Nghệ thuật văn hoá kiếm đạo Nhật Bản Kendo
Nhật Bản không chỉ nổi tiếng về du lịch hay ẩm thực mà người Nhật còn tự hào sở hữu những bộ môn thể thao truyền thống nữa. Có thể kể đến các môn võ Karate hay Judo, nhưng mang ý nghĩa nhân đạo sâu xa hơn cả là Kendo. Hãy cùng Kosei tìm hiểu về văn hoá kiếm đạo Nhật Bản Kendo trong bài viết dưới đây nhé!
Nguồn gốc của kiếm đạo Nhật Bản Kendo
Kendo (剣道 - けんどう) được tạo nên từ 2 chữ Hán, 剣 (ken) có nghĩa là kiếm, 道 (doa) có nghĩa là đạo. Chính vì vậy, Kendo có nghĩa là kiếm đạo. Kendo là một môn võ thuật đánh kiếm hiện đại của Nhật Bản, được phát triển từ các kỹ thuật truyền thống của kiếm sĩ Nhật. Người tập luyện, thi đấu Kendo được gọi là 剣士 (kenshi - kiếm sĩ).
Kiếm Nhật xuất hiện vào khoảng giữa thế kỷ 11, có lưỡi sắc bén và sống hơi cong lên. Sau khi cuộc chiến tranh Onin xảy ra vào nửa cuối thời kỳ Muromachi (1392 – 1573), nước Nhật rơi vào tình trạng hỗn loạn suốt hơn 100 năm và nhiều võ đường dậy Kenjutsu (kỹ thuật kiếm) đã được thành lập.
Đến thời kỳ Edo (1603 – 1867), nước Nhật trở nên thanh bình. Và kiếm vốn là vũ khí giết người đã được “cải tiến” nhằm phát triển hoàn thiện con người thông qua tư tưởng sử dụng kiếm. Kiếm đạo không chỉ bao hàm những kỹ năng về đường kiếm mà ẩn chứa trong đó còn là sự kỷ luật của các Samurai. Họ sống không quan tâm tới cái chết, luôn trao dồi, tu dưỡng tư tưởng, dâng hiến bản thân cho cái hay, đẹp của võ đạo.
Trong suốt thời kỳ Shotoku, các phương tiện bảo vệ 剣道具 (Kendo-gu) đã được phát triển cùng với sự phát triển của phương pháp huấn luyện bằng sử dụng kiếm tre 竹刀 (Shinai). Đây chính là tiền thân của Kiếm đạo Nhật Bản hiện đại - Kendo.
Sau cách mạng Minh Trị năm 1868, tầng lớp Samurai bị xóa bỏ, thiên hoàng ban hành lệnh cấm đeo kiếm đã khiến cho Kenjutsu suy tàn nhanh chóng. Nhờ vào cuộc kháng cự không thành của các Samurai chống lại chính phủ, đã góp phần mang lại sự phục hồi cho Kenjutsu trong lực lượng cảnh sát thủ đô. Sau chiến tranh thế giới thứ 2, Kendo đã bị tạm dừng dưới sự chiếm đóng của quân đồng minh. Vào năm 1952, khi Liên đoàn Kendo Nhật Bản (All Japan Kendo Federation) được thành lập, Kendo mới được sống lại và tiếp tục phát triển. Từ năm 2012, các môn võ đạo trở thành một môn học ngoại khóa bắt buộc ở các trường trung học Nhật Bản. Kendo trở thành một lựa chọn trong số đó cùng với Judo, Sumo... Kendo ngày nay đóng vai trò quan trọng trong sự giáo dục ở trường học Nhật Bản được rất nhiều người từ già đến trẻ, trai, gái đều yêu thích. Tính tới thời điểm hiện tại, có tới hàng triệu người ở mọi lứa tuổi đang tham gia tập luyện Kendo đều đặn.
