Oden Nhật Bản - Món ăn sưởi ấm mùa đông giá rét cực hiểu quả
Oden luôn là món ăn khoái khẩu của người Nhật. Oden Nhật Bản không còn chỉ là món ăn mà còn là nét văn hóa đặc trưng của ẩm thực Nhật Bản. Hương thơm ngào ngạt tỏa ra từ nồi Oden sẽ kéo bạn vào quán ăn ngay lập tức đó! Cùng Kosei khám phá và tìm hiểu về Oden và cách nầu món Oden Nhật Bản trong bài viết sau đây nhé!
Oden là gì? Nguồn gốc ra đời của Oden Nhật Bản
Oden là gì?
Oden (おでん) hay còn gọi misodengaku hoặc dengaku, là món ăn truyền thống Nhật Bản được yêu thích vào mùa đông. Có thể hiểu nôm na Oden là những xiên thịt, cá, rau, củ,... được ninh nhừ trong nước tương.
Thành phần thường thấy ở món Oden là: chả cá khoai mỡ hampen, chả cá nướng, chả cá Kamaboko, trứng vịt luộc, thịt bò hoặc thịt heo, konnyaku (khoai từ) và nhiều loại khoai củ khác.
Dựa vào từng vùng mà thành phần có thể thay đổi, thêm bớt tùy khẩu vị người ăn. Các nguyên liệu sẽ được ninh nhiều giờ trong nước được chắt lọc từ dashi, shouyu, một ít đường và thêm một số đồ gia vị khác.
Linh hồn của món lẩu Oden Nhật Bản chính là nước dùng dashi được nấu từ tảo bẹ kombu, cá bào hana katsuo và nước tương lạt Ushukuchi, được cô đọng trong miếng củ cải. Khi thưởng thức món ăn này sẽ giúp bạn ấm áp hơn trong thời tiết lạnh giá.
Nguồn gốc của Oden
Oden được cho có nguồn gốc từ món Tofu-dengaku ở Kyoto. Theo đó, trong tiếng Nhật “Dengaku” có nghĩa là chế biến món ăn bằng cách phết tương Miso lên đồ ăn sau đó nướng, Tofu-dengaku là đậu phụ nướng.
Món Oden của Nhật khởi đầu cách đây hơn 800 năm với nguyên liệu là hầm đậu phụ trong nước dùng.
Từ những năm 1940, Oden được chế biến tại các gia đình, món ăn được chế biến rất đơn giản, chỉ là cho nguyên liệu yêu thích vào nồi và ninh mềm.
Trải qua nhiều năm tháng, món ăn này đã có nhiều thay đổi và điều đổi mới lớn nhất chính là Oden được chuyển qua dạng ninh nhừ.
Oden thường được bày bán bằng 1 chiếc nồi lớn có hình dạng là hình vuông hoặc hình chữ nhật và được ngăn ra thành nhiều ngăn nhỏ, và mỗi ngăn nhỏ đó lại là một loại xiên Oden khác nhau.
Vì là món ăn ninh nhừ nóng hổi nên Oden chỉ được bán từ mùa Thu đến hết mùa Đông (khoảng từ tháng 9 đến hết tháng 3) tại các quán ăn như thịt nướng hay tại các cửa hàng 24 giờ,... Do vậy, nếu các bạn muốn thưởng thức món ăn này thì nhất định phải chú ý thời điểm mùa nhé!
Cách nấu món Oden Nhật Bản
* Nguyên liệu cần có:
- Củ cải.
- Đậu phụ.
- Cà rốt.
- Khoai tây.
- Satsuma-age (chả cá Satsuma).
- Trứng gà.
- Gia vị: súp dashi, xì dầu, đường, muối, miso, mù tạt Nhật, ớt,...
Các nguyên liệu này bạn đều có thể mua tại các siêu thị, cửa hàng tiện lợi của Nhật, còn ở Việt Nam bạn có thể đến các cửa hàng chuyên đồ Nhật là có.
* Cách làm:
- B1: cắt củ cải, khoai tây, cà rốt thành những miếng hình tròn dày 2cm.
- B2: luộc trứng chín, để nguội, bóc vỏ.
- B3: cắt chả cá thành những miếng vừa ăn.
- B4: nấu nước dùng bằng cách đun nóng nước súp dashi và các gia vị trong một chiếc nồi lớn. Khi nước sôi, cho tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị vào đun nhỏ lửa trong 30 phút cho các nguyên liệu chín nhừ.
