Lễ thành nhân Nhật Bản là gì? Có ý nghĩa như thế nào?
Lễ thành nhân Nhật Bản (成人の日 / せいじんのひ /Seijin no hi) từ lâu đã trở thành một ngày có ý nghĩa trọng đại và thiêng liêng trong cuộc đời của mỗi chàng trai, cô gái, ngày mà họ chính thức được coi đã bước sang tuổi trưởng thành với đầy đủ quyền và nghĩa vụ của một công dân. Cùng Kosei tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Nguồn gốc lễ thành nhân Nhật Bản
Lễ thành nhân Seijin no hi là gì?
Lễ thành nhân có nguồn gốc từ một nghi thức cổ xưa của người Nhật, được gọi là Genpuku. Genpuku thực chất là một sự kiện ăn mừng sự trưởng thành của các bé trai - con của những gia đình samurai cao quý. Genpuku không quy định rõ ràng độ tuổi dùng để chúc mừng. Nhưng từ triều đại Nara (710 – 794) đến triều đại Heian (794ー1192), Genpuku chỉ dành cho những bé trai từ 13 đến 16 tuổi. Với bé gái thì không gọi là Genpuku, mà lại được gọi là Mogi, và độ tuổi quy định là từ 12 đến 14 tuổi.
Trong những năm đầu của thế kỷ thứ 16, Genpuku được đổi tên thành Genpuku Shiki, trong nghi thức này, để chứng minh rằng một người đã trưởng thành, họ thường cắt đi phần tóc ở phía trước trán. Dựa theo dòng chảy của thời gian, nghi thức này dần dần được phổ biến và lan rộng đến cả những tầng lớp bình dân. Trong một thời gian dài, hiến pháp Nhật Bản chọn ngày 15 tháng 1 hằng năm làm ngày để chúc mừng.
Ngày nay, lễ hội này được đổi lại thành ngày thứ hai đầu tiên của tuần thứ hai trong năm theo như hệ thống Thứ Hai Vui Vẻ. Độ tuổi tham gia cũng đã được đổi thành 20 tuổi. Tuy nhiên, với những người chưa đủ 20 tuổi, nhưng nếu đón sinh nhật lần thứ 20 vào tháng 2,3,4 cũng đều có khả năng tham dự buổi lễ. Bật mí với các bạn rằng, những người nước ngoài đang sinh sống tại Nhật, nếu đón tuổi 20 ở đây, bạn cũng có giấy mời tham dự đó.
Ý nghĩa của ngày lễ thành nhân
Ngày lễ thành nhân của Nhật có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ đối với bản thân mỗi chàng trai, cô gái Nhật Bản mà còn có ý nghĩa với cả cha mẹ, đấng sinh thành ra họ. Sau những năm tháng sống một cuộc sống phụ thuộc,được bao bọc bởi gia đình, đến trường và mặc những bộ đồng phục giống với bạn bè cùng trang lứa, giờ đây họ đã trưởng thành cả về thể xác lẫn tâm hồn và được thừa nhận là những công dân thực thụ của xã hội. Những công dân mới này đã có đủ tự tin cũng như tự do để là chính mình, để sống như mình mong muốn, và hơn hết, họ cũng đã mang những quyền lợi và nghĩa vụ của một công dân.
Địa điểm và thời gian tổ chức lễ thành nhân của Nhật
- Thời gian:
Lễ thành nhân ở Nhật Bản được tổ chức vào ngày thứ 2, của tuần thứ 2 tháng giêng hàng năm. Năm 2020 sẽ rơi vào ngày 13 tháng 1, và đây cũng là lễ thành nhân đầu tiên của năm Reiwa. Lễ thành nhân của năm 2021 tới dự kiến sẽ rơi vào ngày 11 tháng 4.Vào ngày này những người đi làm cũng sẽ được nghỉ theo lịch đỏ. Với những bạn trẻ đang có ý định du học Nhật Bản trong những năm tới, hãy một lần tham dự lễ thành nhân ở đây nhé.
- Địa điểm:
Địa điểm thường xuyên dùng để tổ chức lễ thành nhân là các trung tâm văn hóa, văn phòng hành chính địa phương, đền thờ, nhà hát hay sân vận động. Dựa vào từng địa phương thì vị trí và quy mô tổ chức cũng sẽ khác nhau. Sau buổi lễ thành nhân của người Nhật sẽ là những bữa tiệc linh đình, náo nhiệt cùng gia đình và bạn bè.Thành phố Urayasu tỉnh Chiba thì “dân chơi” hơn khi đã từng tổ chức lễ thành nhân tại khu vui chơi nổi tiếng Tokyo Disneyland .
Trang phục trong lễ thành nhân của người Nhật
Ở lễ thành nhân Nhật, đối với các thiếu nữ chưa lập gia đình thì sẽ mặc Furisode, một loại Kimono nhiều màu sắc sinh động,lấp lánh với tay áo rất dài. Thông thường, khi những cô gái Nhật đã đến tuổi trưởng thành, bố mẹ sẽ mua tặng họ một bộ kimono furisode mới tinh để đánh dấu dấu mốc quan trọng này.
