Lễ hội Gion Nhật Bản - Một trong các lễ hội lớn nhất Nhật Bản
Lễ hội Gion Nhật Bản là một trong những lễ hội truyền thống lâu đời tại đây với mục đích đẩy lùi những loại bệnh tật mang đến cho người dân Nhật Bản cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc. Nếu bạn cũng đang mong muốn tìm hiểu về vấn đề này thì đừng bỏ qua những thông tin mà Kosei cung cấp thú vị sau đây nhé!
Nguồn gốc lễ hội và thời gian diễn ra lễ hội Gion Nhật Bản
Về nguồn gốc
Năm 869, đất nước Nhật Bản rơi vào cơn khủng hoảng do bệnh tật hoành hành. Nhật hoàng đã cho làm 66 cỗ xe hoành tráng tượng trưng cho 66 tỉnh thành lúc bấy giờ, rồi cùng nhau đến đền thờ Yasaka để cầu nguyện mong muốn đẩy lùi bệnh tật. Trải qua những cuộc chiến tranh, lễ hội này đã tạm ngưng 33 năm, đến năm 1500, người dân nơi đây mới khôi phục lại lễ hội.
Lễ hội Gion bắt đầu từ đó, và được gìn giữ tới tận bây giờ với mong muốn cầu xin thần linh che chở để tránh thiên tai, bệnh dịch. Nó đại diện cho nét truyền thống văn hóa của người Nhật Bản nói chung và người dân Kyoto nói riêng.
Thời gian diễn ra
Lễ hội được tổ chức vào tháng 7 hằng năm, đặc biệt vào ngày 17 tháng 7, hơn 30 cỗ xe rực rỡ sẽ được diễu hành qua các con phố kéo dài từ 9 giờ sáng tới 1h chiều.
Những điều thú vị trong lễ hội Gion Tokyo
Lễ hội diễn ra trong 1 tháng
Lễ hội Gion của Nhật Bản được diễn ra vào tháng 7 và được tổ chức trong suốt một tháng từ 01/7 - 31/7 với nhiều sự kiện khác nhau. Trong đó, sự kiện chính của lễ hội Gion là cuộc diễu hành Yamabiko Yunku được diễn ra vào ngày 17 và 24 tháng 7 được nhiều người biết đến và quan tâm.
Sự độc đáo với 33 kiệu rước lộng lẫy
Trong lễ hội này, có 23 kiệu Yama và 10 kiệu Hoa được diễu hành trên khắp các con phố Kyoto. 33 kiệu rước được chạm trổ hoặc sơn son thếp vàng, được trang hoàng đầy đủ cồng, chiêng, sáo, trống cùng với những đồ thủ công tinh xảo, mang đậm chất truyền thống được trang trí làm cho những chiếc kiệu như một tác phẩm văn hóa đặc sắc.
Kiệu Hoko thường cao hơn kiệu Yama, dài khoảng 25m và nặng 12 tấn, được làm 2 tầng, với cỗ xe 4 bánh. Có khoảng 40 – 50 người kéo để di chuyển được kiệu, còn ở tầng 2 sẽ có 35 - 40 đứng chơi các nhạc cụ để thêm phần khí thế. Ngoài ra còn có 2 người đứng trước để hô khẩu hiệu Odori và 4 người ngồi trên mái để kiểm soát được việc di chuyển của kiệu. Kiệu Hoko được người ta dùng để diễu hành.
Kiệu Yama nhỏ hơn được vác trên vai của 14 - 24 người tham gia, kiệu được trang trí theo nhiều kiểu khác nhau như giấy, búp bê, cây trừ tà và dùng làm kiệu rước.
Lễ hội được tổ chức công phu và hoành tráng
Lễ hội Gion có nhiều hoạt động phong phú và được tổ chức hoành tráng. Từ các buổi lễ dựng kiệu, đến buổi lễ thử kéo hiệu, nghi thức thánh tẩy Mokoshi, đặc biệt nhất là các hoạt động về đêm, sôi nổi và đặc sắc như: đêm hội Yoiyoi Yoiyami, đêm hội Yoiyoi Yama, đêm hội Yoiyama mà bạn không nên bỏ qua.
Có nhiều món ăn đặc trưng
Trong thời gian diễn ra lễ hội Gion, khu vực thương mại của Kyoto được dành riêng cho người đi bộ. Ở đây, sẽ có một con phố dài bán các món ăn truyền thống của Nhật Bản như bánh cá nướng, bánh xèo, bạch tuộc,... và nhiều loại bánh ngọt khác mà bạn tha hồ thưởng thức chúng.
