Đối với những người yêu thích văn hóa Nhật Bản, có lẽ không ai là không biết đến điệu múa nổi tiếng Yosakoi. Những điều thú vị về Yosakoi được tiết lộ sau đây sẽ khiến bạn càng thêm ấn tượng đó! Cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei vào bài nha!!
Những điều thú vị về Yosakoi
1. Lịch sử ra đời
Sau chiến tranh thế giới thứ II, khi mà nước Nhật rơi vào khủng hoảng, suy thoái, những người dân thành phố Kochi đã nghĩ đến việc sáng tạo nên một điệu múa tươi vui nhằm cổ vũ tinh thần mọi người vượt qua khó khăn. Và từ mong ước ấy, Yosakoi đã ra đời năm 1954 (năm Showa 29), thực sự đem đến cho mọi người niềm vui, hi vọng. Với sức ảnh hưởng của mình, từ Kochi, Yosakoi dần dần lan rộng tới nhiều nơi tại Nhật Bản và được đông đảo các tầng lớp nhân dân đón nhận.
Đến năm 2005, múa Yosakoi đã phổ biến khắp nước Nhật với phong cách mạnh mẽ, tràn đầy sinh lực, gồm những bước nhảy truyền thống trên nền nhạc hiện đại. Không chỉ ở Nhật Bản, Yosakoi còn phổ biến tại nhiều nước trên thế giới. Với số lượng đội Yosakoi của các trường múa chuyên nghiệp, của các thị trấn, Yosakoi trở nên rất phổ biến, thậm chí, nó cũng được biểu diễn trong các hội thao được tổ chức tại các trường tiểu học, trung học, phổ thông, đại học ở Nhật Bản. Đặc biệt, những người tham gia Yosakoi gồm cả nam và nữ ở mọi lứa tuổi. Điệu múa đi kèm với bài dân ca của Kochi với tên gọi Yosakoi-bushi, tức Giai điệu Yosakoi.
2. Trang phục
Trang phục mặc khi biểu diễn Yosakoi rất phong phú, trong đó loại áo khoác truyền thống happi và áo yukata phối màu rực rỡ là hai thứ thường được sử dụng nhất. Happi có xuất xứ là y phục của người trông cửa hiệu, sạp hàng tại các lễ hội, khu buôn bán ở Nhật. Một chiếc áo khoác happi thông thường được in hoa văn (kiểu làn sóng, hình dãy núi, mặt trời…) và đặc biệt là thường in chữ kanji (thông thường là chữ 祭, nghĩa là Lễ Hội) ở sau lưng và viền cổ áo.
Các đội múa cũng thường tự thiết kế trang phục dựa trên các sự kiện lịch sử, theo xu thế thời trang thịnh hành hay theo y phục dân tộc để tạo nên nét đặc trưng riêng cho mình.
3. Đạo cụ
a. Cờ Thông thường các đội sử dụng cờ to, kích thước khoảng 3x4m, phất phía sau đội múa tạo không khí tươi vui cho người xem. Một loại cờ khác kích thước nhỏ cầm tay, có thể sử dụng như một đạo cụ múa.
b. Naruko Naruko là một nhạc cụ bằng gỗ, gồm một phiến gỗ chính có gắn các miếng gỗ nhỏ hơn ở trên, khi lắc tạo thành âm thanh lách cách vui tai. Naruko có xuất xứ từ tỉnh Kochi, vốn là dụng cụ được nông dân sử dụng để đuổi chim chóc tránh xa khỏi ruộng lúa.
Naruko cũng có rất nhiêu màu sắc khác nhau. Loại Naruko truyền thống gồm các thanh gỗ màu đen và vàng gắn trên thân gỗ. Ngày nay, các đội thường tự thiết kế Narukp cho hợp với trang phục và phong cách biểu diễn của mình
c. Quạt Sử dụng như một đạo cụ thay thế cho naruko để tạo điểm nhấn cho bài, thường bắt gặp trong bài múa của các đội Honiya, Torakku.
d. Đèn lồng Kích thước tùy vào sáng tạo của mỗi đội. Một chiếc đèn lồng thông thường có đường kính 15cm, cao 40cm và có tay cầm dọc thân đèn. Đèn lồng thường dành cho những người dẫn đầu đội múa để tạo điểm nhấn cho bài múa.
e. Trống Thường dẫn đầu đoàn, tạo khí thế rộn ràng, khuấy động cho bài múa.
f. Ô dù hoặc một số đạo cụ khác.
