Giấy Washi là gì? Giấy Washi Nhật Bản có tác dụng gì?
Giấy Washi Nhật Bản có nguồn gốc từ rất lâu đời, loại giấy này nổi tiếng bởi sự dẻo dai, độ bền và ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực trong đời sống. Cùng Kosei tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!
Tìm hiểu sự ra đời và nguyên liệu làm giấy Washi Nhật Bản
Khái niệm
Giấy Washi là một trong những loại giấy mà người Nhật vô cùng tự hào bởi không chỉ những công dụng mà loại giấy này mang lại mà loại giấy này còn là minh chứng cho sự tỉ mỉ, khéo léo cũng như độc đáo của người Nhật Bản.
Nguồn gốc
Khoảng những năm 610, công nghệ làm giấy bắt đầu được du nhập vào Nhật Bản từ những tăng lữ phật giáo – những người thường sử dụng giấy để viết kinh phật, loại giấy đầu tiên được làm ra này có tên là Washi.
Vào khoảng những năm 800 tại Nhật Bản công nghệ làm giấy bắt đầu phát triển, giấy washi được tạo ra với màu sắc, kết cấu và kiểu dáng đa dạng phù hợp với nhu cầu của người dùng.
Nguyên liệu để làm giấy Washi
- Giấy được làm từ cây Gampi là loại giấy cho chất lượng vô cùng tinh xảo và tự nhiên, khi viết mực không bị lem ra ngoài. Chính vì sự cầu kỳ và tinh xảo khi tạo ra mà loại giấy được làm từ cây này có giá khá đắt và chúng thường là nguyên liệu cho giới giàu có, cao quý tại Nhật Bản.
- Giấy được làm từ cây Mitsumata, đây là cây tượng trưng cho phái yếu với sự trang nhã, mềm mại nhưng cũng không kém phần tinh tế, loại giấy này được tạo ra với giá cũng khá đắt đỏ. Cây Mitsumata được người Nhật trồng và thu hoạch theo mùa nhất định trong năm.
- Giấy được làm từ nhánh cây kozo hay còn được biết đến là cây dâu tằm đây là nguyên liệu tượng trưng cho phái mạnh, mang tính mạnh mẽ, khí chất được người Nhật thu hoạch vào mỗi vụ mùa hằng năm để tạo ra giấy.
Đặc điểm của giấy Washi Nhật Bản
Giấy Washi Nhật Bản rất nhẹ và dai bởi công đoạn làm giấy vô cùng tinh tế, so với những loại giấy có cùng độ dày khác thì giấy Washi nhẹ hơn rất nhiều và có thể tạo ra được những trường đoạn không trọng lượng. Washi được tạo ra từ những sợi gỗ được kéo dài, nghiền và kéo căng chúng ra nên khi sờ vào giấy bạn sẽ cảm nhận được độ bền và dẻo dai. Ở những thời kỳ đầu, người Nhật còn sử dụng những sợi gỗ thuần của giấy Washi để may áo giáp, kimono,...
Bên cạnh đó, loại giấy này còn có tính ấm áp và chịu ẩm tốt. Vì khi sờ vào giấy thì cảm giác của sự ấm áp và mềm mại, giấy Washi có khả năng chịu ẩm cực kì tốt bởi khả năng hấp thụ mực và các loại màu vẽ tốt những đường nét khi viết lên giấy sẽ được hiện lên một cách sống động và rõ nét nhất.
Và đó là lí do khiến giấy Washi là niềm tự hào của người Nhật và chỉ được sự dụng trong những sự việc quan trọng.
Ứng dụng của giấy Washi Nhật Bản
- Dùng để thắp sáng:
Giấy Washi có khả năng làm tôn lên vẻ đẹp của ánh sáng nên thường được sử dụng làm nguyên liệu trong việc tạo ra đèn bàn, các loại cửa trong nhà, màng che,... mang đến cho không gian gia đình màu sắc tự nhiên và hài hòa nhất.
