Trang chủ / Thư viện / Học ngữ pháp tiếng Nhật / Ngữ pháp N4 / Ngữ pháp tiếng Nhật N4 - Bài 48: Thể sai khiến
Ngữ pháp N4

Ngữ Pháp Tiếng Nhật N4 - Bài 48: Thể Sai Khiến

Thứ Tư, 03 Tháng Năm 2023
0/5 - (0 bình chọn)

Tìm hiểu cách chia, cách sử dụng động từ thể sai khiến trong ngữ pháp tiếng Nhật N4 bài 48 nhé. Trung tâm tiếng Nhật Kosei giúp bạn học ngữ pháp thể sai khiến tiếng Nhật và giao tiếp để hiểu bài tốt nhất nhé! 

Ngữ pháp tiếng Nhật N4 - Bài 48: Thể sai khiến

1. Cách chia động từ thể sai khiến trong tiếng Nhật (chia từ động từ dạng từ điển)

  • Nhóm I: chuyển đuôi 「u」sang a +せる

書(か)く-> 書かせる

急(いそ)ぐ-> 急がせる

飲(の)む- >飲ませる

呼(よ)ぶ-> 呼ばせる

作(つく)る-> 作らせる

手伝(てつだ)う-> 手伝わせる

持(も)つ-> 持たせる

直(なお)す-> 直させる

  • Nhóm II: bỏ る thêm させる

食(た)べる-> 食べさせる

調(しら)べる-> 調べさせる

覚(おぼ)える-> おぼえさせる

  • Nhóm III:

する -> させる

来(く)る-> 来(こ)させる

2. Cách sử dụng và mẫu câu thể sai khiến trong tiếng Nhật

a. Cách dùng

Động từ thể sai khiến biểu hiện ý cho phép (cho làm gì) hay mệnh lệnh, yêu cầu, cưỡng chế (bắt làm gì…).

Do đây là mẫu câu thể hiện ý sai khiến, mệnh lệnh rất mạnh của người trên yêu cầu người dưới làm gì đó và người dưới phải làm theo. Vì thế, không sử dụng mẫu này đối với những quan hệ ngang bằng hay đối với người trên, thay vào đó sẽ dùng các mẫu đã học về quan hệ cho nhận như: 「Vていただく(41課)」、「Vてもらう(24課)」(tuy nhiên những động từ mang ý diễn đạt tâm lý, tình cảm như 「しんぱいする、びっくりする、困る」thì vẫn có thể dùng với người trên với ý: làm cho lo lắng, làm cho ngạc nhiên, làm cho khó khăn…)

b. Mẫu câu

* Trường hợp #1: đối với “tự động từ”(自動詞)

  • Cấu trúc: ~をV(さ)せる

  • Ý nghĩa: cho (ai đó) làm ~; bắt (ai đó) làm ~

  • Cách dùng:

  • Biến đổi tự động từ sang thể 「使役(しえき)」 để tạo ra 1 động từ mới mang nghĩa sai khiến, mệnh lệnh yêu cầu ai đó làm gì. Trong phạm vi bài này dùng chủ yếu các tự động từ sau: 行(い)く、来(く)る、帰(かえ)る、通(かよ)う、 出張(しゅっちょう) する、出席(しゅっせき)する、遊(あそ)ぶ.

  • Trong kiểu câu này, người thực hiện hành động, động tác sẽ đi với trợ từ 「を」。

  • Kiểu câu này còn được gọi tên là kiểu câu 「を-使役文」(câu sai khiến với trợ từ を)

  • Ví dụ:

(1) 部長(ぶちょう)は加藤(かとう)さんを大阪(おおさか)へ出張(しゅっちょう)させます。

Trưởng phòng cho anh Kato đi công tác Osaka.

(Trưởng phòng là chủ thể của câu nhưng người thực hiện hành động đi công tác Osaka là anh Kato)

 (2) 私(わたし)は娘(むすめ)を自由(じゆう)に遊(あそ)ばせました。Tôi để cho con gái chơi tự do.

(Tôi là chủ thể của câu nhưng đối tượng thực hiện hành động chơi là con gái tôi)

*Trường hợp #1: đối với “tha động từ”(他動詞)

  • Cấu trúc: ~に~をV(さ)せる

  • Ý nghĩa: cho (ai đó) làm ~; bắt (ai đó) làm ~

  • Cách dùng:

  • Biến đổi tha động từ sang thể 「使役(しえき)」 để tạo ra 1 động từ mới mang nghĩa sai khiến, mệnh lệnh yêu cầu ai đó làm gì.

  • Trong kiểu câu này, người thực hiện hành động, động tác sẽ đi với trợ từ 「に」, còn tân ngữ (đối tượng tác động của động từ) vẫn được xác định bởi trợ từ 「を」.

