Trang chủ / Góc chia sẻ về Nhật Bản / VĂN HÓA NHẬT BẢN / Khám phá những điều thú vị trong ngày tết trung thu tại Nhật Bản
VĂN HÓA NHẬT BẢN

Khám phá những điều thú vị trong ngày tết trung thu tại Nhật Bản

Thứ Năm, 04 Tháng Năm 2023
0/5 - (0 bình chọn)

Thuộc một trong các quốc gia Á Đông như Việt Nam, Nhật Bản cũng có tết trung thu như các anh em láng giềng vậy. Nhưng tết trung thu tại Nhật Bản có giống y ở Việt Nam không? Cùng Kosei khám phá trong bài viết này nhé!

Tìm hiểu nguồn gốc lễ hội trung thu tại Nhật Bản

Ở Nhật, trung thu của nước này còn có tên gọi khác là “Tsukimi” (nghĩa là ngắm trăng). Otsukimi được biết đến như một lễ hội truyền thống của Nhật Bản nơi người ta ăn mừng mùa gặt. Giống với Việt Nam, lễ hội ngắm trăng thường diễn ra vào ngày 15/8 âm lịch, tức là vào khoảng tháng 9 – 10 dương lịch, và là dịp để mọi người thưởng thức đêm trăng đẹp nhất trong năm.

tết trung thu ở nhật bản, tết trung thu ở nhật, tết trung thu tại nhật bản, ở nhật có tết trung thu không, tết trung thu của nhật bản, nhật bản có tết trung thu không

Bên cạnh đó có người cho rằng Otsukimi bắt nguồn từ Tết Trung thu của Trung Quốc. Ngày lễ này được lưu truyền vào đảo quốc Nhật Bản thông ua những đoàn đi sứ nhà Đường trong thời kỳ Heian (794 – 1185). Ban đầu, Otsukimi chỉ dành cho hoàng gia và tầng lớp quý tộc, nhưng thời kỳ Edo (1603 – 1868) thì nó đã được phổ biến rộng rãi như một lễ hội dân gian. Những mùa lễ Otsukimi đầu tiên được người dân tổ chức vào giai đoạn sau khi đã thu hoạch hoa màu mùa hạ và chuẩn bị bước vào mùa gặt lúa nước, với mục đích cầu xin thần linh mang đến những vụ mùa tươi tốt cho con người. Với ý nghĩa đó, Otsukimi đã đi sâu vào đời sống tinh thần của con người Nhật Bản.

Những điều thú vị trong ngày tết trung thu tại Nhật Bản

Trung thu một năm được tổ chức 2 lần!

Khác với Việt Nam trung thu được tổ chức 1 lần vào ngày 15 tháng 8 âm lịch, tết trung thu ở Nhật Bản được tổ chức 2 lần mỗi năm vào khoảng 1 tháng sau – ngày 15/8 âm lịch và ngày 13/9 âm lịch. Lần đầu tiên được gọi là Zyuyoga gắn liền với phong tục ngắm trăng Otsuki-mi “Đêm 15”. Lần thứ hai tổ chức là Zyusanya được gọi là “đêm 13″ hay ” trăng sau”. Người Nhật quan niệm rằng một khi đã ngắm trăng đêm 15 thì nhất định phải ngắm trăng vào đêm 13. Bởi nếu chỉ ngắm trăng đêm 15 thì chắc chắn sẽ gặp xui xẻo hay tai họa! Điều kiên kỵ này trong tiếng Nhật được gọi là “Kata-tsukimi”. Đây cũng là một nét khác biệt của Otsukimi Nhật Bản.

tết trung thu ở nhật bản, tết trung thu ở nhật, tết trung thu tại nhật bản, ở nhật có tết trung thu không, tết trung thu của nhật bản, nhật bản có tết trung thu không

