Khám phá phong cách văn hoá qua áo Hanten của Nhật Bản
Áo Hanten của Nhật Bản chính là một chiếc áo khoác nổi tiếng bởi sự đa dạng khi phân loại và mục đích sử dụng. Bài viết dưới đây, Kosei sẽ giúp bạn biết rõ về chiếc áo này với những thông tin quan trọng sau.
Tìm hiểu nguồn gốc và cấu tạo chiếc áo Hanten của Nhật Bản
* Nguồn gốc:
Áo Hanten của Nhật Bản có nghĩa là “những ông chú áo khoác”. Chiếc áo được ra đời trong khoảng thế kỷ XVIII, thời Edo và được sử dụng bởi giai cấp bình dân. Ở các thị trấn nhộn nhịp, những người lao động tay chân hay bán hàng rong rất ưa thích sử dụng loại áo này để giữ ấm cơ thể của mình. Những chiếc áo Hanten Nhật được chia thành 3 loại chủ yếu đó chính là: áo Hanten tay rộng, áo Hanten tay vuông, áo Hanten tay bó.
* Cấu tạo:
Áo Hanten thường được sử dụng vào mùa đông nên cấu tạo cũng khá đặt biệt. Áo được làm bằng chất liệu vải sa tanh đen kết hợp với phần bện được làm từ bông để giữ ấm bên trong cơ thể. Phía ngoài của chiếc áo Hanten được trang bị dây cột cẩn thận để cố định áo khi sử dụng.
Những chiếc áo Hanten không quá dài như áo choàng sử dụng trong lúc tắm nhưng lại mềm, êm nhờ lớp bông giữ ấm bên trong áo. Vải bên ngoài của áo mềm mại, êm ái nên rất được người Nhật thích thú chọn để mặc tại nhà, làm việc nhà.
Cấu tạo áo Hanten của Nhật nổi bật bởi những chi tiết trang trí bắt mắt ở bên ngoài và trông rất thời trang.
Khi nào thì áo Hanten của Nhật được sử dụng?
Thời xưa, người Nhật Bản mặc áo Hanten khi lao động bên ngoài, bán hàng rong nên lại được rất nhiều người Nhật ưa chuộng và lựa chọn. Không chỉ người Nhật Bản mà bạn bè quốc tế cũng yêu thích chọn sử dụng mẫu áo độc lạ này.
Người dân thường chọn mặc Hanten tại nhà để dễ sinh hoạt, làm việc nhờ chất liệu mềm mại của thiết kế áo cũng như kiểu dáng áo mang đến sự linh hoạt khi vận động.
Áo Hanten được sử dụng như một chiếc áo ấm vào mùa đông lạnh lẽo, choàng áo vào trong người và cột dây để cố định áo khiến bạn luôn trong trạng thái ấm áp. Chiếc áo Hanten thường được mặc kết hợp cùng với nhiều trang phục khác nhau tạo thành những set trang phục vô cùng ấn tượng.
Thiết kế chiếc áo Hanten có sự đa dạng về màu sắc, hoa văn cho nên việc lựa chọn áo cũng rất đa dạng, phong phú. Tùy từng mùa khác nhau, tính chất công việc khác nhau mà bạn nên chọn thiết kế áo Hanten phù hợp nhất.
Sự khác biệt giữa áo Hanten của Nhật Bản và Happi
Chiếc áo Hanten Nhật và thiết kế áo Happi có nhiều đặc điểm giống nhau nên bạn sẽ thường bị lẫn lộn giữa 2 mẫu áo này. Sự khác biệt giữa áo Hanten và chiếc áo Happi phải kể đến như:
- Áo Hanten sử dụng dành cho cả nam và nữ làm những công việc lao động thông thường, tầng lớp bình dân. Chiếc áo Happi thì lại được sử dụng riêng cho các võ sĩ đạo.
