Gần đây, rất nhiều các bạn sinh viên thất bại trong việc xin Visa du học sang Nhật. Theo thống kê, cứ 1000 hồ sơ nộp vào thì sẽ có đến 300 giấc mơ du học Nhật phải dừng lại. Một vấn đề lớn khiến các bạn sinh viên không khỏi đau đầu, Visa. Hôm nay Trung tâm tiếng Nhật Kosei xin phép giải đáp một vài lý do khiến các bạn trượt Visa.
Du học Nhật Bản
>>> Điều kiện du học Nhật Bản 2018
>>> Tuyển sinh du học Nhật Bản kỳ tháng 10/2018
Giải mã lý do trượt VISA
1. Hồ sơ không được chăm chút một cách cẩn thận
Hồ sơ du học có vai trò đặc biệt quan trọng đến sự thành công hay thất bại của việc xin Visa. Dưới đây là lỗi mà những trường hợp không xin được Visa dễ mắc phải
-
Thông tin không rõ ràng,
-
Nhầm lẫn địa chỉ nhà và địa chỉ hộ khẩu, nhầm lẫn thông tin giữa các giấy tờ,
-
Thành tích học tập không khớp với những thành tích được khai báo,
-
Thiếu bằng cấp hay bằng và bảng điểm chưa được công chứng hoặc có dấu hiệu tẩy xóa,
-
Không để ý thời hạn nộp hồ sơ: Cần chú ý nộp sớm ít nhất 3 tháng trước khi khóa học bắt đầu, những hồ sơ nộp muộn sẽ gây ấn tượng xấu trong buổi phỏng vấn.
- >>>TỰ LÀM HỒ SƠ DU HỌC NHẬT BẢN MỘT CÁCH DỄ DÀNG
- >>>48 câu hỏi du học sinh PHẢI BIẾT khi CỤC gọi check thông tin
2. Khó khăn chứng minh tài chính khi đi đi du học:
Các lỗi bạn có thể gặp phải khi chứng minh tài chính như:
-
Không chứng minh được mối quan hệ nhân thân giữa người đi du học và người chi trả tài chính
-
Sổ tiết kiệm không đủ. Bạn rất nên lưu ý đến tỉ giá của tiền bởi điều này có thể ảnh hưởng đến số tài khoản trong sổ tiết kiệm của bạn.
Có thể bạn đã tính đủ bằng Việt Nam đồng nhưng khi quy đổi sang ngoại tệ, tiền sụt giá có thể làm sổ tiết kiệm của bạn bị thiếu. Để đảm bảo, khi làm sổ tiết kiệm chứng minh tài chính, bạn nên cộng dư thêm vào tài khoản con số mà nhà trường yêu cầu.
3. Chọn trường du học Nhật Bản không đúng khả năng:
Không ai đánh thuế ước mơ của bạn, tuy nhiên, để đạt được nguyện vọng, mục tiêu của bản thân thì vẫn cần một bộ óc thực tế và minh mẫn.
Có thể nhận thấy, thực tế tại Việt Nam, các bạn sinh viên rất khan hiếm những cơ hội được tiếp xúc và trải nghiệm thực tế để tìm ra được nghề nghiệp phù hợp với năng lực, nguyện vọng và sở thích của bản thân. Điều này dẫn đến việc lựa chọn ngành và trường học không phù hợp. Dù trong chúng ta, ai cũng mong muốn được học tập tại những môi trường hàng đầu Nhật Bản, tuy nhiên để có thể vào được những trường bậc nhất, thì hồ sơ của các bạn cũng phải đáp ứng được những yêu cầu đó. Để có thể chắc chắn, hãy thêm 1-2 trường thích hợp.
4. Thể hiện không tốt trong buổi phỏng vấn:
Có kha khá các trường hợp các bạn sinh viên có những bộ hồ sơ rất tốt, khả năng tiếng Nhật rất ổn, tuy nhiên, vẫn trượt Visa. Buổi phỏng vấn tại Đại sứ quán hay CampusFrance có vai trò rất quan trọng.Việc các bạn sinh viên cảm thấy hồi hộp, lo lắng là không thể tránh khỏi. Để khắc phục điều này, các bạn cần chuẩn bị tâm lý thật tốt để tránh khỏi những sai sót đáng tiêc.