  • Kiểu câu này còn được gọi tên là kiểu câu 「に-使役文」(câu sai khiến với trợ từ に).

  • Ví dụ:

(1) 先生(せんせい)は生徒(せいと)にまどを開(あ)けさせました。

Giáo viên sai (bảo) sinh viên mở cửa sổ

(2) 朝(あさ)忙(いそが)しいですから、 娘(むすめ)に朝(あさ)ごはんの準備(じゅんび)を手伝(てつだ)わせます。Vì buổi sáng bận nên tôi cho con gái chuẩn bị bữa sáng.

Tham khảo thêm một số bài viết khác sau:

>>> Tổng hợp ngữ pháp tiếng Nhật N4

>>> Cấu trúc ngữ pháp tiếng Nhật N4 về khuyên bảo, đề nghị: Vましょう・Vよう/ Vませんか/ Vましょうか

>>> Ngữ pháp tiếng Nhật N4 - Bài 42: Cấu trúc thể hiện mục đích

>>> Tổng hợp cấu trúc ngữ pháp tiếng Nhật N4 về mục đích

3. Một số trường hợp đặc biệt dùng với「を」và「に」

a. Trường hợp với chủ thể hành động của tha động từ + 「を」

Những động từ như 「待(ま)つ、勉強(べんきょう)する」là tha động từ nhưng cũng có khi đi với trợ từ 「を」

私(わたし)は弟(おとうと)を駅(えき)で 待(ま)たせた。

私(わたし)は弟(おとうと)に父(ちち)の帰(かえ)りを待(ま)たせた。

私(わたし)は娘(むすめ)をアメリカで 勉強(べんきょう)させた。

私(わたし)は娘(むすめ)に ピアノを 勉強(べんきょう)させた

b. Trường hợp với chủ thể hành động của tự động từ + 「に」

* Trường hợp 1:

Những động từ như「行く、来る、帰る、歩く」là tự động từ nhưng cũng có khi đi với trợ từ 「に」để tránh lặp trợ từ 「を」

先生(せんせい)は学生(がくせい)を歩(ある)かせた。

先生(せんせい)は学生(がくせい)に山道(やまみち)を歩(ある)かせた。

* Trường hợp 2:

Những động từ như「答(こた)える、しゃべる、言(い)う、質問(しつもん)する、反対(はんたい)する、発言(はつげん)する」là những tự động từ thực hiện hành vi có hướng đến 1 đối tượng nào đó nhưng có nhiều khi dùng trợ từ 「に」thay cho trợ từ「を」

彼(かれ)に答(こた)えさせた。

山田(やまだ)くんに言(い)わせよう。

4. V(さ)せていただけませんか。

  • Ý nghĩa: cho phép tôi (làm gì), hãy để tôi (làm gì) được không?

  • Cách dùng : dùng để xin phép, nhờ vả, yêu cầu người nghe xác nhận và cho phép mình được thực hiện 1 hành động nào đó

  • Cấu trúc mẫu câu: Động từ 使役 chia dạng ていただけませんか。

  • Ví dụ:

(1) すみませんが、早(はや)く帰(かえ)らせていただけませんか。

Xin lỗi cho phép tôi về sớm được không ạ?

(2) コピー機(き)を使(つか)わせていただけませんか。

Cho phép tôi sử dụng máy photo được không ạ?

(3) すみませんが、写真(しゃしん)を撮(と)らせていただけませんか。

Xin lỗi, cho phép tôi chụp ảnh được không ạ?

5. Mở rộng

  • Ngoài cách nói trên, còn có thể dùng các cách nói dưới đây để xin phép làm gì đó

「V(さ)せてください」

「V(さ)せてくださいませんか」

  • Phân biệt chủ thể hành động của 2 mẫu câu yêu cầu, nhờ vả:

+ Trường hợp yêu cầu, mong muốn ai đó làm gì

Vてくれ

Vてください

Vてもらえませんか

Vてくださいませんか

Vていただけませんか

(Mức độ lịch sự tăng dần)

+ Trường hợp yêu cầu, mong muốn để mình được làm gì

V(さ)せてくれ

V(さ)せてください

V(さ)せてもらえませんか

V(さ)せてくださいませんか

V(さ)せていただけませんか

(Mức độ lịch sự tăng dần).

Trên đây là bài viết về thể sai khiến ngữ pháp tiếng Nhật N4 - Bài 48 mà Kosei biên soạn. Hi vọng, bài viết đã mang lại nhiều thông tin bổ ích đến cho các bạn đọc!

Cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei học bài tiếp nha!! 

>>> Ngữ pháp tiếng nhật N4 bài 49

>>> Đề thi thử Dokkai N4

>>> Khóa học tiếng Nhật trung cấp tại Kosei

Để lại Đánh giá
Đánh giá*
Họ tên *
Email *
Bài viết mới
Chọn bài viết hiển thị