Những điều cần lưu ý tại lễ hội Gion của Nhật Bản
Để không thể bỏ lỡ lễ hội hoành tráng, thưởng ngoạn lễ hội trọn vẹn nhất, bạn nên lưu ý những điểm sau:
- Nhà vệ sinh: hãy sử dụng nhà vệ sinh trong ga hoặc cửa hàng tiện lợi, vì trong lễ hội này không có nhà vệ sinh tạm thời.
- Bạn cần chuẩn bị cho mình những chiếc ô để không phải lo lắng về những cơn mưa bất chợt bởi vì tháng 7 ở đây thường có những cơn mưa kéo đến vào mỗi buổi chiều.
- Nếu muốn đến phố ăn vặt bạn nên chuẩn bị tiền lẻ trước nhé. Vì lượng người tham quan lễ hội rất đông, nên nếu không muốn bỏ lỡ trong việc tham quan hãy đổi tiền lẻ trước để được mua những đồ ăn vặt nhanh chóng.
Trải nghiệm tuyệt vời với lễ hội Gion ở Kyoto mà bạn không nên bỏ qua nếu ghé thăm Nhật Bản vào tháng 7. Hãy cùng tham gia để hiểu hơn về nét đặc sắc của văn hóa Nhật Bản này.
Hi vọng bài viết mà trung tâm tiếng Nhật Kosei cung cấp về lễ hội Gion Nhật Bản đã mang lại nhiều thông tin bổ ích đến cho các bạn đọc!
Tin liên quan:
>>> 7 Lễ hội đặc sắc nhất Nhật Bản ngay sau Tết dương lịch
>>> Lạ lùng với lễ hội rước dương vật ở Nhật Bản theo văn hóa phương Đông
Khác với Việt Nam, pháo hoa thường được bắn vào dịp cuối năm để chào đón năm mới hay các dịp lễ quan trọng. Còn đối với nước Nhật lễ hội pháo hoa - Hanabi lại được diễn ra xuyên suốt mùa hè. Và Lễ hội Hanabi Nhật Bản đã trở thành một phần không thể thiếu trong mùa hè. Cùng Kosei tìm hiểu chi tiết hơn về lễ hội này trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Nhật Bản không chỉ là đất nước có nền kinh tế phát triển mà văn hoá dân gian tại đây cũng vô cùng phong phú thu hút nhiều sự quan tâm. Đặc biệt là Thất Phúc Thần có mặt trong tín ngưỡng của người dân Nhật Bản từ rất lâu đời và dần trở thành biểu tượng mang đến nhiều sự may mắn và thịnh vượng. Nếu bạn cũng đang quan tâm về Thất phúc thần - 7 vị thần may mắn ban phước ở Nhật Bản này thì đừng bỏ qua những thông tin thú vị trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Văn hoá Omotenashi (tiếng Nhật: おもてなし) khi dịch đơn thuần trong tiếng Việt thì có nghĩa là sự hiếu khách, nhưng trong đó lại là những ý nghĩa sâu xa làm nên nét tinh tế trong văn hóa phục vụ của người Nhật. Nét văn hóa Omotenashi từ lâu đã trở thành một nét đặc trưng trong văn hóa của đất nước mặt trời mọc, được cả thế giới biết đến và đánh giá cao. Hãy cùng Kosei theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về văn hoá này nhé!
hiennguyen
Lịch đỏ Nhật Bản, chắc hẳn ai cũng từng nghe đến cụm từ “Tuần lễ vàng” (Golden Week) trong tiếng Nhật là「ゴールデンウィーク - Gōrudenu īku」. Lịch đỏ của Nhật 2024 có mấy ngày? Tuần lễ vàng ở Nhật có gì đặc biệt? Các câu hỏi liên quan đến tuần lễ vàng ở Nhật sẽ được giải đáp trong bài viết này. Hãy xem thêm chi tiết bài viết dưới đây cùng Kosei để tìm ra câu trả lời nhé!
hiennguyen
Kumamon là linh vật của thành phố Kumamoto - Nhật Bản. Kumamon đã góp phần nào quảng bá hình ảnh địa phương và mang thành phố Kumamoto đến gần hơn với du khách tham quan trên cả nước và quốc tế. Cùng Kosei khám phá bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về chú gấu Kumamon Nhật Bản nhé!
hiennguyen