Khó Cưỡng Lại Khi Đến Thăm Bảo Tàng "mì Ăn Liền" Ở Nhật Bản
Một căn phòng ngập tràn những món ăn hấp dẫn, thơm nức mũi đã khiến bạn không thể cưỡng lại được. Vậy mà ở Nhật Bản, họ có cả một bảo tàng “mì ăn liền”.
VĂN HÓA NHẬT BẢN
>>> Lễ trưởng thành: Dấu mốc ấn tượng nhất trong cuộc đời của mỗi người Nhật bản
>>> Thích thú với màn thả những con diều khổng lồ ở Nhật Bản
Không thể cưỡng lại được khi có một bảo tàng "mì ăn liền" ở Nhật Bản

Một căn phòng ngập tràn những món ăn hấp dẫn, thơm nức mũi đã khiến bạn không thể cưỡng lại được. Vậy mà ở Nhật Bản, họ có cả một bảo tàng “mì ăn liền”.
Mì ăn liền đã không còn xa lạ với chúng ta nữa. Đó là một thức đồ tiện lợi được sử dụng hàng ngày. Nhưng ở những đất nước như Việt Nam, mì ăn liền cũng chỉ được xếp vào hạng những món ăn tầm thường nhất. Còn ở Nhật Bản thì mì ăn liền lại trở nên quá nổi tiếng. Mức độ phủ sóng của mì ramen rất mạnh mẽ.
Nếu bạn từng ghé thăm ngôi đền ramen nổi tiếng ở Yokohama thì đã đến lúc bắt đầu chuyến tham quan khám phá bảo tàng mì ramen Momofuku Ando Instant tại Osaka.

Với không gian tươi sáng, màu sắc rực rỡ đầy thu hút, bảo tàng đã phục vụ khách du lịch, những người yêu thích mì ramen, thậm chí cả trẻ nhỏ.
Bạn muốn tìm hiểu hay muốn có một trải nghiệm thực tế, hãy ghé qua ngôi nhà lán được mô phỏng lại, đây là nơi mà Momofuku Ando đã sáng tạo ra món mì gà tại sân vườn Ikeda của nhà ông vào năm 1958. Nhà hát kịch Cup Noodle sẽ chiếu một đoạn phim hoạt hình vui nhộn sẽ trả lời cho bạn biết vị thiên tài phát minh này đã biến một tô mì bình thường trở thành một món ăn nhanh nổi tiếng khắp thế giới như thế nào?
Khi bạn bước qua đường hầm Instant Ramen Tunnel, nhúng ướt tất cả các loại mỳ mà bạn muốn, cũng đến phần thú vị nhất, bạn sẽ tự tạo cho mình một tô mì riêng ngay tại nhà máy My Cup Noodle. Chỉ cần bỏ ra 300 yên vào chiếc máy tự động, bạn sẽ nhận được một chiếc cốc xốp rộng.
Sau đó, bạn sẽ được hướng dẫn trang trí chiếc cốc, đổ mì ra sao, chọn nước dùng và bốn món đông lạnh kèm theo, tùy theo khẩu vị của bạn (bánh cá hình trái tim, những miếng gà vàng,…) rồi bịt kín lại, lưu ý rằng sản phẩm của bạn phải được bọc kín trong lớp giấy bóng kính rồi nén nó cho tới khi căng phồng.

Còn rất nhiều điều thú vị đang mong chờ bạn khám phá. Càng thú vị hơn nữa khi bạn được học cách kéo căng, nhào trộn, cắt mì và thưởng thức thành quả mì ramen do chính tay bạn làm ra tại xưởng. Xưởng mì chỉ có tại tầng hai vào các ngày trong tuần. Nhưng đừng lo, đã có một khu để bạn thưởng thức mì được mở cửa hàng ngày.
Đặc biệt, sẽ có máy làm mì tự động cùng chỗ ngồi cho bạn, quá tuyệt vời cho những khách hàng không cưỡng lại được hương vị hấp dẫn của chúng.
Hàng ngày, có hàng triệu người trên thế giới dành bữa trưa của mình để xì xụp những sợi mì nóng hổi mà không cần quan tâm xuất xứ hay thương hiệu của nó. Nhưng ở bảo tàng mì ăn liền, bạn sẽ trở thành những người sành về món này, bạn sẽ thưởng thức hương vị tuyệt vời này cùng với cảm nhận riêng của mình.