Tuy nhiên, họ cũng có thể sẽ được thừa hưởng những bộ kimono truyền thống của gia đình mình hoặc nhanh gọn hơn là đi thuê.Trong buổi lễ thành nhân, động tác vẩy tay áo có ý nghĩa nhằm để xua đuổi điều xấu, thanh tẩy ô uế nên việc mặc Furisode có ngụ ý rằng “gột rửa tâm hồn trước khi bước vào ngưỡng cửa cuộc đời”.Đối với các bạn nam có thể mặc lễ phục (Haori và Hakama), thường thì họ mặc vest. Những năm gần đây, số du học sinh Việt Nam tại Nhật ngày một tăng lên. Chúng ta cũng không khó để nhìn thấy những tà áo dài truyền thống trong lễ thành nhân tại Nhật. Tuy nhiên, hãy cố gắng thử mặc Furisode để tham dự, góp phần bảo tồn được ý nghĩa thiêng liêng của sự kiện này nhé.
Furisode là một trong những kimono được mặc trong những dịp đặc biệt quan trọng nên những phép tắc khi mặc cũng được quy định rất nghiêm ngặt và bài bản. Ví dụ như cách đứng, cách ngồi, cách đi,... Do Furisode có vạt tay áo rất dài nên cũng cần chú ý không để tay áo chạm đất khi ngồi hay lên xuống cầu thang hoặc khi vẫy gọi người khác cũng cần chú ý không để lộ cánh tay, khuỷu tay ra ngoài.
Trên đây là bài viết về ngày lễ thành nhân Nhật Bản mà trung tâm tiếng Nhật Kosei cung cấp. Hi vọng bài viết đã mang lại nhiều thông tin bổ ích cho các bạn đọc!
Tin liên quan:
>>> 3 điều bạn cần biết về Tuần lễ vàng của Nhật Bản
>>> 3 bí mật trong lễ hội Hanami Nhật Bản không thể bỏ lỡ!
>>> Cuộc sống ở Nhật Bản liệu có dễ dàng như người Việt vẫn nghĩ?
Khác với Việt Nam, pháo hoa thường được bắn vào dịp cuối năm để chào đón năm mới hay các dịp lễ quan trọng. Còn đối với nước Nhật lễ hội pháo hoa - Hanabi lại được diễn ra xuyên suốt mùa hè. Và Lễ hội Hanabi Nhật Bản đã trở thành một phần không thể thiếu trong mùa hè. Cùng Kosei tìm hiểu chi tiết hơn về lễ hội này trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Nhật Bản không chỉ là đất nước có nền kinh tế phát triển mà văn hoá dân gian tại đây cũng vô cùng phong phú thu hút nhiều sự quan tâm. Đặc biệt là Thất Phúc Thần có mặt trong tín ngưỡng của người dân Nhật Bản từ rất lâu đời và dần trở thành biểu tượng mang đến nhiều sự may mắn và thịnh vượng. Nếu bạn cũng đang quan tâm về Thất phúc thần - 7 vị thần may mắn ban phước ở Nhật Bản này thì đừng bỏ qua những thông tin thú vị trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Văn hoá Omotenashi (tiếng Nhật: おもてなし) khi dịch đơn thuần trong tiếng Việt thì có nghĩa là sự hiếu khách, nhưng trong đó lại là những ý nghĩa sâu xa làm nên nét tinh tế trong văn hóa phục vụ của người Nhật. Nét văn hóa Omotenashi từ lâu đã trở thành một nét đặc trưng trong văn hóa của đất nước mặt trời mọc, được cả thế giới biết đến và đánh giá cao. Hãy cùng Kosei theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về văn hoá này nhé!
hiennguyen
Lịch đỏ Nhật Bản, chắc hẳn ai cũng từng nghe đến cụm từ “Tuần lễ vàng” (Golden Week) trong tiếng Nhật là「ゴールデンウィーク - Gōrudenu īku」. Lịch đỏ của Nhật 2024 có mấy ngày? Tuần lễ vàng ở Nhật có gì đặc biệt? Các câu hỏi liên quan đến tuần lễ vàng ở Nhật sẽ được giải đáp trong bài viết này. Hãy xem thêm chi tiết bài viết dưới đây cùng Kosei để tìm ra câu trả lời nhé!
hiennguyen
Kumamon là linh vật của thành phố Kumamoto - Nhật Bản. Kumamon đã góp phần nào quảng bá hình ảnh địa phương và mang thành phố Kumamoto đến gần hơn với du khách tham quan trên cả nước và quốc tế. Cùng Kosei khám phá bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về chú gấu Kumamon Nhật Bản nhé!
hiennguyen