Hướng dẫn cách pha và uống trà xanh Nhật Bản
Trà xanh Nhật Bản là một trong những loại trà được đánh giá cao trên thị trường trà thế giới, nhất là cách làm trà đặc biệt thành bột trà xanh Nhật Bản. Bài viết sau đây, Kosei xin giới thiệu đến các bạn cách pha và uống trà xanh Nhật Bản dựa theo truyền thống để có thể thưởng thức bột trà xanh Nhật Bản một cách trọn vẹn nhất, đừng bỏ lỡ nhé!
Cách chế biến ra bột trà xanh Nhật Bản
Bột trà xanh Nhật Bản được làm từ những thành phần khác nhau của cây trà xanh. Trà xanh được sử dụng làm bột trà được trồng trong bóng râm trong 3 - 4 tuần trước khi thu hoạch hoặc trồng đa số thời gian trong bóng râm để tạo nên độ ngọt của trà. Khi làm bột trà, phần thân và gân lá được loại bỏ trong quá trình chế biến.
Trà xanh Nhật Bản sau khi thu hoạch sẽ được phơi khô bên ngoài trong bóng râm và không để ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp, để giữ cho lá trà luôn có màu xanh đẹp mắt. Sau đó lá trà sẽ được nghiền thành bột mịn thông qua việc sử dụng các cối xay bằng đá granite được thiết kế đặc biệt.
Cách pha bột trà xanh Nhật Bản đúng chuẩn
- Nước pha:
Nước pha bột trà xanh Nhật Bản tuyệt đối không được để sôi. Thông thường trong thời gian sử dụng trà, bình trà sẽ được giữ ấm ở nhiệt độ 80 – 90 độ C nhờ làm nóng trên một bếp than nhỏ hoặc đốt bởi nến.
- Dụng cụ pha:
Dụng cụ pha chế trà xanh Nhật Bản thông thường bao gồm một bình thuỷ chứa nước sôi, một bình pha trà bằng đất nung, một bộ ly uống trà, hộp đựng bột trà. Trong trà đạo sẽ còn nhiều dụng cụ phức tạo khác như khăn fukusa để lau hũ đựng trà và muỗng trà, khăn chakin để lau chén trà, khăn kobukusa để kê chén trà nhằm giảm độ nóng của ly khi bưng, muỗng múc trà bằng tre, gáo múc, cuối cùng là cây đánh trà để đánh tan trà vào nước sôi.
- Cách pha trà:
- Trước tiên, các dụng cụ pha trà được tráng nước sôi trước khi sử dụng và lau khô. Sau đó cho trà vào ấm, tuỳ vào mức độ đậm nhạt của trà mong muốn mà tính liều lượng bột trà.
- Trà được pha nhiều lần.
+ Lần thứ nhất sẽ pha với nước nóng khoảng 60 độ C, để trà ngấm trong 2 phút trước khi rót ra.
+ Lần nước thứ 2 trà sẽ được pha với nước nóng hơn là 80 độ, và pha trong 30 – 40 giây, tức là chỉ cần cho nước ấm vào trà, lắc nhẹ rồi rót ra tách ngay.
+ Lần thứ 3, trà được pha ở nhiệt độ 90, cũng trong vòng 30 giây.
- Việc sử dụng nhiệt nhỏ trong lần đầu pha mục đích là để không lấy đi quá nhiều vị trà, những lần pha sau, gia tăng nhiệt độ và trong thời gian ngắn để có thể tăng được hương vị của trà nhưng vẫn để dành được cho những nước trà pha sau đó.
Cách uống trà xanh Nhật Bản
Khi uống trà, để tăng thêm hương vị của trà, là vị đắng sau đó thanh ngọt dần và lưu hương thơm, người ta sẽ dùng kèm với đồ ngọt. Người Nhật thường dùng với những loại bánh ngọt truyền thống của Nhật Bản.
