Giải đáp tranh cãi Valentine Đỏ ai tặng quà cho ai - Bạn sẽ ngạc nhiên
Ngày 14/2 hay Valentine’s đỏ được biết đến như một ngày đặc biệt đối với các cặp đôi yêu nhau. Nhân dịp này, các cặp đôi không chỉ thể hiện tình cảm của mình bằng những lời yêu ngọt ngào nhất, mà họ còn dành tặng cho nhau những món quà ý nghĩa như chocolate (tình yêu ngọt ngào như hương vị chocolate), hay đơn giản là một bó hoa hồng (tình yêu đẹp),… thế nhưng nam hay nữ tặng mới là điều đáng quan tâm.
Giải đáp tranh cãi nam hay nữ sẽ tặng Chocolate trong ngày Valentine
Sự du nhập ngày lễ tình nhân vào Nhật Bản
Thực chất, Nhật Bản không có ngày lễ tình nhân 14/2, mà được du nhập cách đây khá lâu. Người ta đã đưa ra những giả thuyết để giải thích cho văn hóa ngoại lai như sau:
Vào năm 1936, có một công ty chuyên sản xuất bánh kẹo có tên là Morozoff, họ đã khởi xướng phong trào tặng chocolate vào “Valentine’s” đầu tiên tại Nhật Bản. Đến năm 1958, công ty bánh kẹo Morinaga đã đăng quảng cáo ngày Valentine đầy tiên trên báo chí và truyền thông rộng rãi trên toàn quốc.
Năm 1968, cửa hàng tạp hóa Sony Plaza đã tiên phong dẫn đầu trào lưu tặng chocolate vào ngày Valentine.
Suy cho cùng, ngày lễ tình nhân Valentine’s day du nhập vào Nhật Bản với mục đích chính là thương mại, quảng bá sản phẩm. Nhưng kể từ năm 1970 đến nay, ngày Valentine là dịp quan trọng để nữ giới bày tỏ tình cảm với nam giới mà không có chiều ngược lại.
Ở Nhật Bản, chỉ có nữ giới tặng chocolate cho người mình yêu
Tại Việt Nam và nhiều nước phương Tây khác, ngày Valentine là dịp đặc biệt dành cho những đôi yêu nhau. Nam giới thường tặng quà cho nữ giới với những món quà như hoa, thiệp, chocolate để bày tỏ tình cảm của mình. Thế nhưng, ở Nhật thì Valentine lại là cơ hội cho các đấng mày râu lên ngôi, khi chỉ có nữ giới là người tặng quà mà không có chiều ngược lại. Món quà duy nhất mà cô gái tặng cho các chàng trai chính là chocolate.
Từ những năm 1960, số cuộc hôn nhân tự nguyện tăng dần, trong khi trước chiến tranh, việc tự do yêu đương, tự do kết hôn là điều rất hiếm. Hiều được điều đó, các công ty sản xuất bánh kẹo đã nhạy bén, nắm bắt được tâm lý khách hàng. Từ đó, các công ty đã đẩy mạnh chiến dịch tặng chocolate, gửi gắm tình cảm. Chiến dịch này nhanh chóng nhận được sự ủng hộ của đông đảo phụ nữ Nhật Bản.
Các cô gái không chỉ tặng chocolate cho người mình có tình cảm mà còn dành tặng cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp và cấp trên để bày tỏ sự trân trọng, biết ơn, cũng là để giữ mối quan hệ tốt đẹp. Vì vậy, ngày nay có rất nhiều lại chocolate khác nhau, trong số đó thì Honnei-choco là loại dành tặng cho người mình yêu.
Valentine trắng
Nhiều nước trên thế giới chỉ có một ngày Valentine duy nhất, nhưng Nhật Bản có tới 2 ngày Valentine. Ngày 14/2 là Valentine đỏ - ngày nữ giới tỏ tình với nam giới, còn 14/3 là ngày Valentine trắng – ngày nam giới đáp lại tình cảm của cô gái đã tặng mình chocolate.