Truyền thuyết thỏ ngọc giã bột làm bánh mochi trên cung trăng

Người Việt Nam tưởng tượng trên cung trăng có cây đa và chú Cuội, thì người Nhật Bản tin rằng có một chú thỏ đang sinh sống trên vương quốc của thần Mặt trăng và đến đêm Otsukimi lại giã bột làm bánh dày mochi. Bên cạnh đó, liên tưởng về một chú thỏ đang ngồi ăn bánh dango cũng xuất hiện nhiều địa phương trên nước Nhật.

tết trung thu ở nhật bản, tết trung thu ở nhật, tết trung thu tại nhật bản, ở nhật có tết trung thu không, tết trung thu của nhật bản, nhật bản có tết trung thu không

Loại bánh đặc trưng trong ngày lễ trung thu

Loại bánh phổ biến nhất trong Otsukimi của Nhật chính là Tsukimi Dango. Theo phong tục của người Nhật thì loại bánh này sẽ được bày biện vào ngày trung thu đầu tiên. Họ bày biện loại bánh trung thu truyền thống này là để dâng lên thần linh, cầu mong cho mọi người trong gia đình có được sức khỏe, trường thọ và mùa màng bội thu. Vào đêm 15, người Nhật thường xếp khoảng 15 viên bánh dango lên đĩa để cúng. Tuy nhiên, tùy theo năm thường hay năm nhuận mà cũng có người chọn số bánh bằng số đêm trăng tròn trong năm là 12 hoặc 13 viên, hoặc là 5 viên. Vào đêm 13/9 thì sẽ cúng 13 hoặc 3 viên bánh.

tết trung thu ở nhật bản, tết trung thu ở nhật, tết trung thu tại nhật bản, ở nhật có tết trung thu không, tết trung thu của nhật bản, nhật bản có tết trung thu không

Điểm thú vị là bánh trung thu của Nhật khác hoàn toàn bánh trung thu Trung Quốc và Việt Nam ở chỗ không có trứng muối ở bên trong. Chính vì vậy, hầu hết người Nhật đều không biết có tồn tại một loại bánh trung thu như thế. Tuy Otsukimi có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng nó đã trở thành một phong tục tập quán rất riêng và rất đặc sắc của người Nhật.

Vật trang trí ngày lễ là 7 loại cỏ mùa thu

tết trung thu ở nhật bản, tết trung thu ở nhật, tết trung thu tại nhật bản, ở nhật có tết trung thu không, tết trung thu của nhật bản, nhật bản có tết trung thu không

Vật trang trí phổ biến nhất trong lễ hội Otsukimi chính là một trong bảy loại cỏ nổi tiếng của mùa thu Nhật Bản: Cỏ lau (Susuki). Từ xưa, cỏ lau được xem như là hiện thân của thần Mặt Trăng, đem đến sự sung túc cho gia đình và giúp mùa màng bội thu. Ngoài ra, cũng có nơi cho rằng hình dáng chĩa nhọn của sợi cỏ lau có khả năng xua đuổi ma quỷ. Vì vậy, cỏ lau cũng thường được đem treo trước cửa nhà. Ngoài cỏ lau, vật trang trí khác thường thấy là sáu loại cỏ mùa thu còn lại gồm có hồ chi (Hagi), sắn dây rừng (Kuzu), hoa nữ lang (Ominaeshi), trạch lan (Fujibakama), cát cánh (Kikyo) và cẩm chướng (Nadeshiko), cùng nhiều loại hoa dại khác.

Trên đây là bài viết về lễ hội trung thu tại Nhật Bảntrung tâm tiếng Nhật Kosei cung cấp. Hi vọng bài viết đã mang lại nhiều thông tin cho các bạn đọc trong việc tìm hiểu văn hóa Nhật Bản.

Tin liên quan:

>>> Săn lùng những loại Omamori quý hiếm!

>>> Tại sao nghi lễ rải muối Sumo trên sàn đấu được coi là một văn hóa của Nhật Bản?

>>> Những điều thú vị về sushi cuộn dài Ehomaki

>>> Những điều cần chú ý trong văn hóa giao tiếp Nhật Bản

Để lại Đánh giá
Đánh giá*
Họ tên *
Email *
Bài viết mới
Chọn bài viết hiển thị