Đúc kết sự thật về trang phục truyền thống Kimono Nhật Bản, bạn có biết?
Trong bài viết này, Kosei sẽ chia sẻ cho tới các bạn những thông tin thú vị về trang phục truyền thống Kimono Nhật Bản.
Gói gọn kiến thức về Kimono
Theo truyền thống, áo kimono được may bằng vải dệt từ các nguyên liệu tự nhiên như vải lanh, bông, lụa. Kimono là một chiếc áo choàng được giữ cố định bằng một vành khăn rộng cuốn chặt vào người cùng với một số dây đai và dây buộc, ống tay áo dài và rộng thùng thình. Độ rộng tối đa của ống tay áo được quy định bởi độ rộng của khổ vải.
Khổ vải kimono tiêu chuẩn không rộng quá 36cm. Khổ vải kimono hiện đại được dệt với chiều rộng 42 cm để vừa với vóc dáng của người Nhật ngày nay. Theo truyền thống, kimono phải được khâu bằng tay. Vải làm kimono cũng thường được dệt và trang trí thủ công. Những hoa văn được lặp lại và xuất hiện trên phần lớn của bộ trang phục thường được áp dụng kĩ thuật nhuộm cản màu và tô bằng khuôn.
Theo thời gian, kimono dần trở nên đa dạng về màu sắc, chất liệu, kiểu dáng cũng như phụ kiện đi kèm như thắt lưng obi. II. Giá cả Kimono và thắt lưng obi thường được làm bằng lụa, loại lụa thêu kim tuyến, thậm chí một số bộ còn được làm bằng vàng. Vì vậy, một bộ Kimono có giá trên 10.000USD là chuyện thường. Những bộ Kimono đầy đủ gồm Kimono, thắt lưng obi, dây cột, tất, guốc gỗ và các phụ kiện khác có giá lên đến 20.000USD
Sự đa dạng trong chủng loại
Furisode:
Là loại áo chỉ dành riêng cho những cô gái chưa có chồng. Furisode có màu sắc tươi sáng và thường làm bằng lụa chất lượng tốt. Trong xã hội của Nhật, mặc Furisode là một tuyên bố rõ ràng rằng đó là một cô gái độc thân đã sẵn sàng để kết hôn. Khi một cô gái đến lúc tham dự lễ trưởng thành của mình thì các bậc cha mẹ sẽ mua cho con gái họ một bộ furisode để làm quà chúc mừng con gái được 20 tuổi.
Yukata:
Là một loại Kimono làm bằng cotton bình thường, dùng để mặc trong mùa hè. Yukata thường mang màu sắc cực kì sáng. Cách thiết kế đơn giản của Yukata là để các cô gái Nhật có thể mặc mà không cần sự giúp đỡ (sau vài lần tập là họ có thể dễ dàng mặc được, bởi Yukata không cầu kỳ như Furisode
Houmongi:
Khi một người phụ nữ Nhật Bản kết hôn, cha mẹ thường mua cho con gái họ một chiếc Kimono khác thay thế cho chiếc furisode. Đó là houmongi. Houmongi là Kimono đi lễ của những người phụ nữ đã có chồng.
Tomesode:
Với những người phụ nữ đã kết hôn, họ sẽ không bao giờ được măc áo furisode, dù cho họ có li dị chồng đi chăng nữa. Thay vào đó, họ sẽ mặc áo Tomesode, một dạng áo Kimono với ống tay áo ngắn hơn. Tomesode có nền áo màu đen để đối lập với màu trắng của chiếc Shiromaku (kimono cưới) mà cô dâu mặc. Tuy nhiên, chiếc thắt lưng thêu và nửa dưới của Tomesode có màu sắc rất sặc sỡ và sáng để tỏ rõ rằng loại Kimono này được mặc trong dịp vui.
Mofuku chỉ được dùng để đi dự đám tang của họ hàng gần. Toàn bộ chiếc kimono này có màu đen.
Shiromaku:
Một cô gái Nhật làm đám cưới theo truyền thống thì sẽ mặc loại Kimono rực rỡ, tráng lệ nhất. Loại Kimono này được gọi là Shiromaku. Đa số mọi người chỉ thuê loại Kimono này bởi nó chỉ được sử dụng trong một ngày.
