khác với lễ hội Vu lan tại nước ta được tổ chức vào cùng một thời gian, người dân Nhật Bản tổ chức lễ hội Obon tùy thuộc vào từng vùng miền khác nhau.
Các tỉnh của Nhật Bản sẽ tổ chức lễ hội Obon vào thời gian khác nhau nhưng thời gian thường là vào 15 tháng 8, 15 tháng 7 (Kanto) và 15 tháng 7 âm lịch. Do người dân ở các tỉnh khác nhau sử dụng lịch cũng như phong tục tập quán khác nhau nên thời gian diễn ra lễ hội Obon ở Nhật không cố định.
Lễ hội Obon sẽ được kéo dài trong 3 ngày trở thành dịp mà các thành viên trong gia đình đoàn tụ, quây quần bên nhau và tham gia các hoạt động truyền thống như nhảy múa, thả đèn lồng trôi sông...
Những nghi thức diễn ra trong lễ hội Obon
Thả thuyền giấy
Đây là một trong những nghi thức quan trọng và mang ý nghĩa của lễ hội Obon. Là nghi thức kết thúc lễ hội.
Những chiếc thuyền giấy nhỏ, bên trong có thắp nến được người dân thả trên sông đưa tiễn các linh hồn trở về. Và cũng thay như một lời chào tạm biệt của con cháu đối với tổ tiên, đưa họ trở về nơi của họ sau chuyến thăm con cháu.
Nghi lễ này tạo nên một khung cảnh tuyệt đẹp mà nếu có được đi du lịch vào dịp lễ hội này người xem sẽ phải trầm trồ. Một số nơi khác, nghi thức thả thuyền giấy được diễn ra cũng là lúc pháo hoa rực rỡ trên bầu trời, ghi dấu lễ hội đã kết thúc.
Điệu múa Bon Odori
Dựa vào truyền thuyết, sau khi giải thoát được linh hồn của mẹ thì nhà sư Mokuren đã quá vui mừng mà nhảy múa lên. Điệu nhảy đó hiện nay được người dân lưu truyền lại được gọi là điệu múa Bon Odori. Đây là điệu múa đặc trưng trong lễ hội Obon và là hoạt động không thể thiếu trong những ngày diễn ra lễ hội.
Đón và tiễn linh hồn
Lễ hội Obon được diễn ra với nhiều nghi thức tưởng nhớ ông bà, tổ tiên. Người dân phải thực hiện các nghi thức đón và tiễn linh hồn người đã khuất.
Trước khi diễn ra lễ hội chính, người dân sẽ đốt lửa để soi sáng con đường cho các linh hồn tìm về nhà sum vầy với con cháu. Trong những ngày này, người dân Nhật Bản sẽ “thiết đãi” các linh hồn bằng món ăn truyền thống. Ngày cuối cùng của lễ hội, gia đình sẽ dâng lên các linh hồn món bánh Okuri Dango và đốt lửa để tiễn các linh hồn trở về âm phủ.
Trên đây là bài viết về tìm hiểu lễ hội Obon Nhật Bản mà trung tâm tiếng Nhật Kosei cung cấp. Hi vọng bài viết đã mang lại nhiều thông tin bổ ích cho các bạn đọc!
Tin liên quan:
>>> Những nét độc đáo trong nghệ thuật chữ thư pháp Nhật Bản
>>> Tìm hiểu về văn hóa ẩm thực Nhật Bản mà bạn cần biết
>>> Phong tục đón Tết ở Nhật Bản có gì khác với các nước láng giềng châu Á?
>>> Khám phá những điều thú vị trong ngày tết trung thu tại Nhật Bản
Khác với Việt Nam, pháo hoa thường được bắn vào dịp cuối năm để chào đón năm mới hay các dịp lễ quan trọng. Còn đối với nước Nhật lễ hội pháo hoa - Hanabi lại được diễn ra xuyên suốt mùa hè. Và Lễ hội Hanabi Nhật Bản đã trở thành một phần không thể thiếu trong mùa hè. Cùng Kosei tìm hiểu chi tiết hơn về lễ hội này trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Nhật Bản không chỉ là đất nước có nền kinh tế phát triển mà văn hoá dân gian tại đây cũng vô cùng phong phú thu hút nhiều sự quan tâm. Đặc biệt là Thất Phúc Thần có mặt trong tín ngưỡng của người dân Nhật Bản từ rất lâu đời và dần trở thành biểu tượng mang đến nhiều sự may mắn và thịnh vượng. Nếu bạn cũng đang quan tâm về Thất phúc thần - 7 vị thần may mắn ban phước ở Nhật Bản này thì đừng bỏ qua những thông tin thú vị trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Văn hoá Omotenashi (tiếng Nhật: おもてなし) khi dịch đơn thuần trong tiếng Việt thì có nghĩa là sự hiếu khách, nhưng trong đó lại là những ý nghĩa sâu xa làm nên nét tinh tế trong văn hóa phục vụ của người Nhật. Nét văn hóa Omotenashi từ lâu đã trở thành một nét đặc trưng trong văn hóa của đất nước mặt trời mọc, được cả thế giới biết đến và đánh giá cao. Hãy cùng Kosei theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về văn hoá này nhé!
hiennguyen
Lịch đỏ Nhật Bản, chắc hẳn ai cũng từng nghe đến cụm từ “Tuần lễ vàng” (Golden Week) trong tiếng Nhật là「ゴールデンウィーク - Gōrudenu īku」. Lịch đỏ của Nhật 2024 có mấy ngày? Tuần lễ vàng ở Nhật có gì đặc biệt? Các câu hỏi liên quan đến tuần lễ vàng ở Nhật sẽ được giải đáp trong bài viết này. Hãy xem thêm chi tiết bài viết dưới đây cùng Kosei để tìm ra câu trả lời nhé!
hiennguyen
Kumamon là linh vật của thành phố Kumamoto - Nhật Bản. Kumamon đã góp phần nào quảng bá hình ảnh địa phương và mang thành phố Kumamoto đến gần hơn với du khách tham quan trên cả nước và quốc tế. Cùng Kosei khám phá bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về chú gấu Kumamon Nhật Bản nhé!
hiennguyen