Xứ Phù Tang chính là cái nôi của món ăn khoái khẩu, dân dã, phổ biến nhất hành tinh này. Mới đây, một công ty thực phẩm ở Nhật Bản – Nissin Foods đã đầu tư và khai trương bảo tang mỳ tôm đầu tiên trên thế giới, nơi mà mọi người có thể tự tay làm những bát mỳ cho chính mình.
Sự kiện khai trương bảo tang mỳ ăn liền của công ty Nissan đã thu hút đông đảo người dân tham gia, xếp hàng chờ giờ khai trương chính thức để trở thành những vị khách đầu tiên.
Hy vọng vào một ngày nào đó trong tương lai, các bạn sẽ có cơ hội ghé thăm thành phố càng Yokohama và trải nghiệm những điều thú vị tại bảo tàng độc đáo này.
Nào, bây giờ thì hãy cùng chúng tôi tiếp tục tìm hiểu về văn hóa Nhật Bản tại đây>>> Giải mã bí ẩn thủy quái Kappa trong văn hóa Nhật

Mặc dù Mascot là một khái niệm xuất phát từ phương Tây, nhưng tại Nhật Bản, Yuru-kyara đã phát triển và trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa của đất nước này. Nhật Bản, với sự yêu thích mạnh mẽ đối với sự dễ thương và khái niệm "Kawaii", đã tạo ra một biến thể Mascot mang đậm dấu ấn riêng, có thể nói là một xu hướng độc đáo chỉ có tại Nhật. Hãy cùng Kosei tìm hiểu thêm Những điều về Linh vật của Nhật Bản Yuru-Kyara trong bài viết dưới đây nhé!

hiennguyen

Ikkyu-san (一休さん) là một trong những câu chuyện nổi tiếng và hài hước của Nhật Bản, kể về một vị thiền sư nhỏ tuổi thông minh, tên là Ikkyu, người nổi tiếng với sự lanh lợi và những tình huống khôi hài, có tính giáo dục. Câu chuyện về Ikkyu đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa Nhật Bản, và những câu chuyện xoay quanh Ikkyu thường mang thông điệp sâu sắc về trí tuệ và sự mỉa mai, đồng thời khiến người nghe phải cười vì sự thông minh và hài hước của nhân vật này.

hiennguyen

Khác với Việt Nam, pháo hoa thường được bắn vào dịp cuối năm để chào đón năm mới hay các dịp lễ quan trọng. Còn đối với nước Nhật lễ hội pháo hoa - Hanabi lại được diễn ra xuyên suốt mùa hè. Và Lễ hội Hanabi Nhật Bản đã trở thành một phần không thể thiếu trong mùa hè. Cùng Kosei tìm hiểu chi tiết hơn về lễ hội này trong bài viết dưới đây nhé!

hiennguyen

Nhật Bản không chỉ là đất nước có nền kinh tế phát triển mà văn hoá dân gian tại đây cũng vô cùng phong phú thu hút nhiều sự quan tâm. Đặc biệt là Thất Phúc Thần có mặt trong tín ngưỡng của người dân Nhật Bản từ rất lâu đời và dần trở thành biểu tượng mang đến nhiều sự may mắn và thịnh vượng. Nếu bạn cũng đang quan tâm về Thất phúc thần - 7 vị thần may mắn ban phước ở Nhật Bản này thì đừng bỏ qua những thông tin thú vị trong bài viết dưới đây nhé!

hiennguyen

Văn hoá Omotenashi (tiếng Nhật: おもてなし) khi dịch đơn thuần trong tiếng Việt thì có nghĩa là sự hiếu khách, nhưng trong đó lại là những ý nghĩa sâu xa làm nên nét tinh tế trong văn hóa phục vụ của người Nhật. Nét văn hóa Omotenashi từ lâu đã trở thành một nét đặc trưng trong văn hóa của đất nước mặt trời mọc, được cả thế giới biết đến và đánh giá cao. Hãy cùng Kosei theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về văn hoá này nhé!

hiennguyen