Tsumugi:
dành cho tầng lớp nông dân và thường dân
Tsukesage:
Áo này được trang trí theo dạng hoa văn chạy dọc theo thân và lưng áo, áo này được mặc vào các buổi tiệc tùng trà đạo, cắm hoa và đám cưới của bạn bè.
Các phụ kiện kèm theo Kimono
Thắt lưng (Obi):
Một cái obi dành cho kimono phụ nữ thường có chiều dài khoảng 4m và chiều rộng khoảng 60cm. Obi được quấn 2 vòng quanh thắt lưng và thắt ở phía sau lưng.
Kaku và Hekobi dành cho kimono của nam. Kaku là obi dành cho các bộ kimono nam thông thường, được may bằng vải cotton, có chiều dài là 3,5 inch. Heko là obi mềm được dành cho các bộ yutaka.
Trâm cài đầu:
Vật này dành riêng cho phụ nữ. Thời xưa, mỗi khi mặc áo kimono, phụ nữ Nhật thường điểm tô cho mái tóc của mình bằng những chiếc trâm này. Ngày nay, bạn có thể thay thế chiếc trâm bằng nơ, dây buộc tóc… Guốc gỗ: Guốc gỗ được sử dụng rất phổ biến tại Nhật cách đây một thế kỉ, guốc của đàn ông thường to, có góc cạnh và thấp, guốc của phụ nữ thì ngược lại. Thời xưa, người Nhật không đóng guốc mà họ “đẽo” guốc, tức là họ sử dụng những súc gỗ to để gọt đẽo thành đôi guốc mộc.
Cùng Kosei tìm hiểu nhiều nét văn hóa Nhật Bản hơn tại đây nhé!
>>> 6 Nghệ thuật truyền thống đưa Nhật Bản đến gần hơn với thế giới
Khác với Việt Nam, pháo hoa thường được bắn vào dịp cuối năm để chào đón năm mới hay các dịp lễ quan trọng. Còn đối với nước Nhật lễ hội pháo hoa - Hanabi lại được diễn ra xuyên suốt mùa hè. Và Lễ hội Hanabi Nhật Bản đã trở thành một phần không thể thiếu trong mùa hè. Cùng Kosei tìm hiểu chi tiết hơn về lễ hội này trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Nhật Bản không chỉ là đất nước có nền kinh tế phát triển mà văn hoá dân gian tại đây cũng vô cùng phong phú thu hút nhiều sự quan tâm. Đặc biệt là Thất Phúc Thần có mặt trong tín ngưỡng của người dân Nhật Bản từ rất lâu đời và dần trở thành biểu tượng mang đến nhiều sự may mắn và thịnh vượng. Nếu bạn cũng đang quan tâm về Thất phúc thần - 7 vị thần may mắn ban phước ở Nhật Bản này thì đừng bỏ qua những thông tin thú vị trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Văn hoá Omotenashi (tiếng Nhật: おもてなし) khi dịch đơn thuần trong tiếng Việt thì có nghĩa là sự hiếu khách, nhưng trong đó lại là những ý nghĩa sâu xa làm nên nét tinh tế trong văn hóa phục vụ của người Nhật. Nét văn hóa Omotenashi từ lâu đã trở thành một nét đặc trưng trong văn hóa của đất nước mặt trời mọc, được cả thế giới biết đến và đánh giá cao. Hãy cùng Kosei theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về văn hoá này nhé!
hiennguyen
Lịch đỏ Nhật Bản, chắc hẳn ai cũng từng nghe đến cụm từ “Tuần lễ vàng” (Golden Week) trong tiếng Nhật là「ゴールデンウィーク - Gōrudenu īku」. Lịch đỏ của Nhật 2024 có mấy ngày? Tuần lễ vàng ở Nhật có gì đặc biệt? Các câu hỏi liên quan đến tuần lễ vàng ở Nhật sẽ được giải đáp trong bài viết này. Hãy xem thêm chi tiết bài viết dưới đây cùng Kosei để tìm ra câu trả lời nhé!
hiennguyen
Kumamon là linh vật của thành phố Kumamoto - Nhật Bản. Kumamon đã góp phần nào quảng bá hình ảnh địa phương và mang thành phố Kumamoto đến gần hơn với du khách tham quan trên cả nước và quốc tế. Cùng Kosei khám phá bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về chú gấu Kumamon Nhật Bản nhé!
hiennguyen