- B5: múc ra bát, ăn kèm với các gia vị đã chuẩn bị sẵn.
Những món lẩu Oden của người Nhật
Tùy thuộc vào khu vực mà người Nhật Bản lại có những món Oden đặc trưng cho nơi mình sinh sống:
- Kiểu thành phố Muroran ở Hokkaido với nguyên liệu hải sản như sò điệp, ốc.
- Kiểu Aomori với đặc trưng là sử dụng daikakuten là 1 loại chả cho vào Oden.
- Kiểu Kanazawa với "kanimen".
- Kiểu Hakata với đặc trưng là há cảo cuốn với nước dùng ninh từ xương gà.
- Kiểu Okinawa với các loại rau có lá theo mùa cùng móng giò và thịt lợn hộp.
- Kiểu Shizuoka và Nagoya sử dụng nguyên liệu như lòng lợn, tảo bột xanh...
- Kiểu Nagoya có gân bò ninh nhừ hoặc khoai sọ trong Haccho Miso.
Trên đây là bài viết mà trung tâm tiếng Nhật Kosei cung cấp về món Oden Nhật Bản và cách nấu món này. Hi vọng bài viết đã mang lại cho nhiều bạn đọc những thông tin bổ ích.
Tin liên quan:
>>> 4 món ăn vặt Nhật Bản dễ làm tại nhà không nên bỏ lỡ
>>> Tương Miso Nhật Bản - Loại gia vị không thể thiếu trong các món ăn Nhật
>>> Rượu Amazake Nhật Bản - Món quà lý tưởng thưởng thức trong mùa đông
>>> Cơm hộp Bento Nhật Bản - Văn hóa ẩm thực truyền thống Nhật
Khác với Việt Nam, pháo hoa thường được bắn vào dịp cuối năm để chào đón năm mới hay các dịp lễ quan trọng. Còn đối với nước Nhật lễ hội pháo hoa - Hanabi lại được diễn ra xuyên suốt mùa hè. Và Lễ hội Hanabi Nhật Bản đã trở thành một phần không thể thiếu trong mùa hè. Cùng Kosei tìm hiểu chi tiết hơn về lễ hội này trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Nhật Bản không chỉ là đất nước có nền kinh tế phát triển mà văn hoá dân gian tại đây cũng vô cùng phong phú thu hút nhiều sự quan tâm. Đặc biệt là Thất Phúc Thần có mặt trong tín ngưỡng của người dân Nhật Bản từ rất lâu đời và dần trở thành biểu tượng mang đến nhiều sự may mắn và thịnh vượng. Nếu bạn cũng đang quan tâm về Thất phúc thần - 7 vị thần may mắn ban phước ở Nhật Bản này thì đừng bỏ qua những thông tin thú vị trong bài viết dưới đây nhé!
hiennguyen
Văn hoá Omotenashi (tiếng Nhật: おもてなし) khi dịch đơn thuần trong tiếng Việt thì có nghĩa là sự hiếu khách, nhưng trong đó lại là những ý nghĩa sâu xa làm nên nét tinh tế trong văn hóa phục vụ của người Nhật. Nét văn hóa Omotenashi từ lâu đã trở thành một nét đặc trưng trong văn hóa của đất nước mặt trời mọc, được cả thế giới biết đến và đánh giá cao. Hãy cùng Kosei theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về văn hoá này nhé!
hiennguyen
Lịch đỏ Nhật Bản, chắc hẳn ai cũng từng nghe đến cụm từ “Tuần lễ vàng” (Golden Week) trong tiếng Nhật là「ゴールデンウィーク - Gōrudenu īku」. Lịch đỏ của Nhật 2024 có mấy ngày? Tuần lễ vàng ở Nhật có gì đặc biệt? Các câu hỏi liên quan đến tuần lễ vàng ở Nhật sẽ được giải đáp trong bài viết này. Hãy xem thêm chi tiết bài viết dưới đây cùng Kosei để tìm ra câu trả lời nhé!
hiennguyen
Kumamon là linh vật của thành phố Kumamoto - Nhật Bản. Kumamon đã góp phần nào quảng bá hình ảnh địa phương và mang thành phố Kumamoto đến gần hơn với du khách tham quan trên cả nước và quốc tế. Cùng Kosei khám phá bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về chú gấu Kumamon Nhật Bản nhé!
hiennguyen