- Nghệ thuật gấp giấy:
Giấy Washi có khả năng giữ nếp gấp một cách tốt nhất nên thường được sử dụng trong nghệ thuật gấp giấy, cắt dán và tạo hình nghệ thuật để tạo ra các tác phẩm vô cùng độc đáo.
- Dùng để in ấn:
Giấy Washi có độ dày nhất định, khả năng thấm hút tốt nên thường được sử dụng làm nguyên liệu cho các loại tranh in, quang khắc, in dập nổi hoặc các loại thiệp mời,...
Trên đây là một số thông tin về giấy Washi Nhật Bản mà trung tâm tiếng Nhật Kosei cung cấp. Hi vọng bài viết đã mang lại nhiều điểu bổ ích về loại giấy này cũng như ứng dụng của nó cho các bạn đọc!
Tin liên quan:
>>> Văn hóa Nhật Bản: Nghệ thuật gấp giấy Origami
>>> Thật không ngờ với tác dụng của nghệ thuật gấp giấy Origami với sức khỏe
>>> Các loại mệnh giá tiền Yên Nhật Bản
>>> Những nét độc đáo trong nghệ thuật chữ thư pháp Nhật Bản
Khác với Việt Nam, pháo hoa thường được bắn vào dịp cuối năm để chào đón năm mới hay các dịp lễ quan trọng. Còn đối với nước Nhật lễ hội pháo hoa - Hanabi lại được diễn ra xuyên suốt mùa hè. Và Lễ hội Hanabi Nhật Bản đã trở thành một phần không thể thiếu trong mùa hè. Cùng Kosei tìm hiểu chi tiết hơn về lễ hội này trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Nhật Bản không chỉ là đất nước có nền kinh tế phát triển mà văn hoá dân gian tại đây cũng vô cùng phong phú thu hút nhiều sự quan tâm. Đặc biệt là Thất Phúc Thần có mặt trong tín ngưỡng của người dân Nhật Bản từ rất lâu đời và dần trở thành biểu tượng mang đến nhiều sự may mắn và thịnh vượng. Nếu bạn cũng đang quan tâm về Thất phúc thần - 7 vị thần may mắn ban phước ở Nhật Bản này thì đừng bỏ qua những thông tin thú vị trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Văn hoá Omotenashi (tiếng Nhật: おもてなし) khi dịch đơn thuần trong tiếng Việt thì có nghĩa là sự hiếu khách, nhưng trong đó lại là những ý nghĩa sâu xa làm nên nét tinh tế trong văn hóa phục vụ của người Nhật. Nét văn hóa Omotenashi từ lâu đã trở thành một nét đặc trưng trong văn hóa của đất nước mặt trời mọc, được cả thế giới biết đến và đánh giá cao. Hãy cùng Kosei theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về văn hoá này nhé!
hiennguyen
Lịch đỏ Nhật Bản, chắc hẳn ai cũng từng nghe đến cụm từ “Tuần lễ vàng” (Golden Week) trong tiếng Nhật là「ゴールデンウィーク - Gōrudenu īku」. Lịch đỏ của Nhật 2024 có mấy ngày? Tuần lễ vàng ở Nhật có gì đặc biệt? Các câu hỏi liên quan đến tuần lễ vàng ở Nhật sẽ được giải đáp trong bài viết này. Hãy xem thêm chi tiết bài viết dưới đây cùng Kosei để tìm ra câu trả lời nhé!
hiennguyen
Kumamon là linh vật của thành phố Kumamoto - Nhật Bản. Kumamon đã góp phần nào quảng bá hình ảnh địa phương và mang thành phố Kumamoto đến gần hơn với du khách tham quan trên cả nước và quốc tế. Cùng Kosei khám phá bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về chú gấu Kumamon Nhật Bản nhé!
hiennguyen