Ngữ Pháp Tiếng Nhật N4 - Bài 37: Thể Bị Động
Ở bài ngữ pháp tiếng Nhật N4 - Bài 37 các bạn sẽ được học cách chia, cách sử dụng thể bị động trong tiếng Nhật. Thông qua các ví dụ mà trung tâm tiếng Nhật Kosei đã đưa ra khi vọng giúp các bạn hiểu nội dung tốt nhất nhé.
Ngữ pháp tiếng Nhật N4 - Bài 37: Thể bị động
1. Động từ thể bị động tiếng Nhật (Ukemi - 受身)
* Cách chia:
-
Nhóm I: Chuyển [i] thành [are].
~ます => 受身(うけみ)
ききます => きかれます
よみます => よまれます
はこびます => はこばれます
とります => とられます
つかいます => つかわれます
こわします => こわされます
-
Nhóm II: Thêm られ.
たべます => たべられます
ほめます => ほめられます
みます => みられます
-
Nhóm III:
きます => こられます
します => されます
2. Cách dùng thể bị động
a. N1(người) は N2(người)に+ V (bị động): bị ~, được ~
-
Cách dùng: khi N2 làm hành động nào đó đối với N1, N1 là phía nhận hành động đó.
-
Ví dụ:
(1) Chủ động: 課長(かちょう)は私(わたし)をほめました。Giám đốc khen tôi.
Bị động: 私は課長にほめられました。Tôi được giám đốc khen.
(2) Chủ động: 課長(かちょう)は私(わたし)をしかりました。Giám đốc mắng tôi.
Bị động: 私は課長にしかられました。Tôi bị giám đốc mắng.
(3) 私(わたし)は友達(ともだち)にたのまれました。Tôi được bạn bè giúp đỡ.
Chú ý: Trong câu chủ động N1 là người nhận hành động, được biểu thị bằng trợ từ を, nhưng trong câu bị động trợ từ を thay bằng trợ từ はđể biểu thị chủ từ, N2 là người làm hành động biểu thị bằng trợ từ に.
b. N1(người) は N2(người)に+ N3 (vật) + V (bị động): bị ~
-
Cách dùng: khi N2 làm một hành động nào đó đối với N3 là vật sở hữu của N1 và N1 cảm thấy hành động đó là quấy rầy hay làm phiền mình.
-
Ví dụ:
(1) Chủ động: どろぼうは(私(わたし)の)お金(かね)を 取(と)りました。Kẻ trộm lấy tiền của tôi.
Bị động: 私はどろぼうにお金を取られました。Tôi bị kẻ trộm lấy tiền.
(2) 私(わたし)は誰(だれ)かに足(あし)を踏(ふ)まれました。Không biết ai đã giẫm vào chân tôi.
c. Nが/は + V (bị động): được, bị ~
-
Cách dùng: Khi nói về một sự việc nào đó và không cần thiết nêu rõ đối tượng thực hiện hành vi, thì “vật” hoặc “việc” làm chủ đề của câu và dùng động từ bị động để diễn đạt
-
Ví dụ:
(1) 大阪(おおさか)で展覧会(てんらんかい)が開(ひら)かれます。
Buổi triển lãm được mở ra tại Osaka.
(2) 東京(とうきょう)で国際会議(こくさいかいぎ)が行(おこ)なわれます。
Hội nghị quốc tế được tổ chức tại Tokyo.
(3) フランスで昔(むかし)の日本(にほん)の絵(え)が発見(はっけん)されました。
Một bức tranh cổ của Nhật được tìm thấy ở Pháp.
d. N1 は + N2 (người) + によって + V (bị động): do
-
Cách dùng: khi dùng các động từ biểu thị sự “sáng tạo”, “tạo ra”, “tìm thấy” ở thể bị động thì dùng によって để biểu thị chủ thể của hành vi.
-
Ví dụ:
(1) 電話(でんわ)はグラハム。ベルによって発明(はつめい)されました。Điện thoại do Graham Bell phát minh ra.
(2) 先生(せんせい)、飛行機(ひこうき)はだれが発明(はつめい)したんですか。
Thưa thầy, máy bay do ai phát minh ạ?
飛行機(ひこうき)はライト兄弟(きょうだい)によって発明(はつめい)されました。
Máy bay do hai anh em nhà Wright phát minh ra.
Trên đây là Ngữ pháp tiếng Nhật N4 - Bài 37: Thể bị động mà Kosei biên soạn. Hi vọng, bài viết về thể bị động tiếng Nhật đã mang lại nhiều kiến thức bổ ích đến cho các bạn đọc!
Mỗi bài đều có những mẫu ngữ pháp thú vị phải không các bạn. Cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei tiếp tục luyện tập với phần kế nhé!
>>> Ngữ pháp tiếng Nhật N4 - Bài 38
Đây là bài viết sẽ giúp bạn phân biệt tự động từ và tha động từ trong tiếng Nhật!! Bí quyết để có thể ghi nhớ là xem đi xem lại nhiều lần thôi, cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei bắt đầu tìm hiểu tự động từ tiếng Nhật và tha động từ tiếng Nhật ngay nhé!
hiennguyen
Đều là những phó từ biểu thị sự chắc chắn nhưng vẫn có những ý nghĩa khác nhau. Các bạn đã biết cách Phân biệt 3 phó từ「必ず」, 「きっと」, 「ぜひ」 chưa? Hãy cùng trung tâm tiếng Nhật Kosei tìm hiểu cách sử dụng của nhóm phó từ này nhé.
hiennguyen