Kinh Hoàng Sau Vụ Ném Bom Nguyên Tử Xuống HIROSHIMA Năm 1945
Hiroshima đã lột xác hoàn toàn, ví như khoác trên mình một chiếc áo mới khoe vẻ đẹp cuốn hút người nhìn. Một Hiroshima trải qua thảm họa bom nguyên tử kinh hoàng, nay đã trở thành một trốn phồn hoa đô hội, và là một điểm đến lý tưởng để du lịch
VĂN HÓA NHẬT BẢN
>>> Lịch sử thành cổ Shuri lâu đời vừa bị thiêu rụi tại Nhật Bản
>>> Tháng 11 vắng bóng các vị thần, bạn có biết tên các vị thần
Ngắm nhìn Thành phố HIROSHIMA đổi mới sau thảm họa bom nguyên tử kinh hoàng năm 1945
Trước chiến tranh, hình ảnh thành phố Hiroshima hiện ra cảnh tượng bình yên, buôn bán nhộn nhịp.Thời bấy giờ, Hiroshima là một thành phố quan trọng có ý nghĩa cả về mặt quân sự và công nghiệp của Nhật Bản.
Ngày 6/8/1945, một đám mây hình nấm khổng lồ xuất hiện trên bầu trời chỉ 1 giờ sau khi một quả bom nguyên tử được máy bay ném bom Mỹ B-29 thả xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản. Gần 80.000 người được cho là đã thiệt mạng ngay lập tức cùng với 60.000 người sống sót sau đó cũng chết vì bị thương và phơi nhiễm phóng xạ.
Hình ảnh những khu di tích lịch sử bị tàn phá, cả một thành phố trang hoàng lộng lẫy bỗng chốc hóa thành cát bụi, hoang tàn, đổ nát. Những con người xấu số nằm dài la liệt, đi sâu vào giấc ngủ thiên thu, kèm theo những giọt máu lăn trên hàng má, thấm vào lớp vải áo. Thực là xót xa biết bao.
Horoshima ngày nay
Hồi sinh sau chiến tranh, kinh tế phát triển, trở thành một điểm đến hấp dẫn du lịch.
Lâu đài Fukuyama
Đây là lâu đài do Lãnh chúa Mizuno Katsunari xây dựng năm 1619. Ông là họ hàng của Tướng quân Tokugawa Ieyasu - vị tướng quân đã thống nhất Nhật Bản và thành lập Mạc phủ Edo tồn tại 200 năm cho đến năm 1868. Đây được coi là một trong những lâu đài nổi tiếng của thời Edo.
Sau vụ thả bom nguyên tử tháng 8 năm 1945, một phần của lâu đài bao gồm phần tháp đã bị phá hủy, tuy nhiên, tháp canh và cổng sắt vẫn còn nguyên vẹn. Những tàn tích này sau đó được coi là Di sản Văn hóa quan trọng của Quốc gia. Năm 1966, tòa tháp của lâu đài đã được xây dựng lại và được trở thành Bảo tàng Lâu đài Fukuyama, trưng bày các hiện vật và tài liệu của các lãnh chúa phong kiến.
Chuông hòa bình
Chuông được làm nhằm mục đích hướng tới việc xóa bỏ vũ khí hạt nhân và mang lại hòa bình cho thế giới. Chuông do chuyên gia đúc chuông Masahiko Katori làm ra, bề mặt chuông khắc hình bản đồ thế giới không có đường biên giới giữa các quốc gia, tượng trưng cho một thế giới thống nhất.
Du khách có thể tự do rung chuông và ước nguyện vì một nền hòa bình cho thế giới.
Mái vòm bom nguyên tử
Vào 8 giờ 15 phút sáng 6/8/1945, quả bom nguyên tử đầu tiên trong lịch sử loài người đã được thả xuống thành phố Hiroshima. Mặc dù Mái vòm Bom nguyên tử nằm gần như ngay bên dưới vụ nổ, nhưng bằng cách nào đó nó đã tránh được sự phá hủy hoàn toàn và phần còn lại của tòa nhà vẫn còn tồn tại đến ngày nay.
Người dân thành phố Hiroshima coi công trình bị tàn phá này như một lời nhắc nhở về bi thảm chiến tranh này. Địa điểm này được công nhận là Di sản Thế giới vào năm 1996.
Ngoài ra, Hiroshima còn hấp dẫn khách du lịch với một số điểm đến hấp dẫn khác như Tomonoura, đền ikutsushima, Đền senko-ji,...
Sự thay đổi của thành phố Hiroshima là một niềm tự hào của cả dân tộc Nhật Bản. Những điều họ làm được quá tuyệt vời, đúng với câu nói của người Việt "sau cơn mưa trời lại sáng". Vậy Nhật Bản còn điều gì bạn chưa biết hết, hãy tiếp tục theo dõi mục văn hóa Nhật để tìm hiểu nhiều hơn nhé >>> Không ngờ với sự đa dạng trong văn hóa của Nhật Bản
Khác với Việt Nam, pháo hoa thường được bắn vào dịp cuối năm để chào đón năm mới hay các dịp lễ quan trọng. Còn đối với nước Nhật lễ hội pháo hoa - Hanabi lại được diễn ra xuyên suốt mùa hè. Và Lễ hội Hanabi Nhật Bản đã trở thành một phần không thể thiếu trong mùa hè. Cùng Kosei tìm hiểu chi tiết hơn về lễ hội này trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Nhật Bản không chỉ là đất nước có nền kinh tế phát triển mà văn hoá dân gian tại đây cũng vô cùng phong phú thu hút nhiều sự quan tâm. Đặc biệt là Thất Phúc Thần có mặt trong tín ngưỡng của người dân Nhật Bản từ rất lâu đời và dần trở thành biểu tượng mang đến nhiều sự may mắn và thịnh vượng. Nếu bạn cũng đang quan tâm về Thất phúc thần - 7 vị thần may mắn ban phước ở Nhật Bản này thì đừng bỏ qua những thông tin thú vị trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Văn hoá Omotenashi (tiếng Nhật: おもてなし) khi dịch đơn thuần trong tiếng Việt thì có nghĩa là sự hiếu khách, nhưng trong đó lại là những ý nghĩa sâu xa làm nên nét tinh tế trong văn hóa phục vụ của người Nhật. Nét văn hóa Omotenashi từ lâu đã trở thành một nét đặc trưng trong văn hóa của đất nước mặt trời mọc, được cả thế giới biết đến và đánh giá cao. Hãy cùng Kosei theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về văn hoá này nhé!
hiennguyen
Lịch đỏ Nhật Bản, chắc hẳn ai cũng từng nghe đến cụm từ “Tuần lễ vàng” (Golden Week) trong tiếng Nhật là「ゴールデンウィーク - Gōrudenu īku」. Lịch đỏ của Nhật 2024 có mấy ngày? Tuần lễ vàng ở Nhật có gì đặc biệt? Các câu hỏi liên quan đến tuần lễ vàng ở Nhật sẽ được giải đáp trong bài viết này. Hãy xem thêm chi tiết bài viết dưới đây cùng Kosei để tìm ra câu trả lời nhé!
hiennguyen
Kumamon là linh vật của thành phố Kumamoto - Nhật Bản. Kumamon đã góp phần nào quảng bá hình ảnh địa phương và mang thành phố Kumamoto đến gần hơn với du khách tham quan trên cả nước và quốc tế. Cùng Kosei khám phá bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về chú gấu Kumamon Nhật Bản nhé!
hiennguyen