Khi uống, người Nhật sẽ uống thành từng ngụm trà để có thể cảm nhận được hương vị một cách trọn vẹn từ khắp các vùng niêm mạc trong khoang miệng, sau đó nuốt và dừng lại vài giây để cảm nhận hương thơm và dư vị còn lắng đọng. Tiếp đến họ sẽ ăn một vài chiếc bánh ngọt và nhai hết trước khi uống ngụm trà mới. Nhờ việc ăn bánh ngọt mà hương vị của ngụm trà sau dường như tăng lên gấp bội.
Với những loại trà bình dân, thường chỉ nên pha 2 - 3 lần và cực kỳ chú trọng 2 lần pha đầu tiên. Với loại trà hảo hạng, trà có thể pha đến lần thứ 5 vẫn giữ được vị ngon và hương thơm như lần pha đầu.
Trên đây là thông tin về cách pha và uống trà xanh Nhật Bản đúng chuẩn mà Trung tâm tiếng Nhật Kosei cung cấp. Hi vọng bài viết đã mang lại cho các bạn nhiều điều bổ ích về văn hoá Nhật Bản!
Tin liên quan:
>>> Không ngờ với sự ĐA DẠNG trong Văn hóa Nhật Bản
>>> Văn hóa kinh doanh Nhật Bản có gì?
>>> 50 sự thật thú vị về văn hóa Nhật Bản có thể bạn chưa biết
Khác với Việt Nam, pháo hoa thường được bắn vào dịp cuối năm để chào đón năm mới hay các dịp lễ quan trọng. Còn đối với nước Nhật lễ hội pháo hoa - Hanabi lại được diễn ra xuyên suốt mùa hè. Và Lễ hội Hanabi Nhật Bản đã trở thành một phần không thể thiếu trong mùa hè. Cùng Kosei tìm hiểu chi tiết hơn về lễ hội này trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Nhật Bản không chỉ là đất nước có nền kinh tế phát triển mà văn hoá dân gian tại đây cũng vô cùng phong phú thu hút nhiều sự quan tâm. Đặc biệt là Thất Phúc Thần có mặt trong tín ngưỡng của người dân Nhật Bản từ rất lâu đời và dần trở thành biểu tượng mang đến nhiều sự may mắn và thịnh vượng. Nếu bạn cũng đang quan tâm về Thất phúc thần - 7 vị thần may mắn ban phước ở Nhật Bản này thì đừng bỏ qua những thông tin thú vị trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Văn hoá Omotenashi (tiếng Nhật: おもてなし) khi dịch đơn thuần trong tiếng Việt thì có nghĩa là sự hiếu khách, nhưng trong đó lại là những ý nghĩa sâu xa làm nên nét tinh tế trong văn hóa phục vụ của người Nhật. Nét văn hóa Omotenashi từ lâu đã trở thành một nét đặc trưng trong văn hóa của đất nước mặt trời mọc, được cả thế giới biết đến và đánh giá cao. Hãy cùng Kosei theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về văn hoá này nhé!
hiennguyen
Lịch đỏ Nhật Bản, chắc hẳn ai cũng từng nghe đến cụm từ “Tuần lễ vàng” (Golden Week) trong tiếng Nhật là「ゴールデンウィーク - Gōrudenu īku」. Lịch đỏ của Nhật 2024 có mấy ngày? Tuần lễ vàng ở Nhật có gì đặc biệt? Các câu hỏi liên quan đến tuần lễ vàng ở Nhật sẽ được giải đáp trong bài viết này. Hãy xem thêm chi tiết bài viết dưới đây cùng Kosei để tìm ra câu trả lời nhé!
hiennguyen
Kumamon là linh vật của thành phố Kumamoto - Nhật Bản. Kumamon đã góp phần nào quảng bá hình ảnh địa phương và mang thành phố Kumamoto đến gần hơn với du khách tham quan trên cả nước và quốc tế. Cùng Kosei khám phá bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về chú gấu Kumamon Nhật Bản nhé!
hiennguyen