Ý nghĩa của văn hoá kiếm đạo Nhật Bản Kendo
Đối với người Nhật, Kendo đem lại lợi ích và ý nghĩa về 3 mặt : thể chất, tinh thần, và xã hội.
Thể chất
- Tư thế chính xác.
Tư thế trong Kendo quan trọng đến mức người ta nói rằng "Kendo bắt đầu từ tư thế". Một tư thế đẹp và chuẩn tự nhiên sẽ dẫn đến sức mạnh. Kendo đòi hỏi một tư thế chuẩn làm nền tảng. Tư thế trong Kendo đã được chứng minh là đúng về mặt y học, đó là lý do tại sao nó được gọi là 自然体 (shizentai - tư thế tự nhiên).
- Đem lại sự nhanh nhẹn.
Bộ môn này là một loạt các động tác đánh, chọc và né đòn. Do việc luyện tập được lặp đi lặp lại nhiều lần với sự chú ý và khả năng quan sát vô cùng lớn, bạn sẽ có thể chủ động làm mọi việc một cách nhanh chóng và sẽ dần có thể tiếp thu các động tác kỹ thuật nhanh và chính xác.
- Tăng sức bền cho cơ thể.
Trải qua việc luyện tập Kendo, sức bền của cơ bắp và hệ thống hô hấp của bạn sẽ được bổ sung.
Tinh thần
- Sự tập trung, quyết tâm và độc lập.
Kendo luôn được thực hiện bởi một người và đó là cuộc chiến một người của chính bản thân người kiếm sĩ. Bạn phải luôn dựa vào chính mình, không thể nhận được sự giúp đỡ từ người khác. Ngay cả khi bạn đang ở một nơi tuyệt vọng bạn vẫn phải tự mình tồn tại.
- Giúp nâng cao thói quen làm việc chăm chỉ và kiên nhẫn.
Nỗ lực kiên trì, nhẫn nại trong việc luyện tập chắc chắn một ngày nào đó sẽ có kết quả tốt. Và điều đó mang lại cho chúng ta niềm vui, sự tự tin và khả năng giải quyết vấn đề khó khăn tiếp theo. Bằng cách lặp lại quá trình này, người tập Kendo sẽ cải thiện cả về mặt kỹ thuật Kendo và tinh thần.
Xã hội
- Thúc đẩy tinh thần trách nhiệm, hợp tác.
Mục đích của Kendo là nuôi dưỡng một con người tốt, nếu chỉ cần mạnh mẽ không thì chả có giá trị gì cả. Nếu không có nỗ lực để phát triển tốt như một con người, thì sẽ chẳng ích gì khi học Kendo. Bạn phải luôn quan tâm đến các bạn trong nhóm và cùng nhau rèn luyện nghiêm túc. Khi làm như vậy, bạn sẽ phát triển một cách tự nhiên ý thức về đạo đức, và tiếp thu được ý tưởng về cái "tôi" trong tập thể và cách làm một thành viên của xã hội.
- Thái độ đối tốt với sức khoẻ và hình thành thái độ tôn trọng.
Luyện tập Kendo chính là để bản thân mình được an toàn và khỏe mạnh. Trong quá trình tập luyện Kendo, bạn sẽ biết thêm về thể chất và tinh thần của bản thân, nhận ra giới hạn của bản thân. Có thể nói, bản thân Kendo bắt đầu từ quan điểm bảo vệ bản thân. Trong cuộc sống, bạn sẽ trở nên thận trọng hơn.
Khi tập luyện hay thi đấu Kendo, bạn phải bắt đầu bằng một cái cúi chào và kết thúc bằng một cái cúi chào. Nói cách, người kiếm sĩ Kendo phải luôn tôn trọng đối phương, cho dù cuộc thi đấu có cạnh tranh và ác liệt thế nào đi chăng nữa.