Valentine trắng bắt đầu hình thành từ năm 1978, khi một công ty bánh kẹo muốn khuyến khích nam giới Nhật đáp lại tình cảm của các nàng nên đã lập ra “ngày kẹo dẻo” vì muốn tiếp thị kẹo dẻo. Năm 1980, Hiệp hội công nghiệp bánh kẹo quốc gia đã định ngày 14/3 là Valentine trắng. Đặc biệt, giá trị của món quà đáp lễ phải gấp 3 lần so với món quà mà các chàng trai đã nhận được.
Kể từ khi nét văn hóa ngoại lai này du nhập vào Nhật Bản, nó vẫn không hề thay đổi, vẫn là ngày nữ giới tặng chocolate cho nam giới. Chính vì vậy, hình thức mẫu mã, hương vị chocolate ngày càng trở nên phong phú hơn để đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Vậy là chúng ta đã giải đáp được những tranh cãi về việc nam hay nữ sẽ tặng quà valentine rồi. Hãy tiếp tục theo dõi Trung tâm tiếng Nhật Kosei để cập nhật nhiều tin tức mới nhé.
>>> Irimame - "lá bùa hộ mệnh" của người dân Nhật Bản những ngày đầu năm
>>> Bí kíp giúp người Nhật tăng cường sức đề kháng, sống khỏe sống lâu
>>> Ikigai - Chìa khóa lưu giữ thanh xuân của ngôi làng trường thọ tại Nhật
Khác với Việt Nam, pháo hoa thường được bắn vào dịp cuối năm để chào đón năm mới hay các dịp lễ quan trọng. Còn đối với nước Nhật lễ hội pháo hoa - Hanabi lại được diễn ra xuyên suốt mùa hè. Và Lễ hội Hanabi Nhật Bản đã trở thành một phần không thể thiếu trong mùa hè. Cùng Kosei tìm hiểu chi tiết hơn về lễ hội này trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Nhật Bản không chỉ là đất nước có nền kinh tế phát triển mà văn hoá dân gian tại đây cũng vô cùng phong phú thu hút nhiều sự quan tâm. Đặc biệt là Thất Phúc Thần có mặt trong tín ngưỡng của người dân Nhật Bản từ rất lâu đời và dần trở thành biểu tượng mang đến nhiều sự may mắn và thịnh vượng. Nếu bạn cũng đang quan tâm về Thất phúc thần - 7 vị thần may mắn ban phước ở Nhật Bản này thì đừng bỏ qua những thông tin thú vị trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Văn hoá Omotenashi (tiếng Nhật: おもてなし) khi dịch đơn thuần trong tiếng Việt thì có nghĩa là sự hiếu khách, nhưng trong đó lại là những ý nghĩa sâu xa làm nên nét tinh tế trong văn hóa phục vụ của người Nhật. Nét văn hóa Omotenashi từ lâu đã trở thành một nét đặc trưng trong văn hóa của đất nước mặt trời mọc, được cả thế giới biết đến và đánh giá cao. Hãy cùng Kosei theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về văn hoá này nhé!
hiennguyen
Lịch đỏ Nhật Bản, chắc hẳn ai cũng từng nghe đến cụm từ “Tuần lễ vàng” (Golden Week) trong tiếng Nhật là「ゴールデンウィーク - Gōrudenu īku」. Lịch đỏ của Nhật 2024 có mấy ngày? Tuần lễ vàng ở Nhật có gì đặc biệt? Các câu hỏi liên quan đến tuần lễ vàng ở Nhật sẽ được giải đáp trong bài viết này. Hãy xem thêm chi tiết bài viết dưới đây cùng Kosei để tìm ra câu trả lời nhé!
hiennguyen
Kumamon là linh vật của thành phố Kumamoto - Nhật Bản. Kumamon đã góp phần nào quảng bá hình ảnh địa phương và mang thành phố Kumamoto đến gần hơn với du khách tham quan trên cả nước và quốc tế. Cùng Kosei khám phá bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về chú gấu Kumamon Nhật Bản nhé!
hiennguyen