Trang chủ / Chia sẻ / Kitchen - Banana Yoshimoto, khi căn bếp là nơi chữa lành tâm hồn
Chia sẻ

Kitchen - Banana Yoshimoto, khi căn bếp là nơi chữa lành tâm hồn

Thứ Tư, 03 Tháng Năm 2023
0/5 - (0 bình chọn)

Cùng Kosei tìm hiểu về tác phẩm văn học Kitchen - Banana Yoshimoto Nhật Bản này nhé! Kitchen là một trong những tác phẩm văn học Nhật Bản nổi tiếng trên toàn thế giới. Cuốn sách này đã trở thành hiện tượng vào năm 1988 được người Nhật ưa chuộng. Sau này, cuốn sách còn được dịch sang nhiều ngôn ngữ khác và chuyển thể thành phim cũng như được tái bản nhiều lần để đáp ứng nhu cầu của người đọc. 

Kitchen - Banana Yoshimoto, nơi căn bếp thân thuộc thắp lửa trái tim

Về tác giả, Banana Yoshimoto

Kitchen là tác phẩm đầu tay của nữ tác giả Banana Yoshimoto. Tên thật của bà là Yoshimoto Mahoko (吉本 真秀子) (Các nước phương Tây thường viết họ trước nên trật tự tên và họ có thể bị thay đổi). Bút danh “Banana” được lấy bởi nữ tác giả vốn yêu thích hoa chuối và cho rằng cái tên đó rất “dễ thương” và mang khuynh hướng phi giới tính. Bà vốn theo đuổi sự nghiệp văn chương khi còn ngồi trên ghế giảng đường ngành Văn học tại Đại học Nhật Bản 日本大学. 

Về Kitchen - Căn bếp,

 

tác phẩm văn học Kitchen - Banana Yoshimoto

 

Kitchen - Banana Yoshimoto là cuốn tiểu thuyết đầu tay của nữ nhà văn, được xuất bản vào năm 1988, khi bà mới chỉ 24 tuổi. Mặc dù còn trẻ tuổi nhưng tác phẩm mới đó đã trở thành hiện tượng trong giới văn học Nhật Bản với số lượng bản in lên tới 2,5 triệu bản và tái bản tận 60 lần tại Nhật Bản. Giới truyền thông gọi đây là “Bananamania” - Hội chứng Banana. 

Kitchen tạo nên thành công lớn với nhiều giải thưởng văn học như Giải Kaien cho các nhà văn mới (1987), Umitsubame First Novel Prize, Best Newcomer Artists Recommemded Prize của Bộ Giáo dục và Giải văn chương Izumi Kyoka (1988). Với nội dung trầm lắng và diễn biến nội dung có chiều sâu, Kitchen của Banana Yoshimoto được chuyển thể thành phim bởi nhà sản xuất Nhật Bản và cả Hồng Kông với tên gọi 我爱厨房 (1997).

 

tác phẩm văn học Kitchen - Banana Yoshimoto

 

Cho đến bây giờ, gia tài của bà đã lên tới 12 tiểu thuyết và 7 tập truyện ngắn. Các tác phẩm của bà đã nổi tiếng trên toàn thế giới, được nhiều người đón nhận nồng nhiệt. 

Tóm tắt Kitchen, Banana Yoshimoto

 

tác phẩm văn học Kitchen - Banana Yoshimoto

 

Kitchen của Banana Yoshimoto là một câu chuyện được kể bởi nhân vật chính là cô gái Mikage Sakurai. Ngay từ đầu, câu chuyện có vẻ nhuốm một màu sắc hơi ảm đạm bởi cái chết của người bà. Sau bố mẹ, ông và lần này là bà đã không còn ở bên cạnh cô, Mikage trở nên cô độc trên thế giới này và điều mà cô còn bấu víu lại giữa cuộc sống lẻ loi đó là căn bếp. Căn bết là nơi mà Mikage yêu thích nhất. Và thật tuyệt vời hơn nếu căn bếp ấy luôn ấm áp bởi có ngọn lửa với những món ăn ngon, nóng hổi và được bàn tay, hơi ấm của con người chăm sóc căn bếp này còn vương lại. Những chiếc giẻ lau khô ráo, tinh tươm và tấm ốp tường trắng, không vương chút dầu ăn thì thật là tuyệt vời.