- Áo Happi có phần cổ áo không gấp lại, vạt và tà áo dài hơn thiết kế áo Hanten nên thoạt nhìn bạn sẽ rất dễ bị lẫn lộn giữa 2 chiếc áo.
- Sự khác biệt về thời điểm ra đời (áo Happi trước, áo Hanten sau) chính là một trong những cách để bạn nhận ra đâu là thiết kế áo Happi, đâu là chiếc áo Hanten khi được cung cấp thông tin về thời gian sản xuất, tìm hiểu về lịch sử hình thành áo.
Chiếc áo Happi hoàn toàn không mang đến khả năng làm ấm cơ thể như chiếc áo Hanten nên việc chọn lựa sử dụng áo Hanten vào mùa đông sẽ dễ dàng hơn khi cảm nhận chất vải, cấu tạo của từng chiếc áo treo trên kệ bán hàng.
Trên đây là thông tin về chiếc áo Hanten của Nhật Bản mà Trung tâm tiếng Nhật Kosei cung cấp. Hi vọng bài viết đã mang lại nhiều thông tin bổ ích đến cho các bạn đọc về văn hoá Nhật Bản.
Tin liên quan:
>>> Các loại đồng phục học sinh Nhật Bản có gì đặc biệt?
>>> Đúc kết sự thật về trang phục truyền thống Kimono Nhật Bản, bạn có biết?
Khác với Việt Nam, pháo hoa thường được bắn vào dịp cuối năm để chào đón năm mới hay các dịp lễ quan trọng. Còn đối với nước Nhật lễ hội pháo hoa - Hanabi lại được diễn ra xuyên suốt mùa hè. Và Lễ hội Hanabi Nhật Bản đã trở thành một phần không thể thiếu trong mùa hè. Cùng Kosei tìm hiểu chi tiết hơn về lễ hội này trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Nhật Bản không chỉ là đất nước có nền kinh tế phát triển mà văn hoá dân gian tại đây cũng vô cùng phong phú thu hút nhiều sự quan tâm. Đặc biệt là Thất Phúc Thần có mặt trong tín ngưỡng của người dân Nhật Bản từ rất lâu đời và dần trở thành biểu tượng mang đến nhiều sự may mắn và thịnh vượng. Nếu bạn cũng đang quan tâm về Thất phúc thần - 7 vị thần may mắn ban phước ở Nhật Bản này thì đừng bỏ qua những thông tin thú vị trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Văn hoá Omotenashi (tiếng Nhật: おもてなし) khi dịch đơn thuần trong tiếng Việt thì có nghĩa là sự hiếu khách, nhưng trong đó lại là những ý nghĩa sâu xa làm nên nét tinh tế trong văn hóa phục vụ của người Nhật. Nét văn hóa Omotenashi từ lâu đã trở thành một nét đặc trưng trong văn hóa của đất nước mặt trời mọc, được cả thế giới biết đến và đánh giá cao. Hãy cùng Kosei theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về văn hoá này nhé!
hiennguyen
Lịch đỏ Nhật Bản, chắc hẳn ai cũng từng nghe đến cụm từ “Tuần lễ vàng” (Golden Week) trong tiếng Nhật là「ゴールデンウィーク - Gōrudenu īku」. Lịch đỏ của Nhật 2024 có mấy ngày? Tuần lễ vàng ở Nhật có gì đặc biệt? Các câu hỏi liên quan đến tuần lễ vàng ở Nhật sẽ được giải đáp trong bài viết này. Hãy xem thêm chi tiết bài viết dưới đây cùng Kosei để tìm ra câu trả lời nhé!
hiennguyen
Kumamon là linh vật của thành phố Kumamoto - Nhật Bản. Kumamon đã góp phần nào quảng bá hình ảnh địa phương và mang thành phố Kumamoto đến gần hơn với du khách tham quan trên cả nước và quốc tế. Cùng Kosei khám phá bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về chú gấu Kumamon Nhật Bản nhé!
hiennguyen