Trang chủ / Góc chia sẻ về Nhật Bản / VĂN HÓA NHẬT BẢN / Kinh ngạc với văn hóa tắm chung お風呂 ở Nhật Bản
VĂN HÓA NHẬT BẢN

Kinh ngạc với văn hóa tắm chung お風呂 ở Nhật Bản

Thứ Năm, 04 Tháng Năm 2023
0/5 - (0 bình chọn)

Nghe có vẻ khá mất tự nhiên và không mấy sạch sẽ cho lắm, thế nhưng đó lại là một nét văn hóa tắm chung ở Nhật bản – Ofuro. Cùng Kosei tìm hiểu về văn hóa này nhé!

Văn hóa tắm chungお風呂 của người Nhật

 

văn hóa tắm chung ở nhật

 

Cả nhà tắm chung một bồn nước. Nghe có vẻ khá mất tự nhiên và không mấy sạch sẽ cho lắm, thế nhưng đó lại là một nét văn hóa truyền thống của Nhật bản – Ofuro. 

Mỗi khi đi làm về hay học hành căng thẳng, mệt mỏi, chúng ta chỉ muốn về ngay ngôi nhà của chính mình, xối nước cho mát mẻ, thoải mái. Nhưng đối với người Nhật, tắm không đơn thuần chỉ là xối nước vào người để tận hưởng sự khoái lạc của cuộc sống mà đó còn là cả một nét văn hóa. 

Tắm Ofuro đặc biệt và cũng khiến người khác cảm thấy e ngại bởi tất cả thành viên trong gia đình đều lần lượt và ngâm mình thư giãn, không được thay nước khác cho tới thành viên cuối cùng. 

Tất nhiên là họ sẽ tắm sạch sẽ trước khi vào bồn và ngâm mình chỉ với một mục đích thư giãn, xua tan những căng thẳng, mệt mỏi suốt cả ngày dài. Đó là lý do vì sao ở trong mỗi ngôi nhà của người Nhật đều có một bồn tắm, giải thích cho những người nước ngoài lần đầu khám phá Nhật Bản hiểu được. 

 

văn hóa tắm chung ở nhật

 

Trên thế giới, rất nhiều nước sử dụng bồn để tắm nhưng không hề giống với nét văn hóa của người Nhật – một nét đặc trưng không thể lẫn vào đâu được. Có lẽ trên thế giới, Nhật Bản là nước duy nhất giữ gìn phong tục này. Cách suy nghĩ về việc tắm của người Nhật cũng khác so với nhiều nước, tắm không chỉ là một hành động theo thói quen để sạch sẽ, loại bỏ mồ hôi, bụi bẩn trên cơ thể mà tắm bồn để thư giãn, để tận hưởng.  Có thể coi đây là một phong tục tập quán truyền thống của người Nhật từ thời xa xưa.

 

văn hóa tắm chung ở nhật

 

Để có thể sử dụng Ofuro phải phụ thuộc rất nhiều vào bàn tay của người phụ nữ trong gia đình. Nói như vậy nghĩa là nước trong bồn phải giữ nóng từ đêm hôm trước đến đêm hôm sau rồi mới thay. Nước trong bồn lúc nào cũng phải có nhiệt độ từ 38 – 42 độ. Nhất định phải giữ độ ấm xuyên suốt như vậy để tất cả mọi người đều được ngâm trong nước cùng một nhiệt độ.

Tuy nhiên, với tốc độ phát triển chống mặt của khoa học  kỹ thuật hiện đại như ngày nay, việc canh nước trong bồn cho nóng không còn là điều khó khăn, không tốn công sức cũng chẳng mất nhiều thời gian vì đã có bình nóng lạnh. Họ có thể tự điều chỉnh nhiệt độ phù hợp theo ý của mỗi người.  Xã hội hiện đại đang dần đánh mất những nét văn hóa truyền thống, nhưng văn hóa tắm bồn vẫn còn được lưu giữ lại trong nhiều gia đình hiện nay, tiếp tục tồn tại và khéo dài theo thời gian. 

Hãy cùng Kosei khám phá văn hóa Nhật Bản ngay hôm nay tại đây 

>>> Lễ hội thể thao Nhật Bản tháng 10 thú vị thu hút hàng ngàn người

>>> Khóa học N3 Online

>>> Nghệ thuật kịch múa rối Bunraku ở Nhật Bản có giống Việt Nam

>>> Bí mật động trời đằng sau búp bê cầu mưa ở Nhật

Để lại Đánh giá
Đánh giá*
Họ tên *
Email *
Bài viết mới
Chọn bài viết hiển thị