Một chàng trai thường hay tới tiệm hoa của bà cô, Yuichi Tanabe, đã mời cô đến sống cùng hai mẹ con cậu. Bước chân vào cuộc sống của 2 người xa lạ nhưng Mikage đã cảm thấy bớt cô đơn hơn nhờ tình cảm ấm áp, bình dị của 2 người cũng như căn bếp tuyệt vời trong ngôi nhà đó. Khoảng thời gian bên nhau khiến 2 người nảy nở sự đồng cảm sâu sắc, sự chở che và chữa lành cho nỗi cô độc của Mikage. Thế nhưng, cuộc sống lại khắc nghiệt và tước đi sinh mệnh người mẹ của Yuichi. Sự mất mát to lớn đó lại khiến 2 người trẻ tuổi bị chia cắt khi mà cái chết đó lại khiến căn nhà một lần nữa cô độc, tách đôi Mikage và Yuichi khỏi nhau. 

Khi thời gian trôi qua, dù hai người không còn liên lạc nhiều với nhau nhưng giữa họ vẫn là một mối liên kết mỏng manh đang dần kết lại và bện chặt hơn cho đến khi Mikage nhận ra rằng mọi suy nghĩ của cô, trong tiềm thức vẫn hướng về Yuichi. Cô ăn được một tô mì thật ngon và muốn chia sẻ nó cho Yuichi, đã vượt qua cả chặng đường dài để đem đến cho Yuichi tô mì. Đó là lúc mà Mikage nhận ra tình cảm mãnh liệt của mình.

Cảm nhận về tác phẩm Kitchen, Banana Yoshimoto

 

tác phẩm văn học Kitchen - Banana Yoshimoto

 

Mặc dù nội dung chính của cuốn sách là nhân vật nữ Mikage, những cảm xúc của cô được bộc tả qua từng con chữ. Nhưng nhiều người đọc lại cho rằng nhân vật người mẹ, Eriko, lại để lại những ấn tượng sâu đậm trong suy nghĩ của họ. Qua lời kể đơn giản của Yuichi, Eriko là mẹ của cậu, nhưng trước kia, người mẹ đó lại là bố của cậu, hay Eriko là đàn ông. Sau cái chết của người mẹ ruột, bố cậu đã trở thành người mẹ bây giờ. Và Eriko làm việc ở một quán bar, sau đó, bà bị sát hại bởi một người khách. Đó là tất cả những gì mà người đọc biết về Eriko, không hơn không kém. Những điều chưa được tiết lộ về quá khứ của người mẹ, người cha khiến người đọc tò mò hơn hoặc chính những bí mật đó tác giả cũng không muốn kể bởi sự nặng nề, khó khăn vốn đã lẩn khuất từ đầu câu chuyện. 

Không khó khăn để người nhận ra tình cảm giữa Mikage và Yuichi nhưng trong hai con người đó lại là sự mông lung, băn khoăn về người kia, về mối quan hệ liệu có phải tình yêu? Khiến người đọc sốt ruột về một lời tỏ tình rõ ràng. Tình yêu của họ phải trải qua thử thách, qua cái chế của người mẹ, cả hai lại càng im lặng chẳng nói cho đến khi xa cách, khi họ nhận ra rằng mình vẫn còn nghĩ cho người kia, ăn một món ăn cũng nghĩ đến người kia, được cô gái khác tỏ tình vẫn nghĩ tới Mikage,... Và tất cả cảm xúc trở nên rõ ràng hơn, hạnh phúc hơn. 

Hãy thử đọc cuốn sách và cho Kosei biết cảm nhận của bạn nhé!


Cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei tìm hiểu thêm về nền văn học Nhật Bản qua các tác phẩm văn học khác!!

>>> Cuốn tiểu thuyết đầu tiên ở Nhật Bản về câu chuyện của chàng quý tộc Genji lãng tử

>>> Những câu chuyện dân gian đằng sau những chiếc mặt nạ Nhật Bản truyền thống

Để lại Đánh giá
Đánh giá*
Họ tên *
Email *
Bài viết mới
Chọn bài viết hiển thị