MỔ XẺ 10 Nét Trong Phong Tục Cưới Ở Nhật Và Ở Việt
Nhật Bản và Việt Nam có nhiều điểm khác biệt về lối sống, tư tưởng và văn hóa. Tuy nhiên, phong tục cưới truyền thống ở Nhật Bản lại mang những nét tương đồng với Việt Nam. Vậy, đám cưới truyền thống ở Nhật giống và khác Việt Nam như thế nào? Theo chân Kosei và khám phá những nét văn hóa đặc sắc trong lễ cưới truyền thống của người Nhật nhé!
VĂN HÓA NHẬT BẢN
>>> Tuyệt đối không làm những điều này khi đi tàu điện ở Nhật
>>> Sashimi trong đời sống ẩm thực của người Nhật
Những nét tương đồng trong phong tục cưới truyền thống của người Nhật và người Việt.
Lễ cưới là một trong những nghi lễ lớn nhất trong cuộc đời của mỗi con người. Để chính thức một cuộc hôn nhân, hai bên phải đăng ký với chính quyền địa phương và được sự thừa nhận của xã hội, mọi người tại bữa tiệc cưới cùng với những bộ trang phục lộng lẫy.
Đám cưới truyền thống Nhật Bản ngày nay được áp dụng từ các thủ tục đặt ra trong thời Minh Trị (1868 – 1912).
Trước hết, ngày tổ chức lễ cưới chính thức được lựa chọn rất kỹ càng để tránh những điều không tốt xảy ra. Các nghi lễ đám cưới bắt đầu chính thức khi cô dâu đi thăm đền chùa hoặc tổ chức liên hoan chia tay với những người sinh thành, hàng xóm xung quanh và bạn bè,... Các lễ nghi cầu kỳ chủ yếu diễn ra ở nhà chú rể.
Qua đây, có thể thấy rằng, người Việt mình cũng có những nét phong tục này. Người Việt thường đi xem bói các ngày tốt lành nhằm cầu mong cho hôn sự thuận lợi và cuộc sống sau này của họ cũng vui vẻ, hạnh phúc. Tuy nhiên, người Việt ít khi tổ chức một bữa tiệc liên hoan để chia tay gia đình, hàng xóm hay bạn bè, mà sẽ gộp chung vào ngày cưới.
Ngày cô dâu về nhà chồng, chia tay với cha mẹ đều phải mặc đồ trắng. Tại nhà chú rể, cô dâu mặc trang phục truyền thống màu trắng, đội mũ Tsuno-kakushi, chiếc mũ này cũng gắn với những quan niệm xưa của người Nhật, ám chỉ gạt bỏ hay giấu đi sự hậm hực, ghen tuông của người phụ nữ. Còn chú rể sẽ khoác lên mình bộ hakama.
Một phần do du nhập từ phương Tây mà trang phục cưới của cô dâu Việt cũng là màu trắng, thể hiện sự thuần khiết, tinh khôi của người thiếu nữ.
Ngày rước dâu về nhà chồng, sẽ diễn ra nhiều nghi lễ long trọng, nhất là việc cặp đôi cô dâu chú rể sẽ cùng nhau hẹn ước, thề nguyện bằng cách trao các chén rượu sake cho nhau. Cô dâu và chú rể cùng nhau nhấp rượu sake 3 lần trong một bộ chén 3 chiếc từ nhỏ đến lớn.
Tiếp đó là nghi thức giới thiệu gia đình hai họ và tiệc đón dâu. Khoảng 3 đến 5 ngày sau khi cưới, vợ hoặc chồng, có thể là cả hai sẽ trở về nhà mình, mang theo quà cho người thân và bạn bè. Người Việt cũng có những nghi thức tương tự người Nhật. Tuy nhiên sau lễ cưới, người Việt có thêm một nghi lễ nữa là nghi thức lại mặt.
Đám cưới truyền thống ở Nhật Bản là những lễ nghi thế tục theo phong tục tập quán của địa phương. Ngày nay, đám cưới hiện đại vẫn giữ được những nét đẹp trong phong tục xưa, chỉ thêm một vài nghi thức tôn giáo.
Cho dù đôi tân lang, tân lương có thể chẳng theo tôn giáo nào, thì các đám cưới Thần đạo vẫn trở nên phổ biến và được ưa chuộng kể từ sau lễ cưới của thái tử Nhật Bản vào năm 1900. Ngoài ra, các đám cưới kiểu Phật giáo hay Thiên chúa giáo ngày càng phát triển như một xu hướng thịnh hành.
