Đến đền Kasuga nhất định phải ghé chân “tận hưởng” những điều này
Đền Kasuga là ngôi đền thiêng có niên đại hàng ngàn năm lịch sử, là một ngôi đền thờ thần đạo Shinto quan trọng nhất ở thành phố Nara, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 1998. Nếu bạn có dịp ghé qua đây, nhất định phải tận hưởng những điều mà Kosei giới thiệu sau đây nhé!
Đến đền Kasuga nhất định phải ghé chân “tận hưởng” những điều dưới đây
Cổng Chumon/ Oro (nơi thờ vong linh của tổ tiên)
Cổng Chumon nằm đối diện chính điện, cao khoảng 10m và hiện được chỉ định là tài sản quan trọng cấp quốc gia. Oro kéo dài từ cổng Chumon sang bên trái và bên phải 13m như một chú chim đang sải rộng đôi cánh. Nó chính là nơi người đứng đầu đền thờ ngồi trong các lễ hội ở chính điện.
Cây tuyết tùng Osugi ở trước đền thờ Osugi là một cây tuyết tùng cổ thụ được cho là có tuổi thọ từ 800 ~1000 năm tuổi.Chu vi thân cây hơn 8m và chiều cao lên đến 25m.
Chính điện
Sâu bên trong cổng Chumon là chính điện của đền thờ Kasuga-taisha. Đây là một dãy nhà gồm 4 căn được xây theo kiến trúc Kasuga-zukuri. Điện thứ nhất thờ thần Takemikazuchi no Mikoto; điện thứ hai thờ thần Futsunushi no Mikoto; điện thứ ba thờ thần Amenokoyane no Mikoto; điện thứ tư thờ Himegami.
Sunazuri no Fuji
Đây chính là giàn hoa Fuji nằm ở lối vào cổng Keigamon. Vào khoảng đầu tháng 5, các chùm hoa rũ dài hơn 1m và chạm vào cát ở mặt đất nên nó được gọi là "Sunazuri no Fuji" (hoa Fuji chạm cát). Đây là một loài Fuji cổ được mô tả trong tác phẩm "Kasuga Gongen Kenki" - một bức tranh cuộn thời Kamakura. Cây Fuji này được cho là có tuổi thọ hơn 700 năm.
Kasuga-taisha Shinen (vườn thực vật Manyo)
Khuôn viên rộng 3 hecta được chia thành nhiều khu vực như Manyoen; Gokoku no Sato; Tsubaki-en; Fuji no En. Đến đây, du khách có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nhiều loài thực vật trong suốt 4 mùa. Đặc biệt, ở Fuji no En có khoảng 200 cây Fuji gồm 20 chủng loại; đây chính là một nơi nổi tiếng nhất của vườn thực vật Manyo. Phí tham quan vườn thực vật dành cho người lớn là 500 yên, trẻ em là 250 yên.
Đèn lồng
Ở đền thờ Kasuga-taisha, từ thời Heian đã có phong tục treo đèn lồng để cầu mưa; theo thời gian, mục đích của việc treo đèn lồng cũng dần dần mở rộng với nhiều lời cầu nguyện khác nhau. Do đó, để cầu nguyện, người dân đã mang rất nhiều đèn lồng đến treo trong đền. Đền thời Meiji, vào mỗi buổi tối người ta thường thắp đèn lồng như là đèn ngủ, tuy nhiên hiện tại chỉ thắp tất cả đèn lồng vào tối tiết phân tháng 2, và các buổi tối 14,15/8. Và nó được gọi là "Vạn Đèn Lồng".
Nếu có dịp hãy dừng chân và tận hưởng tại nơi này nhé. Đọc thêm văn hóa Nhật tại đây
>>> Cách ứng xử của Nhật Bản để đẩy lùi virus corona
>>> Suy nghĩ rất khác của người Nhật về những người tuổi hợi
>>> Câu chuyện về đích thú vị của loài chó trong 12 con giáp
Khác với Việt Nam, pháo hoa thường được bắn vào dịp cuối năm để chào đón năm mới hay các dịp lễ quan trọng. Còn đối với nước Nhật lễ hội pháo hoa - Hanabi lại được diễn ra xuyên suốt mùa hè. Và Lễ hội Hanabi Nhật Bản đã trở thành một phần không thể thiếu trong mùa hè. Cùng Kosei tìm hiểu chi tiết hơn về lễ hội này trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Nhật Bản không chỉ là đất nước có nền kinh tế phát triển mà văn hoá dân gian tại đây cũng vô cùng phong phú thu hút nhiều sự quan tâm. Đặc biệt là Thất Phúc Thần có mặt trong tín ngưỡng của người dân Nhật Bản từ rất lâu đời và dần trở thành biểu tượng mang đến nhiều sự may mắn và thịnh vượng. Nếu bạn cũng đang quan tâm về Thất phúc thần - 7 vị thần may mắn ban phước ở Nhật Bản này thì đừng bỏ qua những thông tin thú vị trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Văn hoá Omotenashi (tiếng Nhật: おもてなし) khi dịch đơn thuần trong tiếng Việt thì có nghĩa là sự hiếu khách, nhưng trong đó lại là những ý nghĩa sâu xa làm nên nét tinh tế trong văn hóa phục vụ của người Nhật. Nét văn hóa Omotenashi từ lâu đã trở thành một nét đặc trưng trong văn hóa của đất nước mặt trời mọc, được cả thế giới biết đến và đánh giá cao. Hãy cùng Kosei theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về văn hoá này nhé!
hiennguyen
Lịch đỏ Nhật Bản, chắc hẳn ai cũng từng nghe đến cụm từ “Tuần lễ vàng” (Golden Week) trong tiếng Nhật là「ゴールデンウィーク - Gōrudenu īku」. Lịch đỏ của Nhật 2024 có mấy ngày? Tuần lễ vàng ở Nhật có gì đặc biệt? Các câu hỏi liên quan đến tuần lễ vàng ở Nhật sẽ được giải đáp trong bài viết này. Hãy xem thêm chi tiết bài viết dưới đây cùng Kosei để tìm ra câu trả lời nhé!
hiennguyen
Kumamon là linh vật của thành phố Kumamoto - Nhật Bản. Kumamon đã góp phần nào quảng bá hình ảnh địa phương và mang thành phố Kumamoto đến gần hơn với du khách tham quan trên cả nước và quốc tế. Cùng Kosei khám phá bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về chú gấu Kumamon Nhật Bản nhé!
hiennguyen