- >>>Mẫu câu phỏng vấn xin visa bằng tiếng Nhật
- >>>Tiếng Nhật giao tiếp khi phỏng vấn và một số quy tắc cần lưu ý
5. Trình độ ngoại ngữ không đạt yêu cầu
Mỗi quốc gia có một yêu cầu đầu vào ngoại ngữ khác nhau khi xin visa du học. Thông thường để đạt điều kiện đi du học ở các nước nói tiếng Anh, bạn cần ít nhất Ielts 5.0 cho các khóa học A level, dự bị đại học và 6.0 hệ sau đại học. Đối với du học Pháp, bạn cần có tối thiểu 350-400 TCF (hoặc DELF B2), với sinh viên học bằng tiếng Anh tại Pháp, yêu cầu tối thiểu 200đ TCF (DELF A2). Đối với du học Nhật Bản, bạn cần chứng chỉ tiếng Nhật cấp N5 hoặc tương đương. Một điểm cần lưu ý là dù điểm tổng cao nhưng một trong 4 kĩ năng nghe, nói, đọc, viết có điểm quá thấp cũng sẽ ảnh hưởng đến việc xin visa. Nếu không tự tin với vốn ngoại ngữ của mình, tốt nhất bạn nên tham dự một số khóa học dự bị đại học hoặc dự bị thạc sĩ.
- Cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei khá phá thêm: >>> Những đồ dùng cần thiết nên mang khi du học Nhật Bản
- Bạn biết gì chưa?? Khóa học HOT nhất năm của Kosei đã ra mắt: >>> Khóa học N3 Online
Ikkyu-san (一休さん) là một trong những câu chuyện nổi tiếng và hài hước của Nhật Bản, kể về một vị thiền sư nhỏ tuổi thông minh, tên là Ikkyu, người nổi tiếng với sự lanh lợi và những tình huống khôi hài, có tính giáo dục. Câu chuyện về Ikkyu đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa Nhật Bản, và những câu chuyện xoay quanh Ikkyu thường mang thông điệp sâu sắc về trí tuệ và sự mỉa mai, đồng thời khiến người nghe phải cười vì sự thông minh và hài hước của nhân vật này.
hiennguyen
Hiện nay, trường học tiếng Nhật không còn xa lạ gì với những bạn có ý định sang Nhật để đi du học, đi làm nữa. Nhưng bạn có biết tiêu chí chuẩn để lựa chọn trường tiếng Nhật được thành phố Tokyo công nhận là gì không? Cùng Kosei tìm hiểu ngay dưới bài viết này để biết thêm chi tiết nhé!
hiennguyen
Khác với Việt Nam, pháo hoa thường được bắn vào dịp cuối năm để chào đón năm mới hay các dịp lễ quan trọng. Còn đối với nước Nhật lễ hội pháo hoa - Hanabi lại được diễn ra xuyên suốt mùa hè. Và Lễ hội Hanabi Nhật Bản đã trở thành một phần không thể thiếu trong mùa hè. Cùng Kosei tìm hiểu chi tiết hơn về lễ hội này trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Nhật Bản không chỉ là đất nước có nền kinh tế phát triển mà văn hoá dân gian tại đây cũng vô cùng phong phú thu hút nhiều sự quan tâm. Đặc biệt là Thất Phúc Thần có mặt trong tín ngưỡng của người dân Nhật Bản từ rất lâu đời và dần trở thành biểu tượng mang đến nhiều sự may mắn và thịnh vượng. Nếu bạn cũng đang quan tâm về Thất phúc thần - 7 vị thần may mắn ban phước ở Nhật Bản này thì đừng bỏ qua những thông tin thú vị trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Văn hoá Omotenashi (tiếng Nhật: おもてなし) khi dịch đơn thuần trong tiếng Việt thì có nghĩa là sự hiếu khách, nhưng trong đó lại là những ý nghĩa sâu xa làm nên nét tinh tế trong văn hóa phục vụ của người Nhật. Nét văn hóa Omotenashi từ lâu đã trở thành một nét đặc trưng trong văn hóa của đất nước mặt trời mọc, được cả thế giới biết đến và đánh giá cao. Hãy cùng Kosei theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về văn hoá này nhé!
hiennguyen