4. Động tác
Yosakoi vốn là điệu múa bình dân mô phỏng các động tác trong sinh hoạt hàng ngày, trong công việc và lao động đồng áng, sản xuất,… Vì thế không khó mà bắt gặp những động tác như bắn cung, kéo chài kéo lưới,… được mô phỏng trong các bài nhảy với những cử chỉ dứt khoát, mạnh mẽ. Sự mềm dẻo, khỏe mạnh của những môn võ, chút dẻo dai của aerobic, chút quyến rũ của những điệu dance sport,…thậm chí có cả chút lửa của hiphop đã tạo nên sự linh hoạt, dứt khoát mà rất sôi nổi, đầy cuốn hút của Yosakoi.
Do sự phát triển mạnh mẽ của Yosakoi, các đội múa ngày nay cũng tự sáng tạo những bài múa với động tác khó dần và tạo phong cách riêng. Yosakoi là điệu múa mang tính tập thể, đòi hỏi sự đoàn kết ở mức tối đa nên yếu tố quan trọng nhất là động tác phải đều, trước sau như một.
5. Nền nhạc
Nhạc nền của các vũ điệu Yosakoi rất sôi nổi và mạnh mẽ, được các nhóm tự do sáng tạo dựa trên bài hát có tên là “Yosakoi Naruko Dancing”, được sáng tác bởi Takemasa Eisaku. Bài hát này được sáng tác dựa trên 3 bài hát: “Yosakoi-bushi” (”Giai điệu yosakoi”), “Yocchore” (Một bài hát thiếu nhi), và “Jinma-mo” (bài hát truyền thống của Kochi). 6. Đặc điểm nổi bật: Nụ Cười
Ai cũng có thể tham gia múa Yosakoi, bất kể tuổi tác, nhưng có một nguyên tác bất di bất dịch của loại hình múa này là “không thể không cười”
Một điệu múa Yosakoi được cho là hoàn hảo thì không thể thiếu đi những nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt của các thành viên đội múa. Nếu có dịp tham gia lễ hội Yosakoi, bạn sẽ thấy các vũ công Yosakoi thật sự rất “hạnh phúc” trong điệu múa của họ…
Trung tâm tiếng Nhật Kosei chia sẻ cho bạn vài bí mật nè!!
>>> Kinh nghiệm học nghe nói tiếng Nhật nhanh và chuẩn
Khác với Việt Nam, pháo hoa thường được bắn vào dịp cuối năm để chào đón năm mới hay các dịp lễ quan trọng. Còn đối với nước Nhật lễ hội pháo hoa - Hanabi lại được diễn ra xuyên suốt mùa hè. Và Lễ hội Hanabi Nhật Bản đã trở thành một phần không thể thiếu trong mùa hè. Cùng Kosei tìm hiểu chi tiết hơn về lễ hội này trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Nhật Bản không chỉ là đất nước có nền kinh tế phát triển mà văn hoá dân gian tại đây cũng vô cùng phong phú thu hút nhiều sự quan tâm. Đặc biệt là Thất Phúc Thần có mặt trong tín ngưỡng của người dân Nhật Bản từ rất lâu đời và dần trở thành biểu tượng mang đến nhiều sự may mắn và thịnh vượng. Nếu bạn cũng đang quan tâm về Thất phúc thần - 7 vị thần may mắn ban phước ở Nhật Bản này thì đừng bỏ qua những thông tin thú vị trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Văn hoá Omotenashi (tiếng Nhật: おもてなし) khi dịch đơn thuần trong tiếng Việt thì có nghĩa là sự hiếu khách, nhưng trong đó lại là những ý nghĩa sâu xa làm nên nét tinh tế trong văn hóa phục vụ của người Nhật. Nét văn hóa Omotenashi từ lâu đã trở thành một nét đặc trưng trong văn hóa của đất nước mặt trời mọc, được cả thế giới biết đến và đánh giá cao. Hãy cùng Kosei theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về văn hoá này nhé!
hiennguyen
Lịch đỏ Nhật Bản, chắc hẳn ai cũng từng nghe đến cụm từ “Tuần lễ vàng” (Golden Week) trong tiếng Nhật là「ゴールデンウィーク - Gōrudenu īku」. Lịch đỏ của Nhật 2024 có mấy ngày? Tuần lễ vàng ở Nhật có gì đặc biệt? Các câu hỏi liên quan đến tuần lễ vàng ở Nhật sẽ được giải đáp trong bài viết này. Hãy xem thêm chi tiết bài viết dưới đây cùng Kosei để tìm ra câu trả lời nhé!
hiennguyen
Kumamon là linh vật của thành phố Kumamoto - Nhật Bản. Kumamon đã góp phần nào quảng bá hình ảnh địa phương và mang thành phố Kumamoto đến gần hơn với du khách tham quan trên cả nước và quốc tế. Cùng Kosei khám phá bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về chú gấu Kumamon Nhật Bản nhé!
hiennguyen