Chi phí trung bình cho một lễ cưới ở Nhật khoảng 300 man (tương đương 600 triệu đồng). Nếu tính chi phí hưởng tuần trăng mặt, chi phí dọn đến căn hộ mới và những khoản khác, con số ước tính có thể lên tới hơn 1 tỷ đồng. Trước đây, các cặp vợ chồng tận dụng không gian nhà mình là nơi tổ chức tiệc cưới.
Theo thời gian, địa điểm tổ chức cũng dần thay đổi, từ nhà riêng chuyển dần tới các đền, chùa và kể từ sau chiến tranh thế giới thứ 2, phong cách tổ chức tiệc cưới hiện đại đã lên ngôi, dần thay thế phương thức tổ chức truyền thống. Thay vì tổ chức tại nhà, hay tại các đền, chùa như trước kia thì họ sẽ đặt tiệc tại khách sạn, nhà hàng, nhà thờ hoặc các phòng chuyên tổ chức sự kiện.
Nhiều người vẫn giữ nét truyền thống theo nghi thức về thăm nhà gái hậu đám cưới. Nhưng hầu hết người Nhật thích trước đó thích tận hưởng những giây phút lãng mạn, hạnh phúc nhất trong cuộc đời mình với một chuyến du lịch trăng mật dài ngày. Tuy vẫn có nhiều đám cưới linh đình, tốn kém và cha mẹ chịu chi phí, cách tổ chức đang dần dần thay đổi vì không ít đôi vợ chồng muốn có một đám cưới độc đáo, theo sở thích riêng của họ.
Khám phá Nhật Bản ngay hôm nay tại đây nhé! >>> Nói lòng vòng - nét riêng trong văn hóa giao tiếp của người Nhật
Khác với Việt Nam, pháo hoa thường được bắn vào dịp cuối năm để chào đón năm mới hay các dịp lễ quan trọng. Còn đối với nước Nhật lễ hội pháo hoa - Hanabi lại được diễn ra xuyên suốt mùa hè. Và Lễ hội Hanabi Nhật Bản đã trở thành một phần không thể thiếu trong mùa hè. Cùng Kosei tìm hiểu chi tiết hơn về lễ hội này trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Nhật Bản không chỉ là đất nước có nền kinh tế phát triển mà văn hoá dân gian tại đây cũng vô cùng phong phú thu hút nhiều sự quan tâm. Đặc biệt là Thất Phúc Thần có mặt trong tín ngưỡng của người dân Nhật Bản từ rất lâu đời và dần trở thành biểu tượng mang đến nhiều sự may mắn và thịnh vượng. Nếu bạn cũng đang quan tâm về Thất phúc thần - 7 vị thần may mắn ban phước ở Nhật Bản này thì đừng bỏ qua những thông tin thú vị trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Văn hoá Omotenashi (tiếng Nhật: おもてなし) khi dịch đơn thuần trong tiếng Việt thì có nghĩa là sự hiếu khách, nhưng trong đó lại là những ý nghĩa sâu xa làm nên nét tinh tế trong văn hóa phục vụ của người Nhật. Nét văn hóa Omotenashi từ lâu đã trở thành một nét đặc trưng trong văn hóa của đất nước mặt trời mọc, được cả thế giới biết đến và đánh giá cao. Hãy cùng Kosei theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về văn hoá này nhé!
hiennguyen
Lịch đỏ Nhật Bản, chắc hẳn ai cũng từng nghe đến cụm từ “Tuần lễ vàng” (Golden Week) trong tiếng Nhật là「ゴールデンウィーク - Gōrudenu īku」. Lịch đỏ của Nhật 2024 có mấy ngày? Tuần lễ vàng ở Nhật có gì đặc biệt? Các câu hỏi liên quan đến tuần lễ vàng ở Nhật sẽ được giải đáp trong bài viết này. Hãy xem thêm chi tiết bài viết dưới đây cùng Kosei để tìm ra câu trả lời nhé!
hiennguyen
Kumamon là linh vật của thành phố Kumamoto - Nhật Bản. Kumamon đã góp phần nào quảng bá hình ảnh địa phương và mang thành phố Kumamoto đến gần hơn với du khách tham quan trên cả nước và quốc tế. Cùng Kosei khám phá bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về chú gấu Kumamon Nhật Bản nhé!
hiennguyen