Khám phá võ phục và dụng cụ của môn kiếm đạo Kendo
- Trước tiên phải nói đến Shinai (竹刀) - thanh kiếm bằng tre được sử dụng làm vũ khí trong Kendo.
- Trang phục được mặc khi tập luyện, thi đấu là Hakama, một trang phục truyền thống Nhật Bản.
- Những dụng cụ chính khác bao gồm:
Men (面) : mũ bảo hộ.
Kote (小手) : găng tay bảo hộ.
Do (胴) : giáp ngực.
Tare (垂れ) : giáp bảo vệ vùng thắt lưng và hông.
Như vậy, có thể nói Kendo là một phong cách sống được truyền thụ qua nhiều thế hệ người dân Nhật Bản. Loại hình kiếm đạo này giúp con người ta tự khám phá và nắm được phong cách sống của bản thân. Qua đó đồng thời phát triển cách nhìn phong phú về cuộc sống, từ đó vận dụng những gì mình học được đóng góp cho xã hội. Hi vọng bài viết mà trung tâm tiếng Nhật Kosei đem lại đã mang đến nhiều thông tin bổ ích cho các bạn đọc!
Tin liên quan:
>>> Khám phá môn võ Aikido của Nhật Bản, có dễ học?
>>> Bí ẩn đằng sau môn võ cổ truyền Sumo của Nhật Bản mà ta chưa từng biết
Khác với Việt Nam, pháo hoa thường được bắn vào dịp cuối năm để chào đón năm mới hay các dịp lễ quan trọng. Còn đối với nước Nhật lễ hội pháo hoa - Hanabi lại được diễn ra xuyên suốt mùa hè. Và Lễ hội Hanabi Nhật Bản đã trở thành một phần không thể thiếu trong mùa hè. Cùng Kosei tìm hiểu chi tiết hơn về lễ hội này trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Nhật Bản không chỉ là đất nước có nền kinh tế phát triển mà văn hoá dân gian tại đây cũng vô cùng phong phú thu hút nhiều sự quan tâm. Đặc biệt là Thất Phúc Thần có mặt trong tín ngưỡng của người dân Nhật Bản từ rất lâu đời và dần trở thành biểu tượng mang đến nhiều sự may mắn và thịnh vượng. Nếu bạn cũng đang quan tâm về Thất phúc thần - 7 vị thần may mắn ban phước ở Nhật Bản này thì đừng bỏ qua những thông tin thú vị trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Văn hoá Omotenashi (tiếng Nhật: おもてなし) khi dịch đơn thuần trong tiếng Việt thì có nghĩa là sự hiếu khách, nhưng trong đó lại là những ý nghĩa sâu xa làm nên nét tinh tế trong văn hóa phục vụ của người Nhật. Nét văn hóa Omotenashi từ lâu đã trở thành một nét đặc trưng trong văn hóa của đất nước mặt trời mọc, được cả thế giới biết đến và đánh giá cao. Hãy cùng Kosei theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về văn hoá này nhé!
hiennguyen
Lịch đỏ Nhật Bản, chắc hẳn ai cũng từng nghe đến cụm từ “Tuần lễ vàng” (Golden Week) trong tiếng Nhật là「ゴールデンウィーク - Gōrudenu īku」. Lịch đỏ của Nhật 2024 có mấy ngày? Tuần lễ vàng ở Nhật có gì đặc biệt? Các câu hỏi liên quan đến tuần lễ vàng ở Nhật sẽ được giải đáp trong bài viết này. Hãy xem thêm chi tiết bài viết dưới đây cùng Kosei để tìm ra câu trả lời nhé!
hiennguyen
Kumamon là linh vật của thành phố Kumamoto - Nhật Bản. Kumamon đã góp phần nào quảng bá hình ảnh địa phương và mang thành phố Kumamoto đến gần hơn với du khách tham quan trên cả nước và quốc tế. Cùng Kosei khám phá bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về chú gấu Kumamon Nhật Bản nhé!
hiennguyen